Monday, August 31, 2015

Các dấu hiệu cảnh báo có thể rất mờ nhạt mà bạn không để ý như thường đói và mệt mỏi, đi tiểu nhiều hơn và luôn thấy khát, nhìn mờ, miệng khô ngứa da...



Với tiểu đường tuýp 1, biểu hiện bệnh thường xảy ra rất nhanh, chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với tiểu đường tuýp 2.

Biểu hiện chung

Cả tiểu đường tuýp 1 và 2 có một số dấu hiệu cảnh báo tương tự nhau như:

- Đói và mệt mỏi:

Cơ thể chuyển đổi thực phẩm ăn vào thành đường glucose - cung cấp năng lượng cho các tế bào. Tuy nhiên, để các tế bào hấp thụ được glucose thì cần có insulin.

Nếu cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc các tế bào kháng với loại insulin cơ thể sản sinh thì đường glucose không thể được hấp thụ vào và bạn sẽ không có năng lượng. Điều này khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy đói mà mệt mỏi.
 
Hình minh họa. internet
- Đi tiểu nhiều hơn và luôn thấy khát

Trung bình một người thường đi tiểu 4-7 lần trong cả một ngày, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường số lần tiểu thường nhiều hơn.

Lý do là bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu cao, cơ thể sẽ tìm cách loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn, do đó đi tiểu nhiều hơn. Bởi vì đi tiểu quá nhiều lần nên bạn cảm thấy khát nước. Khi đó, càng uống nhiều nước, bạn càng đi tiểu nhiều.

- Miệng khô và ngứa da

Da ngứa là kết quả của việc da bị khô, cơ thể không đủ nước vì mất ra ngoài do đi tiểu nhiều lần. Mất nước cũng khiến bạn thấy khô miệng.

- Nhìn mờ

Glucose máu cao có thể khiến thủy tinh thể sưng lên, thay đổi hình thái khiến mắt mất khả năng tập trung. Hậu quả là bạn có cảm giác nhìn mờ.

Biểu hiện khác của bệnh tiểu đường tuýp 2

Những dấu hiệu này thường xuất hiện sau một thời gian dài bạn bị đường máu cao.

Nhiễm nấm

Điều này xảy ra ở cả hai giới khi mắc bệnh tiểu đường. Nấm có thể phát triển ở bất cứ vùng da nhiều nếp gấp ấm ấp, ẩm như kẽ ngón tay và chân; dưới vú, trong hoặc xung quanh bộ phận sinh dục.

Lâu lành vết thương

Theo thời gian, lượng đường cao trong máu ảnh hưởng đến dòng chảy của máu và gây tổn hại đến các mạch máu. Điều này khiến các vết sẹo, cắt trên cơ thể lâu liền.

Chân hoặc bàn chân bị đau, tê

Đây cũng là hậu quả do tổn thương dây thần kinh.

Dấu hiệu khác của tiểu đường tuýp 1

Giảm cân đột ngột

Khi cơ thể không thể sinh năng lượng từ thức ăn, nó sẽ lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Vì thế, bạn có thể giảm cần ngay cả khi không thay đổi chế độ ăn.

Buồn nôn và nôn

Khi chất béo bị phân giải để tạo năng lượng thì cơ thể sẽ tạo ra một chất mới là ketone. Quá trình tích tụ chất này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng là nhiễm toan xeton. Điều này khiến bạn thấy buồn nôn, nôn.

Khi nào nên đi khám


Nếu ở tuổi hơn 45 và có nguy cơ mắc tiểu đường, bạn nên đi kiểm tra đường huyết. Phát hiện sớm bệnh có thể giúp bạn ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm như tim mạch, thần kinh…

Vì thế, bạn hãy đi khám nếu:

- Cảm thấy khó chịu ở bụng, người yếu và rất khát nước

- Tiểu nhiều

- Thở sâu và nhanh hơn bình thường

- Hơi thở có mùi như chất tẩy sơn móng tay


Bệnh tiểu đường type 1 là căn bệnh phụ thuộc vào insulin theo khoa học tây y thì có phương pháp duy nhất để điều trị là tiêm insulin nhưng dường như việc điều trị này rất khó khăn và phức tạp. Vậy có cách điều trị tiểu đường type 1 bằng phương pháp tự nhiên hay không? 

 
 
Theo nghiên cứu thì có khá nhiều các loại thảo dược, chất khoáng và các loại vitamin phổ biến giúp cơ thể kiểm soát nồng độ đường huyết một cách tự nhiên. Vậy chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về cách điều trị tiểu đường type 1 bằng bằng phương pháp tự nhiên.

Hình minh họa. internet
Điều trị tiểu đường type 1 bằng phương pháp tự nhiên giúp giảm thiểu khó khăn cho việc điều trị

Những người đối lập với phương pháp điều trị tự nhiên cho tiểu đường type 1 và các căn bệnh khác tin rằng các nhà sản xuất và tác giả tập trung vào những người bị mắc bệnh mạn tính, tạo niềm hy vọng cho họ nhưng thực chất không đem lại hiệu quả gì và đôi lúc thậm chí còn làm trì hoãn các phương pháp điều trị truyền thống. Một số người ủng hộ lại cho rằng chính phủ, các công ty dược phẩm lấp liếm thông tin về các phương pháp điều trị tự nhiên và những người này có quan điểm giống như tôi.

Là một chuyên gia về chăm sóc sức khỏe, tôi thực sự rất cảm thông với những nỗi đau mà tôi phải chứng kiến mỗi ngày. Là một bệnh nhân, tôi vô cùng mệt mỏi với cách điều trị “ cứ uống thuốc là khỏi”. Là một người viết bài, tôi có nhiệm vụ phải cung cấp những thông tin chính xác cho bạn đọc. Không có gì ở trong bài viết này có thể thay thế được lời khuyên của các bác sĩ. Bạn không bao giờ nên ngắt quãng một phương pháp điều trị nào đó mà không tham khảo ý kiến bác sĩ của mình.

Các bác sĩ thường đề xuất giảm cân, chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh và các hoạt động thân thể nhưng khi một người đã bị mệt mỏi và tinh thần chán nản, họ có thể không có khả năng làm theo các sự đề xuất này. Nhân tố thường không được chú ý tới là chế độ dinh dưỡng.

Có những thành phần dinh dưỡng cụ thể nên được xuất hiện trong những sản phẩm được quảng cáo như là một phương pháp chữa trị tự nhiên cho tiểu đường type 1 nhưng chúng thường không được chứa trong đó. Bạn nên đọc nhãn mác thật cẩn thận. Cũng có những loại chiết xuất thảo dược và các loại thực phẩm bổ sung giúp kiểm soát nồng độ đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng có thể đi kèm với tiểu đường. Hãy làm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và nếu như bạn đang sử dụng các loại thuốc của bác sĩ, hãy hỏi người bán thuốc hoặc nhà cung cấp để xem có sự xung đột giữa chúng hay không.

Các thành phần cần có trong điều trị tiểu đường type 1

Chromium Nicotinate

Chromium là một thành phần cần thiết cho cơ thể để chuyển hóa glucoze. Hiện tại có một số mối lo ngại về các rủi ro sức khỏe có thể đi kèm với chromium picolinate nhưng các nghiên cứu cho thấy chromium nicotinate là dạng chromium an toàn hơn.

Biotin

Cũng được biết đến như là vitamin B-7, các nhà khoa học tin rằng Biotin có thể liên quan đến sự sản xuất và giải phóng insulin. Hầu hết các nghiên cứu trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đều thấy họ có rất ít hàm lượng biotin. Các nghiên cứu khoa học đề xuất rằng loại vitamin này có thể cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết.

Inositol


Là một thành phần của cám gạo, cơ thể con người sử dụng inositol để tạo ra các phần tử để truyền dấu hiệu giữa các tế bào. Vai trò quan trọng nhất của inositol đối với bệnh tiểu đường là giúp các tế bào nhận biết được insulin và sử dụng glucose trong máu làm năng lượng.

Axit lipoic alpha

Thành phần này đóng rất nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể người. Nó được đề xuất cho bệnh nhân tiểu đường bởi các nghiên cứu thí nghiệm đã cho thấy rằng nó làm tăng sự hấp thu đường trong máu của các tế bào.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư: luongynguyenthiphu@gmail.com
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Phú
Điện thoại: 0906.240.900
Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình
Email: luongynguyenthiphu@gmail.com

Saturday, August 29, 2015

Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Huyền, trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện Nội tiết Trung ương, cho biết: Trước đây bệnh tiểu đường type 2 tập trung chủ yếu ở những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên càng ngày, người mắc bệnh này càng trẻ, có những bệnh nhân 11 tuổi đã phát hiện bị tiểu đường type 2.

 
 
Bệnh tiểu đường gây liệt dương

Một trong những biến chứng gây cản trở cuộc sống của người bệnh tiểu đường đó là giảm “ham muốn” hay “liệt dương”. Sự bất lực này là do tai biến về mạch máu, khiến lượng máu chảy về dương vật không đủ để gây cương cứng. Trong số nam giới bị liệt dương, thì những người bị bệnh tiểu đường có khả năng bị sớm hơn 10-15 năm so với những người bình thường. Nguy cơ liệt dương phụ thuộc vào số năm và mức độ nghiêm trọng của bệnh tiểu đường.

Với anh Nguyễn Thế Anh, một bệnh nhân tiểu đường 33 tuổi sống ở Quảng Ninh, bi kịch lớn nhất mà căn bệnh này đem tới không phải là việc phải ăn uống kiêng khem, hút thuốc lá mà sự xuống dốc của phong độ phòng the, và đến gần đây thì “liệt” hẳn. Anh cho biết, “cậu bé” của anh khó cương vào đầu năm ngoái, tức là 3 năm sau khi anh phát hiện bệnh. Đôi với anh, tình trạng bất lực ở ngay lứa tuổi sung mãn nhất của đàn ông là nỗi đau không thể nói hết. Anh tự trách mình vì đã không chú ý phát hiện bệnh sớm, mặc dù bố anh trước đó cũng bị tiểu đường. “Nghĩ đến việc khi bệnh trở nặng, tôi cũng phải tiêm insulin ngày mấy lần hoặc bị mù như bố mà rùng mình”, anh tâm sự.

