Đái tháo đường (ĐTĐ) hiện được coi là một vấn đề sức khỏe toàn cầu và có thể nói đây là một đại dịch mà con người đang phải đối phó. Điều này hoàn toàn đúng khi xem xét về cả phương diện số người đã, đang và sẽ bị bệnh cũng như biến chứng mà người bị bệnh có thể gặp.
Hinh minh họa. internet |
Đái tháo đường
(ĐTĐ) hiện được coi là một vấn đề sức khỏe toàn cầu và có thể nói đây
là một đại dịch mà con người đang phải đối phó. Điều này hoàn toàn đúng
khi xem xét về cả phương diện số người đã, đang và sẽ bị bệnh cũng như
biến chứng mà người bị bệnh có thể gặp.
Vùng nguy hiểm là gì?
Rất nhiều nghiên cứu y học đã chứng minh rằng bệnh ĐTĐ có những vùng đường huyết nguy hiểm. Đó là khi đường huyết quá thấp hoặc quá cao.
- Đường huyết xuống thấp dưới 60mg/dl có thể dẫn đến tình trạng hôn mê, thậm chí tử vong .
- Đường huyết tăng cao hơn 180mg/dl có thể gây tổn thương nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể như tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh.
Trung bình cứ 10 người bị ĐTĐ thì có 8 người bị mắc bệnh tim mạch và có tới 75% số ca tử vong ở người bệnh ĐTĐ týp 2 có liên quan đến bệnh tim mạch, chủ yếu donhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Bệnh thận do ĐTĐ là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận giai đoạn cuối, còn bệnh võng mạc do ĐTĐ cũng là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa.
Vùng nguy hiểm gây biến chứng thầm lặng
Vùng nguy hiểm của bệnh ĐTĐ là một khái niệm không hề mới đối với các thầy thuốc nhưng với bệnh nhân ĐTĐ thì còn rất nhiều người chưa biết hoặc có biết nhưng không hiểu rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của khái niệm này. Trở ngại lớn nhất trong việc điều trị thành công bệnh ĐTĐ hiện nay không phải do thiếu trang thiết bị, thuốc, thiếu cơ sở điều trị hay thiếu thầy thuốc chuyên khoa mà chính là sự chủ quan và thiếu hiểu biết của người bệnh. Có rất nhiều người dù đã được cảnh báo nhưng vẫn chưa thấy hết được sự nguy hiểm của bệnh ĐTĐ vì "không thấy" có biến chứng. Do đó, họ ít quan tâm đến đường huyết của họ là bao nhiêu, cần thay đổi lối sống như thế nào để kiểm soát bệnh tốt. Chính vì sự thiếu hiểu biết về bệnh nên những người này rất ít đi khám và làm xét nghiệm đường huyết, có thể 2-3 tháng hoặc 6 tháng, có khi hàng năm mới đi kiểm tra đường huyết một lần.
Trong thực tế, chỉ khi đường huyết rất cao (trên 300mg/dl>16,5mmol/l) thì người bệnh mới có một số triệu chứng như mệt mỏi, đi tiểu nhiều và khát nước... Còn khi đường huyết cao trong khoảng 126-300mg/dl (7-16,5 mmol/l) thì người bệnh sẽ hầu như không cảm nhận được, bởi nó không gây đau đớn cũng không gây mệt mỏi hay khó chịu. Nhưng đó lại chính là lý do vì sao bệnh ĐTĐ lại gây ra biến chứng như vậy, bởi khi xuất hiện các triệu chứng thì các biến chứng do ĐTĐ gây ra đã trở nên nặng nề. Đa số bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có thể sống hàng tháng thậm chí hàng năm với mức đường huyết cao mà không hề biết là nhiều bộ phận trong cơ thể đang bị phá huỷ dần. Tại thời điểm đã có biến chứng thì dù có được điều trị tích cực và tốn kém thì hiệu quả điều trị thường là rất thấp. Như vậy nếu chờ đến khi có các triệu chứng mới bắt đầu điều trị là đã quá muộn.
