Ở nước ta, tỷ lệ người mắc tiểu đường đang ngày càng gia tăng đến mức báo động mà biến chứng của bệnh rất đáng sợ. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ bạn hãy phòng tránh thật tốt để không bị mắc căn bệnh này nhé.
1. Giảm cân
Theo nghiên cứu của Hiệp Hội Tiểu Đường Mỹ cho biết, ngay cả những người béo phì cũng giảm được 70% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu họ giảm được 5% trọng lượng cơ thể, kể cả khi không tập thể dục thể thao. Những người thừa cân cần giảm cân và duy trì mức cân tối ưu so với cân nặng. Đo đường huyết thường xuyên bằng máy thử tiểu đường để phát hiện kịp thời căn bệnh
Hình minh họa |
2. Ăn giấm
Chúng ta đều biết rằng giấm ăn có tên hóa học là axit axetic. Tuy nhiên ít ai biết rằng loại axit này có thể khử hoạt tính một số enzyme tiêu hóa tinh bột, làm chậm quá trình tiêu hóa cacbohydrate. Những người bị tiểu đường type 2 hoặc những người có nguy cơ cao sẽ có nồng độ đường huyết thấp hơn nếu họ ăn khoảng 2 thìa giấm ngay trước bữa ăn giàu tinh bột.
3. Đi bộ nhiều nhất có thể
“ Hãy đi bộ thật nhiều mỗi ngày, bạn sẽ khỏe mạnh hơn ngay cả khi bạn không giảm được cân nào”. Đó là kết luận của các nhà khoa học người Phần Lan.
Họ nghiên cứu những người luyện tập khoảng 4 tuần mỗi lần (35 phút mỗi ngày) sẽ giảm được 80% nguy cơ tiểu đường. Ngoài ra, những phụ nữ làm việc tới mức đổ mồ hôi nhiều hơn 1 lần/tuần sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 30%.
4. Ăn nhiều ngũ cốc
Ăn nhiều ngũ cốc không chỉ giúp bạn có thân hình đẹp mà còn làm giảm nguy cơ ung thư vú, tiểu đường type 2, huyết áp cao và đột quỵ. Chắc bạn đã từng nghe nói gạo lứt có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2, tuy nhiên, những loại ngũ cốc nguyên hạt như: kê, đậu, ngô, lúa mì còn tốt hơn.
5. Cà phê
Các nhà nghiên cứu Trường Y tế Cộng Đồng Harvard cho rằng, những người nghiện cà phê ( uống khoảng 6 ly/ngày) có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 thấp hơn từ 29-54%, so với những người ít khi uống. Bới thành phần cafein có trong cà phê không chỉ giúp tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể mà còn làm giảm lượng đường trong máu. Hơn nữa, chất kali, magie, chất chống ô xy hóa hạn chế nguy cơ tăng huyết áp, rất phổ biến ở người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn đừng nên uống ca phê quá ngọt, điều này sẽ khiến bạn nhanh chóng bị béo phì.