Bệnh tiểu đường gây suy thận
 
Hình minh họa. internet
Biến chứng thận là một trong những biến chứng thường gặp và nặng nề nhất đối với người bệnh tiểu đường.

Chị Lan, 30 tuổi, ở Hà Nội là bệnh nhân tiểu đường type 2 đang nằm điều trị tại bệnh viện nội tiết trung ương. Cách đây hai năm, thấy người mệt mỏi rã rời, ăn nhiều, uống nhiều nhưng vẫn khát. Càng ngày dấu hiệu mệt mỏi càng rõ rệt, ngay cả những lúc không làm việc gì cũng vã mồ hôi, chân tay run rẩy. Đi khám chị ngỡ ngàng khi biết mình bị tiểu đường type 2 và đã có biến chứng suy thận. Hiện, ngoài việc ăn kiêng, dùng thuốc chữa tiểu đường, chị còn phải dùng thuốc để hỗ trợ chức năng thận, đào thải cặn bã. Chị lo sợ, biến chứng suy thận mà nặng hơn, chị sẽ phải lọc máu, chạy thận và cuộc đời gắn liền với bệnh viện, chưa kể kinh tế suy sụp vì việc chạy chữa.

Bệnh nhân trẻ dễ bị biến chứng
 
Theo giáo sư Trần Đức Thọ, chủ tịch hội Đái tháo đường Việt Nam, triệu chứng bệnh tiểu đường type 2 thường không rõ rệt nên rất dễ bị bỏ qua. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã nặng hoặc có biến chứng. Nguyên nhân khiến số người trẻ mắc bệnh ngày càng gia tăng là do lối sống ít vận động, nhiều stress, thường xuyên dùng rượu, bia và thực phẩm năng lượng cao, vượt quá khả năng chuyển hóa của cơ thể.

Ở người trẻ, tiểu đường type 2 thường gây biến chứng nhanh hơn, nguy hiểm hơn. Bệnh nhân thường bị tổn thương nhiều bộ phận quan trọng như tim, mắt, thận, thần kinh. Đặc biệt, những người trẻ họ thường chủ quan không nghĩ mình bị tiểu đường, nên thường đến viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
 
 

Ngày 3 tháng 11 năm 1983, nguyên Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã công bố tháng 11 hàng năm là thời gian để nhắc nhở dân chúng về bệnh tiểu đường cũng như khích lệ mọi nguời cố gắng loại bỏ căn bệnh hiểm nghèo này. Hiện nay, tại Mỹ có khoảng 16 triệu trường hợp tiểu đường với trên 10 triệu được xác định đang mang bệnh, trên 5 triệu chưa biết là có bệnh hay không.


Hình minh họa. internet

Trong khi đó thì Liên Hiệp Quốc cũng dành ngày 14 tháng 11 mỗi năm để các quốc gia thành viên cùng nhau tìm cách ngăn chặn sự bành trướng của bệnh tiểu đường. Đây là ngày sinh của khoa học gia Gia Nã Đại Frederick Banting, nguời mà vào năm 1922 đã chứng minh insulin do tụy tạng sản xuất và vai trò của insulin với bệnh tiểu đường. Năm nay, chủ đề của ngày tiểu đường thế giới là ‘Kiểm soát đường huyết tốt để sống vui sống khỏe’.Trên thế giới hiện nay có hơn 200 triệu người bị tiểu đường và bệnh là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ tư trong số những bệnh không truyền nhiễm.

Bệnh tiểu đường đang có chiều hướng gia tăng tại mọi quốc gia, vì dinh dưỡng được cải thiện, dân chúng ăn uống dư thừa, thoải mái hơn nhưng lại ít vận động cơ thể. Ngoài ra, còn rất nhiều người không hiểu rõ về bệnh cũng như các biến chứng do bệnh gây ra.

Vài hiểu biết căn bản về bệnh Tiểu Đường

1-Thực phẩm căn bản của con người là carbohydrate, chất đạm và chất béo. Carbohydrate có hai thành phần chính: đường (sugars) như fructose, glucose, lactose và tinh bột (starches). Đường lưu hành trong máu và là nguồn năng lượng quan trọng cho các tế bào. Glucose không phải là đường trắng tinh chế mà ta mua ở ngoài chợ.

2-Glucose được hormon insulin từ tụy tạng chuyển vào tế bào để tạo ra năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.

3-Khi không được dùng, glucose sẽ bị loại đồng loạt ra khỏi cơ thể, trong nước tiểu. Thế là ta bị bệnh Tiểu Đường

4-Tiểu Đường là bệnh mạn tính, không chữa dứt được.

5-Bệnh gây ra do tụy tạng không sản xuất đủ insulin hoặc do cơ thể không sử dụng được insulin.

6-Insulin có nhiệm vụ đưa dường glucose từ máu vào tế bào để chuyển ra năng lượng. Thiếu insulin, glucose sẽ lưu hành tràn ngập trong máu, đưa đến cao đường huyết.

4-Glucose sẽ bị loại ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Tên ‘Tiểu Đường’’ hoặc ‘Đái Tháo Đường’ từ đó mà có.

5-Để thải glucose, thận cần lấy nước từ các tế bào. Bệnh nhân đi tiểu nhiều đưa tới cơ thể thiếu nước, và bệnh nhân sẽ uống nhiều nước (một trong mấy dấu hiệu chính của bệnh).

6-Cơ thể lấy năng lượng từ chất béo trong người, bệnh nhân mất cân (dấu hiệu chính), nên ăn nhiều (dấu hiệu chính). Ăn nhiều mà nhiều người vẫn gầy.

7-Có hai loại Tiểu Đường chính:

a-Loại I thường thấy ở trẻ em và lớp người dưới 30 tuổi, có tính cách thừa kế, đôi khi do môi trường (virus). Trong loại này, tụy tạng không sản xuất insulin và người bệnh cần được điều trị lâu dài bằng insulin.

b-Loại II: Thường thấy ở người trên 40 tuổi, người mập phì, trong gia đình có người bị tiểu đường. Bệnh nhân có một ít insulin nhưng cơ thể không dùng được. Điều trị bằng dinh dưỡng hợp lý, vận động cơ thể, thuốc viên hoặc insulin.

8- Ngoài ra, còn tiểu đường tạm thời khi có thai, tăng chức năng tuyến thượng thận, suy thận, cường tuyến giáp, viêm hoặc cắt bỏ tụy tang, căng thẳng tâm thần, tác dụng phụ của dược phẩm (corticosteroids, thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu...)..

9-Dấu hiệu bệnh: Với loại I, bệnh nhân không có insulin, nên dấu hiệu có thể xuất hiện ngay từ khi mới bị bệnh. Với loại II, bệnh nhân có một ít insulin, glucose được sử dụng một phần nào, nên nhiều khi dấu hiệu không rõ ràng. Bệnh được tình cờ tìm ra khi đi kiểm tra tại phòng mạch bác sĩ.

Dấu hiệu thường thấy: Tiểu tiện nhiều, uống nước nhiều, ăn nhiều để bù số năng lượng mất vì glucose tiểu ra ngoài...

10-Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng trầm trọng như suy thận, cao huyết áp, bệnh tim, vữa xơ động mạch, thoái hóa võng mạc, khiếm thị, mất cảm giác ngoại vi, rối loạn cương dương, nhiễm trùng bàn chân...

11-Tiểu đường có thể kiểm soát được bằng ăn uống hợp lý, giảm cân nếu mập phì, vận động cơ thể, thuốc viên, thuốc chích insulin, hiểu biết căn bản về bệnh....

12-Bệnh nhân cần thử nghiệm đường huyết tại nhà thường xuyên và ghi kết quả, để theo dõi tình trạng bệnh và thay đổi liều lượng thuốc cũng như chế độ dinh dưỡng.

13-Các nhà chuyên môn y khoa học đề nghị là, mỗi 3 năm, mọi người nên thử nghiệm coi xem có bị bệnh tiểu đường hay không. Người có nhiều nguy cơ bị tiểu đường (tuổi ngoài 40, mập phì, có thân nhân bị tiểu đường...) nên thử nghiệm thường xuyên hơn.

Một số ngộ nhận với bệnh tiểu đường:


Ở đời, con người thường có một số ngộ nhận đối với mọi sự việc, ngay cả trong vấn đề sức khỏe, bệnh tật. Nguyên do đưa đến ngộ nhận là không có hiểu biết hoặc tiếp nhận nguồn tin tức không được chính xác. Với bệnh Tiểu Đường, nhiều người cũng có những hiểu nhầm cần được làm sáng tỏ. Như là:

1-Tiểu đường có thể lây lan.

Tiểu đường là một bệnh về nội tiết, gây ra do tụy tạng không sản xuất được insulin hoặc insulin có ít và không có tác dụng. Vì vậy, bệnh không lây lan nhưng bệnh có thể thừa kế (inherit) nếu trong gia đình có người bị tiểu đường.

2-Như vậy thì khi bố mẹ bị tiểu đướng là con cái cũng bị bệnh

Không hoàn toàn đúng hẳn, Khi trong gia đình có người bị tiểu tường, thì con cháu có thể thừa kế gen gây bệnh. Như vậy có nghĩa là con cháu có nhiều nguy cơ hơn để dễ dàng mắc bệnh chứ không đương nhiên bị bệnh. Ngoài ra, nếu con cháu áp dụng các phương thức phòng tránh bệnh như giảm cân khi mập phì, dinh dưỡng hợp lý, vận dộng cơ thể...thì rủi ro mắc bệnh giảm.