Phát hiện sớm – giảm tỉ lệ biến chứng
Không chỉ đơn giản là chỉ có người đã được xác nhận bị bệnh có thể chịu các biến chứng này mà cả những người bị bệnh song chưa được phát hiện cũng chịu chung số phận. Điều mà các thầy thuốc nghiên cứu bệnh ĐTĐ quan tâm đó là không phải chỉ có người có biểu hiện triệu chứng mới là người bị bệnh mà vấn đề chính là làm thế nào để phát hiện sớm bệnh và giáo dục cộng đồng ý thức phát hiện bệnh sớm mới hy vọng ngăn ngừa được biến chứng do bệnh gây ra.
Phát hiện bệnh muộn và điều trị chậm trễ hay không đúng cũng góp phần làm tăng chi phí y tế và giảm chất lượng cuộc sống của người bị bệnh. Có thể làm giảm đáng kể hay làm chậm trễ xuất hiện các biến chứng do bệnh và giảm chi phí chăm sóc y tế nếu bệnh nhân ĐTĐ được kiểm soát "chặt chẽ" tình trạng tăng đường huyết của họ. Điều này chỉ có thể đạt được khi kết hợp đồng bộ các biện pháp phát hiện sớm bệnh, cải thiện chất lượng chăm sóc y tế và giáo dục người bệnh.
Một trong các mục tiêu quan trọng của các chương trình giáo dục cho người bệnh giúp họ nâng cao ý thức điều trị sớm bệnh ĐTĐ và cùng phối hợp với thầy thuốc kiểm soát thật tốt mức đường trong máu của họ là làm cho bệnh nhân hiểu rõ vùng "an toàn" của đường huyết và tránh không để đường huyết của mình tăng quá cao vào vùng "nguy hiểm". Nói đơn giản, đó là người bệnh cần hiểu rõ là khi nồng độ đường trong máu của họ không còn "bình thường" đó là họ đã có nguy cơ bị biến chứng thực sự mà không cần chờ có đủ các triệu chứng của bệnh hay xuất hiện các biến chứng mới cần được chăm sóc y tế. Phát hiện bệnh sớm, được chăm sóc y tế đúng và sớm chính là biện phát tốt nhất để sống "an toàn" với bệnh đái tháo đường. "Hãy tránh xa vùng nguy hiểm" - một khẩu hiệu không bao giờ cũ đối với người bệnh đái tháo đường và những người có nguy cơ bị bệnh trong tương lai.
Vùng nguy hiểm là gì?
Rất nhiều nghiên cứu y học đã chứng minh rằng bệnh ĐTĐ có những vùng đường huyết nguy hiểm. Đó là khi đường huyết quá thấp hoặc quá cao.
- Đường huyết xuống thấp dưới 60mg/dl có thể dẫn đến tình trạng hôn mê, thậm chí tử vong .
- Đường huyết tăng cao hơn 180mg/dl có thể gây tổn thương nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể như tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh.
Trung bình cứ 10 người bị ĐTĐ thì có 8 người bị mắc bệnh tim mạch và có tới 75% số ca tử vong ở người bệnh ĐTĐ týp 2 có liên quan đến bệnh tim mạch, chủ yếu donhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Bệnh thận do ĐTĐ là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận giai đoạn cuối, còn bệnh võng mạc do ĐTĐ cũng là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa.
Vùng nguy hiểm gây biến chứng thầm lặng
Vùng nguy hiểm của bệnh ĐTĐ là một khái niệm không hề mới đối với các thầy thuốc nhưng với bệnh nhân ĐTĐ thì còn rất nhiều người chưa biết hoặc có biết nhưng không hiểu rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của khái niệm này. Trở ngại lớn nhất trong việc điều trị thành công bệnh ĐTĐ hiện nay không phải do thiếu trang thiết bị, thuốc, thiếu cơ sở điều trị hay thiếu thầy thuốc chuyên khoa mà chính là sự chủ quan và thiếu hiểu biết của người bệnh. Có rất nhiều người dù đã được cảnh báo nhưng vẫn chưa thấy hết được sự nguy hiểm của bệnh ĐTĐ vì "không thấy" có biến chứng. Do đó, họ ít quan tâm đến đường huyết của họ là bao nhiêu, cần thay đổi lối sống như thế nào để kiểm soát bệnh tốt. Chính vì sự thiếu hiểu biết về bệnh nên những người này rất ít đi khám và làm xét nghiệm đường huyết, có thể 2-3 tháng hoặc 6 tháng, có khi hàng năm mới đi kiểm tra đường huyết một lần.