6. Hạn chế đồ ăn nhanh
Theo một cuộc khảo sát 3000 người độ tuổi từ 18-30 tuổi tại Mỹ, trong vòng 15 năm, đã phát hiện những người ăn nhiều đồ ăn nhanh có nguy cơ cao mắc tiểu đường type 2. Những người này, khi bắt đầu nghiên cứu, đều có cân nặng bình thường, nhưng sau khi ăn 2 lần/tuần đồ ăn nhanh, cân nặng của những người này đã tăng lên 4,5kg và tỷ lệ kháng insulin cao gấp đôi so với những người ăn ít hơn 1 lần/tuần. Như vậy tỉ lệ về bệnh đái tháo đường đối với người hay ăn các thực phẩm chế biến sẵn là rất cao. Hạn chế là cách tốt nhất để phòng bệnh
7. Tăng cường ăn nhiều rau và hạn chế thịt đỏ
Ăn nhiều thịt đỏ đồng nghĩa cơ thể chúng ta được cung cấp 1 lượng lớn chất đạm và chất béo, điều này dẫn tới sự gia tăng cholesteron. Nếu cơ thể không kịp tiêu thụ hết các chất này, chúng sẽ được lưu trữ dưới gan và được chuyển hóa thành đường glixerin đi vào máu, khiến đường huyết của chúng ta tăng lên. Tuy nhiên, trong rau xanh không chỉ chứa hàm lượng cholesteron thấp mà cung cấp nhiều chất xơ và
rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể, có tác dụng giảm đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
8. Thêm quế vào trong món ăn
Cuộc kháo sát của các nhà nghiên cứu người Đức ở 65 người mắc bệnh tiểu đường type 2 và cho họ ăn thực phẩm chứa 1g bột quế 3 lần/ngày, trong vòng 4 tháng. Kết quả cho thấy, giảm được 10% lượng đường trong máu. Ngoài ra, quế còn làm giảm mỡ máu, làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường.
9. Có giấc ngủ ngon
Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ thuộc Đại học Y Harvard cho biết, nhóm người khỏe mạnh khi giảm giấc ngủ từ 8 tiếng xuống 4 tiếng mỗi tối thì quá trình xử lý glucose của cơ thể sẽ chậm lại. Một nghiên cứu khác cho rằng, những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn người ngủ 7 tiếng mỗi đêm.
10. Kiểm tra đường máu
Những người trước khi mắc tiểu đường thường có nồng độ đường huyết cao, nằm trong khoảng 100-125mg/dl, và thường phát triển bệnh trong khoảng 10 năm. Vì thế, mọi người từ 45 tuổi trở lên cần đi thử máu. Và những người trẻ hơn có nguy cơ mắc bệnh khi thừa cân, tiền sử gia đình cũng như khi cholesteron cao và tăng huyết áp cũng cần đo đường máu thường xuyên.
Máy đo đường huyết cá nhân luôn là phương tiện cần thiết có trong mỗi gia đình,đặc biệt người mắc bệnh tiểu đường không những khiến bạn kiểm tra lượng đường trong máu mà điều này giúp bạn có đánh giá khách quan nhất về chế độ luyện tập, ăn uống, sinh hoạt của bản thân đã thực sự phù hợp chưa.
Chúng ta đều biết rằng giấm ăn có tên hóa học là axit axetic. Tuy nhiên ít ai biết rằng loại axit này có thể khử hoạt tính một số enzyme tiêu hóa tinh bột, làm chậm quá trình tiêu hóa cacbohydrate. Những người bị tiểu đường type 2 hoặc những người có nguy cơ cao sẽ có nồng độ đường huyết thấp hơn nếu họ ăn khoảng 2 thìa giấm ngay trước bữa ăn giàu tinh bột.
3. Đi bộ nhiều nhất có thể
“ Hãy đi bộ thật nhiều mỗi ngày, bạn sẽ khỏe mạnh hơn ngay cả khi bạn không giảm được cân nào”. Đó là kết luận của các nhà khoa học người Phần Lan.
Họ nghiên cứu những người luyện tập khoảng 4 tuần mỗi lần (35 phút mỗi ngày) sẽ giảm được 80% nguy cơ tiểu đường. Ngoài ra, những phụ nữ làm việc tới mức đổ mồ hôi nhiều hơn 1 lần/tuần sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 30%.
4. Ăn nhiều ngũ cốc
Ăn nhiều ngũ cốc không chỉ giúp bạn có thân hình đẹp mà còn làm giảm nguy cơ ung thư vú, tiểu đường type 2, huyết áp cao và đột quỵ. Chắc bạn đã từng nghe nói gạo lứt có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2, tuy nhiên, những loại ngũ cốc nguyên hạt như: kê, đậu, ngô, lúa mì còn tốt hơn.