3-Tôi nghe nói có nhiều loại thuốc chữa dứt được bệnh tiểu đường.

Cho tới nay chưa có phương thức nào chữa dứt được bệnh tiểu đường mà chỉ có thể kiểm soát mức độ đường huyết và tránh được các biến chứng của bệnh. Nhờ đó mà người bệnh có thể sống đời sống bình thường.

4-Ăn nhiều đường sẽ bị bệnh tiểu đường.

Đây là một ngộ nhận có từ thuở xa xưa: ăn nhiều đường, đái ra đường, kiến bu kín chung quanh bãi nước tiểu. Khi đó, người ta gọi tiểu đường là bệnh ‘nước tiểu mật ong’.

Thực ra, tiêu thụ quá nhiều đường tinh chế không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường, nhưng có thể đưa tới mập phì, vì đường có nhiều calori mà không có chất dinh dưỡng. Căn cứ theo thống kê, thì 80% người mập kiểu trái táo, với bụng bự, sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại II hơn là người cân nặng bình thường.

5-Vậy thì tôi không được ăn đường hay sao?

Bệnh nhân vẫn có thể ăn đường nhưng số lượng đường tiêu thụ phải bao gồm trong tổng số carbohydrate dùng trong ngày. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên dùng đường chung với các món ăn khác, nhất là với thực phẩm có chất xơ, để glucose vào máu từ từ, chứ không tăng vọt.

Xin nói thêm là, đường cũng ‘cứu’ người bị tiểu đường. Đó là khi đường huyết đột nhiên xuống quá thấp, đặc biệt là khi đang trị bệnh bằng thuốc viên hạ đường hoặc insulin. Để tránh ngất xỉu, chóng mặt...bệnh nhân phải tức thì ăn một chút đường, như một cục kẹo, một ly nước trái cây để cơ thể có đủ glucose.

6-Có người nói đường hóa học độc lắm, lại có người nói nấu chè với đường hóa học ăn rất ngon.

Đường nhân tạo là đề tài của nhiều nghiên cứu với kết quả là khen cũng nhiều và chê cũng lắm. Tuy nhiên, theo Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ, đường hóa học tương đối an toàn nếu dùng đúng số lượng theo hướng dẫn của cơ quan này và nhà sản xuất. Với một số người, đường thay thế có thể gây ra vài phản ứng nhẹ như chóng mặt, nhức đầu, tiêu chẩy, no hơi... Nếu dùng quá nhiều, đường lại cho vị đắng.

Ngoai trừ đường aspartame (Nutrasweet, Equal), các đường nhân tạo khác đều có thể dùng như gia vị trong việc nấu nướng, để thêm vị ngọt cho món ăn. Nhưng nếu dùng để nấu chè thì e rằng ta sẽ tiêu thụ quá nhiều hóa chất, tích tụ lại sẽ có hại, đồng thời giá cả cũng đắt hơn đường tinh chế.

6b-Bị tiểu đường là tôi phải bớt ăn cơm, ăn bánh mì.
Nói ‘bớt ăn’ cơm gạo thì cũng không đúng lắm, mà phải ăn cơm, bánh mì... cân bằng với các loại thực phẩm khác, theo tỷ lệ 50% carbohydrate, 30% chất béo và 20% chất đạm. Cơm, mì..là nguồn năng lượng quý báu cho cơ thể mà ta không được loại bỏ.

Có người đề nghị chế độ ít carbohydrate, nhưng lại tăng chất đạm và chất béo. Theo chế độ này lâu ngày, bệnh nhân có nguy cơ bị bệnh tim, bệnh thận nhiều hơn.

Vì thế, cân bằng các loại thực phẩm là điều cần làm. Ăn gạo lức, còn cám thì đường glucose vào máu chậm hơn là khi ăn gạo trắng tinh, hết cám.

7-Tôi ăn rất nhiều trái cây vì nghe nói trái cây tốt cho người bị tiểu đường.

Trái cây là món ăn tốt cho mọi người, dù bị tiểu đường hay không. Trái cây không có cholesterol, có nhiều chất xơ và sau khi ăn, các loại đường trong trái cây chuyển vào máu từ từ nên không gây ra cao đường huyết đột ngột.

Tuy nhiên, nếu tiêu thụ nhiều trái cây quá thì cũng là điều không nên.vì ta sẽ bỏ qua các thực phẩm cần thiết khác. Đồng thời, ăn nhiều trái cây cũng mang vào cơ thể nhiều chất ngọt, và đường huyết sẽ tăng.

8-Có người nói tôi tuyệt đối không được uống rượu, có đúng không?


Nói là tuyệt đối không uống rượu thì cũng quá khắt khe với thứ nước ‘Tinh Thần ‘ này và cũng gây ‘buồn buồn’ cho người bệnh. Theo các nhà chuyên môn dinh dưỡng, người tiểu đường vẫn có thể thưởng thức một lượng rượu vừa phải (một lon la de, một ly rượu vang..) trong bữa ăn. Nhưng nên nhớ rằng rượu cũng có một ít carbohydrate, cho nên nếu ‘dô ! dô !’thả cửa thì đường huyết sẽ lên cao.

Hơn nữa, đang chữa bệnh bằng insulin mà uống nhiều rượu vào lúc đói bụng thì đường huyết sẽ xuống quá thấp, vì rượu làm giảm khả năng cơ thể lấy glucose từ kho dự trữ.

9- Tôi chỉ hơi bị tiểu đường từ nhiều năm nay.

Thực ra, không có chuyện ‘hơi bị tiểu đường’ mà chỉ có bệnh tiểu đường hoặc không có. Bị tiểu đường khi đường huyết thử hai lần khi đói cao hơn 126mg/dl hoặc cao hơn 200mg/dl thử hai lần bất cứ lúc nào trong ngày. Đề nghị quý vị « hơi bị » tiểu đường đi bác sĩ để được xét nghiệm, xác định cho rõ ràng, kẻo rồi quá trễ...

10-Tôi uống thuốc hạ đường huyết đều đặn là đủ, đâu có cần giữ gìn ăn uống.

Thuốc chỉ là một thành phần trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Các thành phần khác như ăn uống cân bằng, hợp lý, có nếp sống lành mạnh, thường xuyên vận động cơ thể... cũng rất quan trọng để giúp thuốc tác dụng hữu hiệu hơn.

11-Bệnh nhân tiểu đường phải ăn theo một chế độ riêng biệt.

Các nhà dinh dưỡng đều đồng ý rằng, bệnh nhân tiều đường có thể dùng cùng các loại thực phẩm như mọi người nhưng với số lượng vừa phải, thích hợp với mức độ đường huyết và liều lượng các thuốc hạ đường huyết đang dùng. Và họ cũng không cần tốn tiền mua những sản phẩm được gọi là «dành riêng cho bệnh tiểu đường».

12-Trẻ em bị tiểu đường, lớn lên sẽ hết.

Trẻ em bị bệnh tiểu đường thường là do tụy tạng không sản xuất được insulin và được xếp vào loại I, phụ thuộc vào insulin. Trong trường hợp này, các tế bào tụy tạng sản xuất insulin bị hủy hoại, không tái tạo được, cho nên các em tiếp tục mang bệnh và cần insulin cho tới tuổi trưởng thành. Hy vọng một ngày gần đây, khoa học có thể ghép tế bào tụy tạng để cơ quan này tự sản xuất insulin.

13- Trẻ em không mắc bệnh tiểu đường loại II

Trước đây thì nhận xét này có lẽ đúng chứ bây giờ không đúng nữa. Trong những năm gần đây, số trẻ em mắc tiểu đường loại II ngày một gia tăng vì các em ăn uống hơi buông thả, lại ít vận động cơ thể nên các em bị bệnh mập phì nhiều hơn. Và mập phì là một trong mấy rủi ro đưa tới tiểu đường loại II.

14-Phụ nữ bị bệnh tiểu đường, không thể có thai được.

Cách đây vài thập niên, nhận xét này có thể là đúng vì phương thức trị liệu bệnh tiểu đường còn kém công hiệu và sự hiểu biết về bệnh còn ít ỏi. Bây giờ nhờ có nhiều tiến bộ trong việc điều trị, chăm sóc, phụ nữ bị tiểu đường vẫn có thể có thai, vẫn sanh con mạnh khỏe. Tuy nhiên họ cần lưu ý nhiều hơn trong việc kiểm soát đường huyết và tránh ăn uống buông thả, tùy theo ý thích

15-Bệnh nhân tiểu đường dễ đau ốm, cảm cúm.


Mang bệnh tiểu đường thì người đó cũng có thể gặp các rủi ro như người không bệnh. Cho nên nếu không cẩn thận, giữ gìn sức khỏe thì cũng dễ dàng mắc bệnh như ai. Còn như nếu muốn phòng tránh bệnh, như bệnh cúm, thì phải chích ngừa hoặc đừng hít phải virus cúm. Hơn nữa, nếu chẳng may bị cúm thì đường huyết sẽ lên cao ngay.

16- Có người nói rằng mắc bệnh tiểu đường sẽ không được lái xe hơi.

Nếu đường huyết được kiểm soát thì bệnh nhân tiểu đường lái xe cũng an toàn như mọi người. Có nhiều dư luận muốn giới hạn bệnh nhân chữa bằng insulin không được lái xe, vì e ngại đường huyết xuống quá thấp, bệnh nhân có thể gây tai nạn vì chóng mặt, mất định hướng...

17-Các căng thẳng của đời sống không có ảnh hưởng gì tới bệnh tiểu đường

Có ảnh hưởng chứ, vì khoa học đã chứng minh rằng những hoàn cảnh khó khăn, những cơn khủng hoảng tinh thần đều làm đường huyết lên cao.

18- Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn thả cửa các món ăn ‘không có đường’ sugar-free.

Sugar-free không có nghĩa là không có calori. Nếu ăn thả cửa các món ăn này thì sẽ dễ dàng bị mập phì, và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên cao. Cho nên, bệnh nhân cần lưu ý tới số lượng calori trong thực phẩm để tránh mập và giữ mức đường huyết bình thường.

19-Một số người khỏe mạnh bình thường mặc dù đường huyết cao, vậy thì họ đâu có phải bị bệnh tiểu đường.

Một vài rối loạn cơ thể như căng thẳng tinh thần, bệnh nhiễm hoặc một vài loại dược phẩm có thể làm đường huyết tạm thời lên cao ở một số người không bị tiểu đường. Nhưng cao đường huyết không phải là chuyện bình thường, cần phải được bác sĩ thử nghiệm kỹ càng hơn.

20-Bị tiểu đường lâu năm là biết rõ khi nào đường huyết tăng, cần gì phải thử máu cho mất công

Đồng ý là khi đường lên cao, triệu chứng như khát nước, tiểu nhiều sẽ xuất hiện và ta biết ngay. Nhưng, muốn biết glucose cao thấp bao nhiêu để có thể gia giảm thuốc thì chỉ có thử máu mới biết. Hơn nữa, đôi khi các dấu hiệu chỉ xuất hiện khi đường huyết rất cao, và như vậy thì biến chứng của bệnh đã quá trầm trọng rồi. Cho nên, cần tự thử đường huyết nhiều lần trong ngày. Đo đường trong nước tiểu không chính xác lắm, vì đôi khi thận chỉ thải glucose khi đường huyết cao hơn 180mg/dl.

21-Khi phải tăng liều lượng insulin thì chắc là bệnh trở nên trầm trọng lắm.

Khác với nhiều dược phẩm, insulin không có một liều lượng nhất định cho mọi người bệnh. Insulin cần được gia giảm thường xuyên tùy theo kết quả thử đường huyết. Đường huyết thay đổi tùy theo chế độ ăn uống, vận động cơ thể, thời gian trong ngày. Người bệnh đều được hướng dẫn cách tự thử đường huyết và thay đổi số lượng insulin cho thích hợp. Ngoài ra, để tránh đường huyết xuống thấp, insulin được bắt đầu với liều lượng nhỏ, rồi tăng dần tùy theo kết quả thử glucose trong máu.

Kết luận:

Tiểu đường là bệnh nghiêm trọng, thường thấy, điều trị tốn kém nhưng có thể kiểm soát được. Đó là nhờ ăn uống hợp lý, hoạt động cơ thể, giảm cân nếu quá cao, dùng thuốc theo chỉ dẫn, thử đường huyết tại gia...


Ngoài ra, cũng nên tìm hiểu cặn kẽ về bệnh, phân biệt sự thật với huyền thoại...để an tâm trị bệnh, tận hưởng niềm vui cuộc đời...
 
 

Một trong những biến chứng hay gặp và có thể dẫn đến tàn phế là biến chứng trên bàn chân người đái tháo đường (ĐTĐ). Việc chăm sóc kỹ bàn chân ở người ĐTĐ rất quan trọng. Ở một người ĐTĐ sẽ dễ tổn thương bàn chân, do bệnh làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên và giảm lượng máu nuôi đến bàn chân. Hội ĐTĐ Hoa Kỳ ước tính có khoảng 1/5 người ĐTĐ phải vào bệnh viện vì vấn đề ở bàn chân. Chăm sóc đúng cách sẽ ngăn ngừa được các vấn đề này.


cham-soc-ban-chan-benh-nhan-tieu-duong
Chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường là rất cần thiết
Biểu hiện của bệnh ĐTĐ

ĐTĐ là một bệnh mãn tính, đặc trưng bởi sự tăng đường huyết quá mức bình thường. Như chúng ta biết, trong các thức ăn chúng ta ăn vào phần lớn được biến thành một chất đường được gọi là glucose. Glucose là chất cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. Trên bề mặt tế bào, có một loại thụ thể tiếp nhận một chất đặc biệt là insulin, sau đó sẽ kích hoạt sự vận chuyển glucose vào sử dụng trong tế bào. Insulin là một chất nội tiết được tiết ra bởi tế bào bêta tuyến tụy, gen sản xuất insulin nằm ở nhánh ngắn của nhiễm sắc thể 11. Insulin là một protein có 51 acid amin phân làm 2 chuỗi peptid (chuỗi A gồm 21 acid amin, chuỗi B gồm 30 acid amin nối với nhau bởi cầu S-S). Insulin của heo và bò chỉ khác với insulin người một chút, cho nên được sử dụng trong điều trị bệnh ĐTĐ.

Vì một lý do nào đó tuyến tụy không thể tiết đủ lượng insulin thì đường trong máu không được tế bào sử dụng, dẫn đến hậu quả tế bào “đói đường”, đường trong máu tăng cao và nếu lượng đường máu vượt quá ngưỡng chức năng của thận sẽ có mặt đường trong nước tiểu.

Ở người bình thường lúc đói đường máu không quá 110mg/dl, khi trên 126 mg/ dl thì được chẩn đoán bệnh ĐTĐ (ít nhất qua 2 lần đo), đây là tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ. Chỉ khi nào đường trong máu vượt trên 180mg/dl thì mới có đường trong nước tiểu, nên thuật ngữ “ĐTĐ” không phản ánh đúng bản chất của bệnh, chắc có lẽ người ta dùng theo thói quen. Nhiều người đã rất chủ quan với bệnh ĐTĐ, vì họ nghĩ chỉ khi nào đái ra đường mới mắc bệnh, thường thì người dân phát hiện bệnh khi nước tiểu của họ bị kiến bu.

Triệu chứng cổ điển của bệnh ĐTĐ gồm “4 nhiều”: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhanh. Vì tế bào “đói đường” nên bệnh nhân phải ăn nhiều nhưng lại gầy, đường huyết tăng sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu gây khát nên uống nhiều, đường xuất hiện trong nước tiểu gây lợi tiểu thẩm thấu. Ngoài ra người bệnh còn mệt mỏi, nhìn không rõ, dễ bị nhiễm trùng, vết thương lâu lành, da khô, tê bàn tay và bàn chân, chuyện chăn gối gặp trục trặc… Trong bệnh ĐTĐ người ta chia làm 2 loại: bệnh ĐTĐ týp 1 còn gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin (tuyến tụy không còn tiết ra insulin nữa, trong điều trị phải dùng insulin ngoại sinh) và bệnh ĐTĐ týp 2 còn gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin (tuyến tụy còn tiết một phần insulin, trong điều trị có thể dùng thuốc viên hạ đường huyết). Trong bệnh ĐTĐ thì týp 2 chiếm tới 90% tổng số bệnh nhân.

Một số cách chăm sóc bàn chân

Rửa và lau khô bàn chân hàng ngày

- Dùng xà phòng nhẹ.

- Dùng nước ấm.

- Vỗ nhẹ vào da, không được kỳ co mạnh. Sau đó thì lau khô bàn chân.

- Sau khi rửa, dùng kem dưỡng da thoa lên bàn chân để chống nứt nhưng không được bôi giữa kẽ ngón. Tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày

- Tự kiểm tra từ trên xuống dưới bàn chân. Có thể nhờ người thân nhìn giùm bàn chân nếu bạn không thấy rõ.

- Kiểm tra da có bị khô nứt không.

- Nhìn xem có vết rộp da hay phồng da, vết cắt, xây sát, đau...

- Kiểm tra xem có bị đỏ, nóng hay bị căng khi sờ bất cứ vùng nào của bàn chân.

- Xem sự phát triển của móng chân, có nổi mụt nào không, có chai sạn không.

- Nếu có vết rộp da hoặc đau khi mang giày thì cần xem lại kích cỡ giày.

Chăm sóc móng chân

- Cắt móng chân sau khi tắm (khi móng chân còn mềm).

- Cắt móng chân thẳng ngang qua và dùng dũa để làm nhẵn.

- Không nên cắt vào trong gốc móng.

Cẩn thận khi tập thể dục

- Đi bộ và tập thể dục với giày phù hợp.

- Không tập thể dục khi bị đau bàn chân.

Bảo vệ bàn chân với giày và tất

- Không bao giờ đi chân trần. Luôn bảo vệ bàn chân bằng cách mang giày hoặc dép.

- Không mang giày cao gót.

- Không mang giày chật làm cọ gót hoặc ngón chân.

- Nên mang tất để bảo vệ da bàn chân và tránh mang tất quá chật. Dùng tất làm bằng sợi tự nhiên như: cotton, len.

- Không nên mang giày lâu hơn một giờ (cởi giày ra để chân ra ngoài rồi mang lại).

- Phải sờ bên trong giày để chắc chắn không có dị vật bên trong.

Kiểm tra việc mang giày

Dùng những mẹo đơn giản để xem bạn mang giày có đúng không.

- Đứng trên một miếng giấy (đảm bảo rằng người bệnh đứng mà không ngồi).

- Vẽ nét ngoài của bàn chân.

- Vẽ nét ngoài của giày.

- So sánh hai đường nét này để xem giày có chật không. Nét ngoài của giày phải lớn hơn ngoài chân tối thiểu 1,3 cm.

Chọn giày thích hợp

- Chọn giày phải kín ngón và gót.

- Chọn giày bằng da là phù hợp và bên trong mềm mại, không bị gồ.

- Đảm bảo giày rộng hơn ít nhất 1,3cm so với bàn chân.

- Khi bàn chân bị tổn thương hoặc nhiễm trùng phải đến ngay bác sĩ

chuyên khoa.

- Dùng khuỷu tay kiểm tra nhiệt độ nước chứ không được dùng bàn chân.

- Không dùng miếng nhiệt dán lên bàn chân.