Trong thực tế, chỉ khi đường huyết rất cao (trên 300mg/dl>16,5mmol/l) thì người bệnh mới có một số triệu chứng như mệt mỏi, đi tiểu nhiều và khát nước... Còn khi đường huyết cao trong khoảng 126-300mg/dl (7-16,5 mmol/l) thì người bệnh sẽ hầu như không cảm nhận được, bởi nó không gây đau đớn cũng không gây mệt mỏi hay khó chịu. Nhưng đó lại chính là lý do vì sao bệnh ĐTĐ lại gây ra biến chứng như vậy, bởi khi xuất hiện các triệu chứng thì các biến chứng do ĐTĐ gây ra đã trở nên nặng nề. Đa số bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có thể sống hàng tháng thậm chí hàng năm với mức đường huyết cao mà không hề biết là nhiều bộ phận trong cơ thể đang bị phá huỷ dần. Tại thời điểm đã có biến chứng thì dù có được điều trị tích cực và tốn kém thì hiệu quả điều trị thường là rất thấp. Như vậy nếu chờ đến khi có các triệu chứng mới bắt đầu điều trị là đã quá muộn.
Phát hiện sớm – giảm tỉ lệ biến chứng
Không chỉ đơn giản là chỉ có người đã được xác nhận bị bệnh có thể chịu các biến chứng này mà cả những người bị bệnh song chưa được phát hiện cũng chịu chung số phận. Điều mà các thầy thuốc nghiên cứu bệnh ĐTĐ quan tâm đó là không phải chỉ có người có biểu hiện triệu chứng mới là người bị bệnh mà vấn đề chính là làm thế nào để phát hiện sớm bệnh và giáo dục cộng đồng ý thức phát hiện bệnh sớm mới hy vọng ngăn ngừa được biến chứng do bệnh gây ra.
Phát hiện bệnh muộn và điều trị chậm trễ hay không đúng cũng góp phần làm tăng chi phí y tế và giảm chất lượng cuộc sống của người bị bệnh. Có thể làm giảm đáng kể hay làm chậm trễ xuất hiện các biến chứng do bệnh và giảm chi phí chăm sóc y tế nếu bệnh nhân ĐTĐ được kiểm soát "chặt chẽ" tình trạng tăng đường huyết của họ. Điều này chỉ có thể đạt được khi kết hợp đồng bộ các biện pháp phát hiện sớm bệnh, cải thiện chất lượng chăm sóc y tế và giáo dục người bệnh.
Một trong các mục tiêu quan trọng của các chương trình giáo dục cho người bệnh giúp họ nâng cao ý thức điều trị sớm bệnh ĐTĐ và cùng phối hợp với thầy thuốc kiểm soát thật tốt mức đường trong máu của họ là làm cho bệnh nhân hiểu rõ vùng "an toàn" của đường huyết và tránh không để đường huyết của mình tăng quá cao vào vùng "nguy hiểm". Nói đơn giản, đó là người bệnh cần hiểu rõ là khi nồng độ đường trong máu của họ không còn "bình thường" đó là họ đã có nguy cơ bị biến chứng thực sự mà không cần chờ có đủ các triệu chứng của bệnh hay xuất hiện các biến chứng mới cần được chăm sóc y tế. Phát hiện bệnh sớm, được chăm sóc y tế đúng và sớm chính là biện phát tốt nhất để sống "an toàn" với bệnh đái tháo đường. "Hãy tránh xa vùng nguy hiểm" - một khẩu hiệu không bao giờ cũ đối với người bệnh đái tháo đường và những người có nguy cơ bị bệnh trong tương lai.
0 comments :
Post a Comment