Các nhà khoa học đang nghiên cứu vận dụng tế bào gốc để tạo ra hoóc-môn insulin có khả năng sản sinh tế bào bê ta với số lượng lớn.
Theo tin trên The Guardian, các chuyên gia của đại học Harvard đã vận dụng tế bào gốc để tạo ra hoóc-môn insulin có khả năng sản sinh tế bào bê ta với số lượng lớn.
Hình minh họa |
Khởi đầu bằng việc sử dụng tế bào gốc phôi người, các chuyên gia, lần đầu tiên đã có thể tạo ra hoóc môn insulin, sản sinh lượng tế bào bê ta gần tương đương với số tế bào beta thực hiện các chức năng cơ bản của cơ thể, cần thiết cho quá trình cấy ghép và chế tạo thuốc trị liệu.
Ông Doug Melton, Đại học Xander, Giáo sư tại Đại học Harvard, người chịu trách nhiệm trong việc nghiên cứu cho biết ông hy vọng những cuộc phẫu thuật bằng phương pháp sử dụng tế bào sẽ đi vào thực tiễn trong thời gian tới.
Các tế bào beta có nguồn gốc từ tế bào gốc bước đầu đang được thử nghiệm trên động vật, bao gồm cả động vật linh trưởng nguyên thủy như: vượn cáo, vượn thỏ, cu li mắt trố.
Giáo sư Melton, Giám đốc của Viện Tế bào gốc Harvard, cho biết thêm: cùng với sự hỗ trợ của các thiết bị y học, những tế bào beta được cấy trên chuột bạch giúp bảo vệ hệ miễn dịch đều không xảy ra dấu hiệu bất thường nào. “Trước đây cũng đã từng có những báo cáo nói về việc chuyển hóa tế bào beta từ tế bào gốc, nhưng cho tới nay vẫn chưa có một tổ chức nào có thể tạo ra tế bào beta thích hợp nhất cho bệnh nhân. Chúng tôi đã vượt qua được rào cản lớn nhất bằng việc tạo ra một loại đường cảm ứng trong cơ thể, và hooc môn insulin tiết ra lượng tế bào beta cần thiết.” Ông nói.
Cấy ghép tế bào trong việc điều trị bệnh tiểu đường vẫn cần thêm nhiều cuộc thử nghiệm và sự hỗ trợ từ các loại thuốc miễn dịch mạnh khác. Dù vậy, phương pháp này cũng đã được áp dụng điều trị cho số ít bệnh nhân.
Giáo sư Elaine Fuchs, Đại học Rockefeller, đã ví nghiên cứu trên như “một trong những bước tiến quan trọng nhất trong lĩnh vực tế bào gốc cho đến ngày nay”. “Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã không ngừng tìm tòi, tạo ra các tế bào beta tuyến tụy có thể được nuôi cấy và chịu được dưới những điều kiện khác nhau giúp sản sinh insulin.Giáo sư Melton và các đồng nghiệp đã vượt qua được trở ngại này và mở ra cánh cửa mới cho công cuộc tìm kiếm những liệu pháp cũng như phương thuốc hiệu quả cho bệnh tiểu đường.
Khoảng 10% tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường thuộc tuýp 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi. Nguyên nhân chính là do tình trạng tự miễn dịch tuyến tụy ngừng sản xuất insulin- hooc môn điều tiết lượng đường trong máu. Nếu lượng đường trong máu quá cao, nó có thể gây tổn hại nghiêm trọng các cơ quan của cơ thể theo thời gian.
0 comments :
Post a Comment