Friday, August 28, 2015

Bệnh nhân điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) cần phải tiêm insulin để thay thế hoặc bổ sung thêm lượng insulin cho cơ thể. Khi tiêm insulin có cần chú ý đặc biệt gì không? Nếu thuốc gây tác dụng phụ, xử lý thế nào?


 
tiem-insulin
Bệnh nhân tiểu đường tiêm insulin
Insulin là gì?

Insulin là một chất có ảnh hưởng lớn trong việc điều trị bệnh ĐTĐ. Đây là chất do tuyến tụy tiết ra giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức an toàn cho cơ thể. Muốn có năng lượng để hoạt động, cơ thể cần có glucose. Khi glucose đi vào cơ thể sẽ tiết ra chất insulin thực hiện quá trình chuyển hóa năng lượng. Bệnh ĐTĐ có hai dạng: ĐTĐ type 1 (cơ thể tiết ít hay không đủ insulin), ĐTĐ type 2 (cơ thể không sử dụng được insulin, do tuyến tụy bị phá hủy). ĐTĐ là bệnh xảy ra không liên quan đến việc ăn quá nhiều đường. Nhờ có insulin mà đường huyết chúng ta không tăng quá mức.

Bệnh nhân điều trị ĐTĐ cần phải chích insulin để thay thế hoặc bổ sung thêm lượng insulin cho cơ thể. Lượng insulin thêm vào sẽ giúp ổn định đường huyết tốt hơn. Hiện nay, bệnh nhân ĐTĐ có thể không còn lo ngại về căn bệnh của mình nữa vì có nhiều cách thêm insulin hỗ trợ. Tuy nhiên không uống insulin được, vì khi đưa vào cơ thể bằng cách đó men tiêu hóa sẽ phá hủy insulin và mất tác dụng.

Insulin đưa vào cơ thể dạng tiêm (chích) là tốt nhất nhưng bệnh nhân thường có tâm lý sợ đau, sợ lên ký, sợ bị hạ đường huyết... dù hiện nay đã có nhiều loại kim tiêm không gây đau. Bác sĩ sẽ điều trị bắt đầu từ liều thấp, cho theo dõi đường huyết an toàn. Bên cạnh kết hợp với ăn kiêng và tập thể dục sẽ giúp hạn chế tăng cân. Bệnh nhân ĐTĐ type 1, type 2 có stress, nhiễm trùng, chấn thương, mổ xẻ hoặc đã dùng thuốc liều tối đa kết hợp chế độ ăn và vận động hợp lý nhưng đường huyết vẫn không kiểm soát tốt mới buộc phải dùng insulin dạng tiêm. Tuy nhiên, khi đưa vào cơ thể, bệnh nhân phải nắm các kĩ thuật để hạn chế tình trạng thuốc không vào được bên trong cơ thể. Dụng cụ tiêm insulin vào cơ thể đa dạng: ống tiêm U40, U100, bút tiêm, bơm tiêm là những dụng cụ sử dụng phổ biến hiện nay.

Một số lưu ý khi tiêm insulin

Ngoài việc sử dụng các loại máy được định sẵn liều lượng, thời gian tiêm thuốc vào cơ thể, bệnh nhân có thể tự mình tiêm thuốc qua sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Bệnh nhân ĐTĐ nên học cách tự chăm sóc bản thân. Việc tiêm thuốc cần đảm bảo vệ sinh tối đa vùng tiêm thuốc và dụng cụ tiêm. Tiêm thuốc trước khi ăn 30 phút hoặc trước khi đi ngủ. Sau khi dùng, lọ insulin phải được bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Nên trang bị máy thử đường huyết đối với bệnh nhân tiêm insulin, mục đích ngừa hạ đường huyết đột ngột, do đường huyết cao có thể hạ được, đường huyết thấp dẫn đến hôn mê sẽ trở tay không kịp.

Trước khi tiêm, bệnh nhân nên dùng tay xoa cho lọ thuốc ấm lên. Bên trong lọ thuốc sẽ có một viên bi nhỏ, có nhiệm vụ đảo đều thuốc khi bệnh nhân làm động tác xoa lọ thuốc. Rút một lượng không khí vừa với lượng thuốc cần đưa vào cơ thể, sau đó kéo ống tiêm ra cho đến khi ta thu được một lượng thuốc vừa với khoảng khí lúc đầu. Làm như vậy bệnh nhân sẽ xác định chính xác lượng thuốc cần đưa vào cơ thể. Sau khi có một lượng thuốc vừa đủ, bệnh nhân làm động tác chích thuốc. Hướng của kim tiêm là hướng vuông góc 90 độ, không đâm xéo. Hiện nay các loại kim đã được thiết kế nhỏ, mỏng, khi tiêm vào theo đúng hướng, thuốc mới có thể vào được trong máu. Loại kim này không gây đau khi tiếp xúc với da. Bệnh nhân chỉ có thể tiêm ở các vị trí: mặt sau hai bên cánh tay, trước bụng, vùng đệm mông và vệ đùi. Đây là những nơi thuốc đi vào máu nhanh nhất, lượng thuốc hấp thụ cao.

Việc tiêm insulin sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn: dị ứng, tăng cân, hạ đường huyết. Tình trạng hạ đường huyết thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ có thể do tiêm insulin không đúng phương pháp. Khi có các dấu hiệu đói, vã mồ hôi, run tay, choáng váng, bệnh nhân nên nghĩ ngay đến việc hạ đường huyết. Dùng một ly sữa, bánh kẹo ngọt, một ly nước đường… tình trạng trên sẽ qua đi nhanh chóng.
 
 

Bệnh đái tháo đường thường có 2 loại chính là đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2 xuất phát từ nguyên nhân, đối tượng và lứa tuổi bị bệnh khác nhau. Vậy đái tháo đường tuýp1 hay tuýp 2 nguy hiểm hơn?



Đái tháo đường tuýp 1

Còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin hay đái tháo đường ở người trẻ. Trong bệnh đái tháo đường tuýp 1, là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tụy bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin nữa. Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người bệnh đái tháo đường tuýp 1. Kháng thể này bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 1 muốn sống được cần phải chích insulin mỗi ngày.

Đái tháo đường tuýp 1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới 30 tuổi. Tuy nhiên ở bệnh nhân trẻ còn có dạng đái tháo đường do cơ hội. Đái tháo đường tuýp 1 chiếm khoảng 10%, còn đái tháo đường tuýp 2 chiếm 90%.

Đái tháo đường tuýp 2

Đái tháo đường tuýp 2 còn gọi là đái tháo đường không phụ thuộc insulin hay đái tháo đường ở người trưởng thành. Trong đái tháo đường tuýp 2, tụy người bệnh vẫn còn khả năng sản xuất insulin, nhưng không đủ. Trong một số trường hợp,sau khi ăn tụy sản xuất một lượng insulin nhiều hơn bình thường. Đa số bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, tế bào cơ thể vẫn còn nhạy cảm với insulin ( đặc biệt là tế bào mỡ và tế bào cơ), lượng lớn insulin được sản xuất được tế bào nhận diện.

Hầu hết đái tháo đường tuýp 2 xảy ra ở người trên 30 tuổi, và tỷ lệ đái tháo đường tăng theo tuổi. Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh đái tháo đường tuýp 2. Một số yếu tố khác như mập phì cũng là nguy cơ bị đái tháo đường. Có mối liên quan trực tiếp giữa béo phì và đái tháo đường tuýp 2.


dai-thao-duong
Đái tháo đường tuýp 1 hay tuýp 2 nguy hiểm hơn?

Đái tháo đường tuýp 1 hay tuýp 2 nguy hiểm hơn?

Với người bệnh đái tháo đường tuýp 1 do tuyến tụy đã giảm hoặc mất khả năng sản xuất Insulin do đó việc sử dụng Insulin là bắt buộc, với người bệnh đái tháo đường tuýp 2 Insulin chỉ sử dụng ở giai đoạn sau của bệnh. Tuy nhiên với đái tháo đường tuýp 1 việc phát hiện và điều trị sớm sẽ hạn chế được các biến chứng hơn so với đái tháo đường tuýp 2 - khi phát hiện thường đã có biến chứng do tiến triển âm thầm của bệnh.

Mỗi loại có biểu hiện và đặc trưng khác nhau nhưng đều có nguy cơ cao dẫn đến tử vong, vì vậy khi đã bị đái tháo đường dù tuýp nào, người bệnh cần xác định phải sống chung với bệnh suốt đời.

Để hạn chế nguy cơ biến chứng và kéo dài tuổi thọ, cần tuân thủ chế độ ăn uống và tập luyện đều đặn, bên cạnh đó là dùng thuốc để đạt được mục tiêu cốt yếu nhất là kiểm soát đường huyết ổn định.

Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường

Biểu hiện lâm sàng xuất hiện rầm rộ trong đái tháo đường tuýp 1. Bệnh nhân thường đột ngột có các biểu hiện đái nhiều, khát nước, uống nhiều và gày sút rất nhanh và có thể hôn mê.

Người đái tháo đường tuýp 2 chủ yếu được phát hiện ngẫu nhiên khi đi khám sức khoẻ định kỳ, hoặc khi đi khám mắt, hoặc chuẩn bị mổ nên làm xét nghiệm thấy đường máu tăng cao, các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ thiếu insulin, giai đoạn đầu thường không rõ ràng:

- Giảm thể lực chung. 

- Đái nhiều, uống nhiều và giảm cân (mất nước). 

- Ăn kém ngon (thường ở đái tháo đường tuýp 1), đói nhiều (giai đoạn tăng insulin máu ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2). 

- Dễ bị nhiễm khuẩn da lâu lành, ngứa vùng sinh dục; nhiễm khuẩn tiết niệu; lao phổi… 

- Rối loạn thị lực: nhìn mờ. 

- Chuột rút bắp chân ban đêm. 

- Giảm dục tình, liệt dương, mãn kinh. 