5. Cà phê
Các nhà nghiên cứu Trường Y tế Cộng Đồng Harvard cho rằng, những người nghiện cà phê ( uống khoảng 6 ly/ngày) có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 thấp hơn từ 29-54%, so với những người ít khi uống. Bới thành phần cafein có trong cà phê không chỉ giúp tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể mà còn làm giảm lượng đường trong máu. Hơn nữa, chất kali, magie, chất chống ô xy hóa hạn chế nguy cơ tăng huyết áp, rất phổ biến ở người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn đừng nên uống ca phê quá ngọt, điều này sẽ khiến bạn nhanh chóng bị béo phì.
6. Hạn chế đồ ăn nhanh
Theo một cuộc khảo sát 3000 người độ tuổi từ 18-30 tuổi tại Mỹ, trong vòng 15 năm, đã phát hiện những người ăn nhiều đồ ăn nhanh có nguy cơ cao mắc tiểu đường type 2. Những người này, khi bắt đầu nghiên cứu, đều có cân nặng bình thường, nhưng sau khi ăn 2 lần/tuần đồ ăn nhanh, cân nặng của những người này đã tăng lên 4,5kg và tỷ lệ kháng insulin cao gấp đôi so với những người ăn ít hơn 1 lần/tuần. Như vậy tỉ lệ về bệnh đái tháo đường đối với người hay ăn các thực phẩm chế biến sẵn là rất cao. Hạn chế là cách tốt nhất để phòng bệnh
7. Tăng cường ăn nhiều rau và hạn chế thịt đỏ
Ăn nhiều thịt đỏ đồng nghĩa cơ thể chúng ta được cung cấp 1 lượng lớn chất đạm và chất béo, điều này dẫn tới sự gia tăng cholesteron. Nếu cơ thể không kịp tiêu thụ hết các chất này, chúng sẽ được lưu trữ dưới gan và được chuyển hóa thành đường glixerin đi vào máu, khiến đường huyết của chúng ta tăng lên. Tuy nhiên, trong rau xanh không chỉ chứa hàm lượng cholesteron thấp mà cung cấp nhiều chất xơ và
rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể, có tác dụng giảm đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
8. Thêm quế vào trong món ăn
Cuộc kháo sát của các nhà nghiên cứu người Đức ở 65 người mắc bệnh tiểu đường type 2 và cho họ ăn thực phẩm chứa 1g bột quế 3 lần/ngày, trong vòng 4 tháng. Kết quả cho thấy, giảm được 10% lượng đường trong máu. Ngoài ra, quế còn làm giảm mỡ máu, làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường.
9. Có giấc ngủ ngon
Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ thuộc Đại học Y Harvard cho biết, nhóm người khỏe mạnh khi giảm giấc ngủ từ 8 tiếng xuống 4 tiếng mỗi tối thì quá trình xử lý glucose của cơ thể sẽ chậm lại. Một nghiên cứu khác cho rằng, những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn người ngủ 7 tiếng mỗi đêm.
10. Kiểm tra đường máu
Những người trước khi mắc tiểu đường thường có nồng độ đường huyết cao, nằm trong khoảng 100-125mg/dl, và thường phát triển bệnh trong khoảng 10 năm. Vì thế, mọi người từ 45 tuổi trở lên cần đi thử máu. Và những người trẻ hơn có nguy cơ mắc bệnh khi thừa cân, tiền sử gia đình cũng như khi cholesteron cao và tăng huyết áp cũng cần đo đường máu thường xuyên.
Máy đo đường huyết cá nhân luôn là phương tiện cần thiết có trong mỗi gia đình,đặc biệt người mắc bệnh tiểu đường không những khiến bạn kiểm tra lượng đường trong máu mà điều này giúp bạn có đánh giá khách quan nhất về chế độ luyện tập, ăn uống, sinh hoạt của bản thân đã thực sự phù hợp chưa.
0 comments :
Post a Comment