- Ở người già có tình trạng lú lẫn, chóng mặt và ngã (do mất nước). 

- Nhiều bệnh nhân phát hiện ra bệnh trong tình trạng hôn mê tăng đường máu. 


Quá trình tiêm insulin không chỉ gây đau đớn mà còn rất nguy hiểm nếu không tiêm chính xác lượng cần thiết. Thế nhưng với phát minh mới của các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học North Carolina và NC State, điều này có thể thay đổi.



Hình minh họa. internet

Miếng dán insulin thông minh mới có thể giúp bệnh nhân tiểu đường không những tránh việc tiêm thuốc mà còn kiểm soát tốt lượng đường

Với những người bị bệnh tiểu đường, tiêm insulin thường xuyên là một việc phiền phức. Ngoài ra, lượng insulin không được tiêm chính xác, mức đường trong máu có thể tăng lên hoặc giảm xuống ngoài khả năng kiểm soát. Thế nhưng, miếng dán insulin thông minh mới có thể giúp bệnh nhân tiểu đường không những tránh việc tiêm thuốc mà còn kiểm soát tốt lượng đường.

Miếng dán này được chế tạo bởi các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học North Carolina và NC State. Miếng dán hình vuông bé nhỏ này chứa hơn 100 đầu kim nhỏ li ti, có khả năng phát huy tác dụng nhanh, dễ sử dụng và được làm từ vật liệu sinh học. Các đầu kim siêu nhỏ không gây đau của miếng dán chứa insulin và các enzyme cảm ứng lượng glucose. Nếu lượng đường trong máu của bệnh nhân quá cao, miếng dán này sẽ tự tiết ra enzyme.

Công trình nghiên cứu, được đăng trên trang web Proceedings of the National Academy of Sciences, đem đến những kết quả đầy hứa hẹn cho các bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1. Các nhà nghiên cứu hy vọng những cuộc thử nghiệm được tiến hành tại các bệnh viên sẽ thu được kết quả tốt.

Trên thế giới có gần 387 triệu người mắc căn bệnh tiểu đường. Các bệnh nhân này đều kiểm tra lượng đường bằng cách chích máu ngón tay vào sáng sớm và buộc phải tiêm insulin trước mỗi bữa ăn. Nếu lượng thuốc được tiêm không chính xác, bệnh nhân có thể bị hạ đường huyết và gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm khác.

Đồng tác giả của công trình, ông Zhen Gu cho biết: “Toàn bộ hệ thống có thể được cá nhân hóa theo cân nặng và độ nhạy với insulin của một bệnh nhân tiểu đường. Vì thế chúng tôi có thể khiến miếng dán thông minh này thậm chí còn thông minh hơn”.

Nghiên cứu đã phát hiện ra miếng dán làm giảm lượng glucose máu của những con chuột thí nghiệm trong vòng 9 tiếng. Do chuột không nhạy cảm với insulin bằng con người nên các nhà nghiên cứu cho rằng, miếng dàn này sẽ có công dụng lâu hơn trên các bệnh nhân tiểu đường. Miếng dán này mô phỏng các tế bào beta, loại tế bào tạo và lưu trữ insulin trong các túi dạng bọt khí. Các tế bào beta đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường máu và gửi tín hiệu để cơ thể sản sinh ra insulin trong máu.

Một trong những tác giả của công trình, ông Jiching Yu cho biết: “Chúng tôi đã tạo ra những bọt khí nhân tạo để thực hiện chức năng tương tự bằng cách sử dụng hai vật liệu dễ tìm trong tự nhiên”.

Những chất này là hyaluronic acid và 2-nitroimidazole (NI), được các nhà nghiên cứu kết hợp để tạo thành một phân tử mới một đầu thì ưa nước còn một đầu thì kỵ nước. Những phân tử này có khả năng tự tái tạo thành một túi khí và ngoài ra, các nhà khoa học còn bổ sung thêm một lõi insulin rắn và các enzyme được thiết kế đặc biệt để cảm ứng glucose.

Khi lượng đường huyết tăng, các enzyme này sẽ chuyển những phân tử glucose thừa ở xung quanh các túi khi thành một sản phẩm có tên gọi gluconic acid, phàn ứng này yêu cầu tiêu thụ oxy. Điều đó có nghĩa là môi trường xung quanh sẽ thiếu oxy và khiến các phân tử NI ưa nước trở thành các phân tử kị nước. Điều này đẫn đến các túi khí bị vỡ và giải phóng insulin vào máu, qua đó sẽ tránh việc tiêm thừa hoặc thiếu lượng insulin cần thiết với bệnh nhân tiểu đường
 
 

Thursday, August 27, 2015

Có gần 21 triệu người Mỹ mắc bệnh đái tháo đường, nhiều người có thể rất ngạc nhiên khi biết về các biến chứng phức tạp gắn liền với bệnh này. Nghiên cứu chỉ ra rằng có sự gia tăng đáng kể bệnh về nướu/lợi ở những người bị bệnh đái tháo đường, thêm vào đó bệnh nha chu nặng được đưa vào danh sách những biến chứng đi kèm với bệnh đái tháo đường như đau tim, đột quỵ và bệnh về thận.


 
benh-tieu-duong
Hình minh họa. internet
 
Có sự tác động qua lại hai chiều?

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh nha chu nặng và đái tháo đường là mối liên hệ 2 chiều. Không chỉ những người bị đái tháo đường dễ bị mắc bệnh nha chu nặng, mà những người bị bệnh nha chu nặng cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến kiểm soát đường huyết và làm bệnh đái tháo đường tiến triển nặng hơn . Nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị đái tháo đường thì có nguy cơ có các vấn đề sức khỏe răng miệng cao hơn, như viêm nướu/lợi (giai đoạn đầu của bệnh nha chu) và viêm nha chu (bệnh viêm nướu/lợi nặng). Những người bị đái tháo đường có nguy cơ cao về bệnh viêm nướu/lợi nặng bởi họ dễ bị nhiễm khuẩn và giảm khả năng đề kháng vi khuẩn tấn công vào nướu.

Báo cáo của Khoa Phẫu Thuật Sức Khỏe Răng Miệng nhận định rằng sức khỏe răng miệng tốt cần thiết cho sức khỏe toàn thân. Vì vậy hãy chải răng và dùng chỉ tơ nha khoa đúng cách và đến nha sĩ khám răng định kỳ.

Nếu tôi mắc bệnh đái tháo đường, tôi có nguy cơ bi các vấn đề răng miệng?

Nếu đường huyết của bạn không được kiểm soát tốt, bạn càng có nguy cơ phát triển bệnh viêm nướu/lợi nặng và nguy cơ mất răng cao hơn những người không bị đái tháo đường. Tương tự như các trường hợp nhiễm khuẩn, bệnh viêm nướu/lợi nặng có thể là yếu tố nguyên nhân làm tăng đường huyết và làm cho bệnh đái tháo đường trở nên khó kiểm soát hơn.

Những vấn đề răng miệng khác đi kèm với đái tháo đường bao gồm: nấm miệng, là sự nhiễm và phát triển của nấm trong miệng, và khô miệng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau, loét, nhiễm trùng và sâu răng.

Cách nào giúp tránh những vấn đề răng miệng liên quan đến đái tháo đường?

Đầu tiên là kiểm soát mức đường huyết. Sau đó, thực hiện chăm sóc răng và nướu/lợi, cùng với kiểm ra răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng. Để kiểm soát viêm nhiễm nấm miệng hãy duy trì tốt sự kiểm soát đái tháo đường, tránh hút thuốc và tháo rửa răng giả (nếu có) mỗi ngày. Kiểm soát đường huyết tốt còn giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt khô miệng gây bởi đái tháo đường.

Tôi được gì khi đi khám răng? Tôi có nên báo cho nha sĩ là tôi bi đái tháo đường không?

Những người bị đái tháo đường có những nhu cầu đặc biệt và nha sĩ được trang bị để đáp ứng nhu cầu của họ – với sự hợp tác từ phía họ. Hãy thông báo cho nha sĩ của bạn biết bất cứ sự thay đổi nào trong tình trạng bệnh và bất cứ loại thuốc nào bạn đang uống. Bất cứ điều trị nha khoa nào không khẩn cấp phải hoãn lại nếu đường huyết của bạn không được kiểm soát tốt.
 
 

Biến chứng về mắt là một trong những nguy hiểm mà người bệnh đái tháo đường phải đối mặt. Nếu không được kiểm soát và điều trị tốt, người bệnh có thể bị mù vĩnh viễn. 

 

bien-chung-mat-do-tieu-duong
Người bệnh đái tháo đường cần đi khám mắt thường xuyên để phát hiện sớm biến chứng
Tiến triển âm thầm

Biến chứng tại mắt do bệnh đái tháo đường có thể biểu hiện âm thầm, từ nhẹ đến nặng. Ban đầu người bệnh thường thấy mắt đỏ, chảy nước mắt, cộm, vướng, ngứa mắt... Hạn chế hoặc liệt vận động nhãn cầu: Người bệnh nhìn một thành hai (khi hai mắt cùng mở) còn gọi là triệu chứng song thị, có thể kèm theo lệch đầu, vẹo cổ. Mắt không liếc về một phía của cơ bị liệt, có thể kèm theo sụp mi. Mắt bị lác gọi là lác liệt. Đục thể thủy tinh gây nhìn mờ.

Đường máu tăng sẽ phá hủy các mạch máu ở võng mạc và gây ra bệnh võng mạc ĐTĐ, đây là hậu quả về mắt nặng nề nhất do ĐTĐ gây ra. Ở thời kỳ đầu của bệnh, những tổn thương võng mạc chưa làm giảm thị lực nhiều nên người bệnh chưa thể nhận ra. Đó là những tổn thương mạch máu do mạch máu bị dãn ra gọi là phình vi mạch. Lâu ngày, các chất dịch trong máu sẽ dò qua thành mạch gây phù võng mạc và phù hoàng điểm làm cho người bệnh nhìn thấy ám điểm ở giữa vùng nhìn, hình ảnh bị mờ và nhòe đi, thời gian sau sẽ phát sinh các mạch máu mới, gọi là tân mạch, phù, xuất tiết và nặng hơn nữa là xuất huyết võng mạc và có thể dẫn đến xuất huyết dịch kính, bong võng mạc, dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, tân mạch có thể phát sinh ở phần phía trước nhãn cầu (mống mắt và góc tiền phòng) gây tăng nhãn áp làm đau nhức và mù nhanh.

Điều nguy hiểm là quá trình này lại tiến triển âm thầm, mặc dù đã có tổn thương sớm ở võng mạc và thủy tinh thể nhưng đa số người bệnh đái tháo đường không thấy có rõ triệu chứng bất thường về mắt cho đến khi đột nhiên bị giảm hoặc mất thị lực. Khi đó khả năng phục hồi của mắt rất kém, người bệnh có thể bị mù vĩnh viễn.

Phải theo dõi và điều trị kịp thời

Bệnh nhân đái tháo đường cần đặc biệt chú ý chăm sóc đôi mắt của mình, đừng chờ đợi mắt mờ mới đi khám mắt mà hãy khám mắt ngay khi biết mình bị bệnh đái tháo đường để phát hiện và điều trị bệnh sớm, tránh mù loà.

Để phòng ngừa biến chứng trên mắt, bệnh nhân ĐTĐ cần tuân thủ những nguyên tắc sau: duy trì đường huyết và kiểm soát huyết áp ổn định theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, bỏ thuốc lá. Cần đi khám mắt tại các cơ sở y tế chuyên khoa định kỳ, ít nhất là 1 lần/năm để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các biến chứng về mắt. Đặc biệt, cần đi khám mắt ngay khi có thấy một trong các dấu hiệu: nhìn mờ, khó đọc sánh báo, nhìn đôi, đau một hoặc cả hai bên mắt, mắt đỏ hoặc căng tức, nhìn có hình ảnh ruồi bay,...
 
 

Tiểu đường (đái tháo đường) đang trở thành vấn nạn của xã hội bởi số người mắc căn bệnh này ngày càng tăng nhanh cùng với những biến chứng nghiêm trọng do nó gây ra.



1. Những triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường:

Khi bị bệnh tiểu đường giai đoạn đầu, người bệnh thường gặp những dấu hiệu mà nếu để ý một chút cũng có thể nhận ra. Những dấu hiệu đó là giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân, thèm ăn, đi tiểu nhiều... Tuy nhiên, những dấu hiệu này chỉ là triệu chứng ban đầu. Bên cạnh đó, người bị bệnh tiểu đường còn cần phải chú ý những triệu chứng lâm sàng của bệnh nữa. Những triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường bao gồm:

- Mất cảm giác ở đầu các chi do hệ thống dây thần kinh ngoại vi bị ảnh hưởng.

- Có những thời điểm đột ngột không nhìn rõ mọi vật nhưng sau đó lại nhìn rõ bình thường. Điều này là do võng mạc mắt bị tổn thương do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường.

- Nếu cơ thể có vết thương ngoài da thì vết thương rất khó lành, miệng vết thương lở loét.

- Lòng bàn chân thường có những vết loét kèm theo hiện tượng chảy huyết tương màu vàng, rỉ máu và cũng có đặc điểm là rất khó lành.

2. Loét chân - dấu hiệu quan trọng cảnh báo bệnh tiểu đường:
Hình minh họa. internet

Loét chân là một dấu hiệu quan trọng báo hiệu bệnh tiểu đường. Nguyên nhân của việc loét chân khi bị tiểu đường là do lượng đường trong máu cao dẫn đến những tổn thương thần kinh ở bàn chân. Ban đầu, những tổn thương chỉ là những vết xước, vết cắt nhỏ có thể có mùi hôi hoặc dấu hiệu kích ứng da do ma sát gây ra.

Tuy nhiên, nếu người bệnh không chú ý chăm sóc và điều trị vết thương kịp thời, loét gan bàn chân ở người tiểu đường có thể dẫn đến chứng hoại tử về sau do sự tích tụ glucose trong máu quá nhiều khiến cho mạch máu bị tắc nghẽn, chèn ép tại chi dưới. Nếu để tình trạng này quá lâu, những tế bào ở chân không được máu nuôi dưỡng sẽ dẫn đến hoại tử, phải cắt bỏ.

Vì vậy, khi lòng bàn chân có vết loét sâu, người bệnh phải nghĩ đến bệnh tiểu đường ngay và nhanh chóng tới ngay các trung tâm y tế, bệnh viện để được làm các xét nghiệm, kiểm tra đường huyết, chỉ số HbAlc.
 
 

Saturday, August 22, 2015

Tiểu đường không phụ thuộc insulin còn được gọi là tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở người bệnh tuổi trung niên, béo phì và có chế độ sinh hoạt không ổn định.

 

nhan-sam-chua-tieu-duong
Dùng nhân sâm thường xuyên cải thiện bệnh tiểu đường

Công dụng: Nhân sâm được chứng minh với khả năng tăng giải phóng insulin từ tuyến tụy và khả năng hoạt hóa của insulin. Không những vậy nhân sâm còn có tác dụng làm giảm đường huyết trực tiếp và tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Chỉ với 200mg chiết xuất nhân sâm mỗi ngày sẽ thấy bệnh tiểu đường được cải thiện rõ rệt.

2. Giáng hương quả to
giang-huong-chua-tieu-duong
Gỗ giáng hương sản xuất insulin

Công dụng: gỗ Giáng hương quả to rất đẹp, mùi thơm, ít nứt nẻ, cứng và không bị mối mọt. Vỏ cây giáng hương được chứng minh có khả năng ngăn chặn và phục hồi sự tổn thương của tế bào beta tuyến tụy (tế bào có nhiệm vụ sản xuất Insulin cho cơ thể) mà không một sản phẩm tự nhiên nào có thể làm được.

3. Dây thìa canh
day-thia-canh-tri-tieu-duong
Dùng dây thìa

Công dụng: hoạt chất Gymnemic acid trong dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường được chứng minh làm tăng cường khả năng tiết và hoạt lực của insulin, tăng khả năng sử dụng đường của các tế bào trong cơ thể, giảm mỡ máu. Dùng dây thìa canh thường xuyên giúp giảm lượng đường huyết đáng kể cho bệnh nhân tiểu đường không phụ thuộc insulin.

4. Hành và tỏi
Hành tỏi có công dụng rất tốt cho bệnh tiểu đường

Công dụng:
tỏi có khả năng tăng sản xuất insulin trong máu, làm tăng khả năng chuyển hóa đường, làm giảm lượng đường trong máu cũng như trong nước tiểu. Theo một số nghiên cứu thì bệnh nhân tiểu đường dùng tỏi thường xuyên, hàng ngày cùng với chế độ sinh hoạt hợp lý có thể chữa được bệnh tiểu đường cho người mắc 3- 10 năm. Tương tự như tỏi, hành cũng có tác dụng tăng chuyển hóa đường ở gan và kích thích tiết insulin của cơ thể, rất hiệu quả trong hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân tiểu đường không phụ thuộc insulin.

5. Cây việt quất

Lá và quả cây việt quất có tác dụng rất tốt trong ngăn chặn biến chứng của bệnh tiểu đường với khả năng làm tăng độ rắn chắc của mao mạch, nâng cao chất lượng mạch máu giảm nguy cơ biến chứng mắt như đục thủy tinh thể và tổn thương võng mạc mắt.

6. Quế
quế có hiệu quả nâng insulin gấp 3 lần


Quế được chứng minh có khả năng nâng hiệu quả của insulin lên 3 lần, vì bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin bị giảm tiết insulin, khả năng chuyển hóa đường của insulin kém vì vậy quế rất có hiệu quả đáng kể với người bệnh. 
 
 

Sữa đậu nành được biết đến là một loại thức uống bổ dưỡng, mát, giúp dễ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe con người. Và hơn thế nữa, sữa đậu nành còn phòng bệnh tiểu đường rất tốt. 

 
sua-dau-nanh-phong-benh-tieu-duong
Sữa đậu nành phòng bệnh tiểu đường

Sữa đậu nành không chỉ là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng mà còn giúp phòng chống được rất nhiều căn bệnh như cao huyết áp, bệnh tim mạch và phòng bệnh tiểu đường.

1. Tăng cường sức khỏe


Một trăm gam sữa đậu nành có chứa 4,5g Protein, 1,8g chất béo, 1,5g Carbohydrate, 2,5g Sắt, 2,5g Canxi, 2,5g Vitamin. Với lượng chất dinh dưỡng như vậy chắc chắn sức khỏe chúng ta sẽ được tăng cường.

2. Phòng chống tiểu đường

Sữa có chứa lượng lớn cellulose thực phẩm, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự hấp thụ đường vì vậy nó có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Những người mắc tiểu đường nên thường xuyên sử dụng sữa đậu nành.

3. Chống huyết áp cao

Hợp chất muối Natri có trong sữa đậu nành như Stigasterol, Kali, Magiê có tác dụng hiệu quả trong việc điều chính huyết áp. Sodium chính là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp. Nếu chúng ta có thể điều chỉnh Sodium một cách thích hợp, huyết áp cũng sẽ được điều chỉnh ổn định.

4. Phòng chống bệnh tim mạch vành
Đậu nành có chứa Steroid, Kali, Magiê, Canxi có thể tăng cường sự phấn khích của các mạch máu, cải thiện dinh dưỡng cho tim giảm lượng Cholesterol.

Nếu mỗi ngày bạn có thể uống một cốc sữa, tỷ lệ tái phát của bệnh tim mạch vành sẽ giảm 50%.
 
 

Friday, August 21, 2015


Thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt với những người bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) thuốc lá ảnh hưởng rất lớn, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

 
hut-thuoc-la-anh-huong-den-benh-nhan-tieu-duong
Hình minh họa. internet

Khoa học đã chứng minh thuốc lá rất có hại cho cơ thể. Đối với những người bị bệnh tiểu đường thuốc lá đặc biệt nguy hiểm với cơ thể. Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây là bệnh tiểu đường, và là một trong những yếu tố làm tăng nguy có gây ra các biến chứng nguy hiểm của biện tiểu đường như: đau tim, đột quỵ, vấn đề về lưu thông máu.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường về tim mạch và đường huyết sẽ phát triển nhanh và khó kiểm soát hơn đối với những người hút thuốc lá.

Hút thuốc lá gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường 
 
Bệnh tiểu đường khiến cho lượng đường trong máu cao, kết hợp với các tác dụng, các chất có trong thuốc lá sẽ làm cho mạch máu bị thu hẹp, gây khó khăn trong việc lưu thông máu. Lưu thông máu ở các động mạch vành gặp khó khăn khiến não không được cung cấp đủ oxy, là nguyên nhân của đau tim và đột quỵ bất ngờ.

Hút thuốc cũng hạn chế tuyến tụy sản xuất insulin và hoạt động điều hòa của insulin, dẫn đến thiếu hụt insulin. Sự thiếu hụt insulin sẽ gây ra bệnh tiểu đường hoặc làm bệnh thêm trầm trọng.

Ngoài ra, thuốc lá còn gây nên một số bệnh khác, gây hại cho cơ thể như: bệnh béo phì, chứng hôi miệng, tim mạch…

Để hạn chế ảnh hưởng của thuốc lá với bệnh tiểu đường, những bệnh nhân tiểu đường không nên hút thuốc lá và hạn chế ở gần nơi có khói thuốc lá. Không hút thuốc lá là một biện pháp phòng bệnh tiểu đường rất tốt.


Tập luyện có thể chữa khỏi tiểu đường hay không? Đây là một câu hỏi rất phổ biến mà rất nhiều bệnh nhân tiểu đường thắc mắc. Thật không may, không có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, vẫn có những cách để kiểm soát căn bệnh này giúp bệnh nhân có thể sống một cuộc sống bình thường. Chìa khóa ở đây là tập luyện!



Tập luyện giúp ổn định nồng độ đường huyết

Trong quá trình tập luyện, cơ bắp hút glucose để làm năng lượng. Điều này khiến cho nồng độ glucose trong máu giảm xuống. Sự giảm của nồng độ glucose tạo ra một phương pháp điều trị tự nhiên dành cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, các bài tập luyện quá mạnh có thể có tác động ngược lại làm tăng nồng độ glucose trong máu, gây hại cho bệnh nhân tiểu đường. Chìa khóa ở đây là tìm kiếm dạng bài tập có hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân và thực hiện nó ở mức độ vừa phải không gây hại. 

tap-luyen
Tập luyện có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh tiểu đường hay không?
Tập luyện có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh tiểu đường hay không?
 
Làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch chữa bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tập luyện có một ảnh hưởng tích cực đến huyết áp, cholesterol và đường huyết. Điều này làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch có thể dẫ tới tử vong ở rất nhiều bệnh nhân tiểu đường. Vì thế, mặc dù tập luyện không thực sự chữa khỏi căn bệnh tiểu đường nhưng nó chắc chắn có thể ngăn ngừa các triệu chứng nguy hiểm.

Giúp giảm cân cho người bệnh tiểu đường

Tập luyện cũng giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể. Điều này rất quan trọng cho những người bị tiểu đường tuýp 2 – có đặc điểm là độ nhạy insulin bị giảm xuống. Giảm cân có thể làm tăng độ nhạy cảm insulin và cải thiện hiệu quả sản sinh ra insulin trong cơ thể. Rất nhiều người thừa cân được chẩn đoán là bị tiểu đường tuýp 2 không phải chịu các triệu chứng tiểu đường nữa một khi họ giảm được số cân nặng thừa của mình.

Thoải mái tinh thần, cảm giác mạnh khỏe

Các lợi ích về mặt tâm lý của việc tập luyện cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến bệnh nhân tiểu đường. Hóc-môn endorphins được giải phóng trong quá trình tập luyện tạo ra một cảm giác thoải mái tinh thần và phấn chấn. Sự lạc quan này đi kèm với khao khát làm việc với một trạng thái tinh thần, tình cảm và thể chất tốt hơn rất nhiều. Bệnh nhân bắt đầu ăn uống tốt hơn, cảm giác hưng phấn hơn, cái nhìn lạc quan hơn và chất lượng cuộc sống được cải thiện nhiều hơn. Điều này không có nghĩa rằng tập luyện là một biện pháp chữa trị tiểu đường nhưng nó chắc chắn diễn tả làm thế nào mà tập luyện có sức mạnh tạo ra một quãng thời gian sáng hơn và mới hơn cho cuộc sống của người bệnh.

Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có thể nhận được nhiều lợi ích từ các bài tập luyện khác nhau

Các bài tập luyện giúp cải thiện sức khỏe của tim mạch là rất lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường, bao gồm đi bộ, bơi lội, đạp xe, chạy bộ... Đi bộ được đề xuất hơn bất kỳ bài tập nào bởi vì nó không đòi hỏi quá nhiều sức lực và có thể thực hiện trong thời gian dài mà không bị mệt. Luyện tập sức mạnh cũng tốt cho bệnh nhân tiểu đường bởi nó sẽ giúp đốt cháy mỡ và xây dựng cơ bắp nạc, rất cần thiết cho việc kiểm soát độ nhạy insulin. Ngoài ra, các bài tập Yoga, Pilates, Tai Chi, Gi gong cũng giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân tiểu đường.

Kết luận

Đối với những người đang tự đặt ra câu hỏi: “Liệu tập luyện có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường?”, điều quan trọng nhất là phải hiểu rằng tập luyện chỉ có thể giúp bạn kiểm soát được căn bệnh. Tuy nhiên, việc kiểm soát căn bệnh này có thể dẫn tới loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng bệnh tiểu đường. Điều này cũng gần giống như việc chữa khỏi triệt để được căn bệnh mà bất kỳ ai cũng có thể làm. Nếu như bạn đang bị bệnh tiểu đường, bạn nên bắt đầu đưa thói quen tập luyện vào trong cuộc sống của mình càng sớm càng tốt. Hãy bắt đầu bằng cách xác định bài tập nào là hợp nhất với bạn cũng như thỏa mãn được mục đích của bạn một cách an toàn nhất có thể. Đảm bảo rằng tham khảo ý kiến chuyên gia bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình luyện tập nào. Thêm nữa, việc kiểm tra nồng độ đường huyết trước và sau khi tập luyện là một điều bắt buộc. Bạn cần phải tự tìm cách làm thế nào để xác định thời điểm an toàn nhất cho bạn để tập luyện và thời điểm nào là không nên để tránh gặp nguy hiểm. 
 
 

Đối với những người bị bệnh tiểu đường, mùa hè là thời gian mà những vấn đề sức khỏe có chiều hướng gia tăng và cần được quan tâm chú ý đặc biệt.


Vào mùa hè, tốc độ trao đổi chất của người mắc bệnh tiểu đường thường tăng cao, dễ gây cảm giác đói và khô họng. Vì vậy, điều quan trọng nhất chính là phải giữ cho cơ thể đủ nước và bổ sung những thực phẩm phù hợp. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích giúp người bị bệnh tiểu đường duy trì tình trạng sức khỏe tốt trong mùa hè.

1. Cung cấp cho cơ thể lượng trái cây cần thiết

Vào mùa hè, bệnh nhân tiểu đường thường ra mồ hôi rất nhiều, việc giải phóng năng lượng khiến cho cơ thể thường lờ đờ, mệt mỏi, khó tập tập trung. Vì vậy, một trong những điều quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe cho những bệnh nhân tiểu đường, đó là bổ sung lượng trái cây cần thiết, giúp cơ thể không bị mất nước. Các loại trái cây được bác sĩ khuyên dùng là dưa hấu, đào, các loại quả mọng…

2. Uống nhiều hơn

Ngoài uống nhiều nước, hãy bổ sung cho cơ thể những thức uống bổ dưỡng khác. Bạn có thể chọn trà để làm thức uống bổ sung, nhưng hãy nhớ không được bỏ thêm đường. Có thể nói, trà xanh là sự lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường.

Hình minh họa. internet
3. Bổ sung vitamin

Cung cấp đủ lượng vitamin C và vitamin A sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường có sức đề kháng tốt để chống lại các bệnh khác. Vì vậy, hãy bắt đầu ăn những loại rau quả màu xanh như bí, đậu…. để bổ sung những loại vitamin cần thiết cho cơ thể.

4. Giữ cơ thể sạch sẽ

Ngoài việc áp dụng một chế độ ăn kiêng hợp lí để giữ gìn sức khỏe, bệnh nhân tiểu đường còn cần giữ cho cơ thể sạch sẽ. Ra mồ hôi nhiều là một trong những vấn đề mà các bệnh nhân tiểu đường mắc phải. Vì thế, hãy tắm 2 lần trong một ngày, dùng xà phòng hoặc sản phẩm chống khuẩn để phòng ngừa sự tấn công của vi khuẩn.

5. Đừng mặc quá nhiều quần áo

Bạn không nên mặc những loại quần áo có chất liệu quá dày hoặc khó thấm hút mồ hôi. Hãy mặc quần áo với chất liệu cotton hoặc vải lanh để giữ cơ thể luôn khô thoáng và thoải mái. Nếu bạn mặc đồ làm từ sợi tổng hợp, chất vải này sẽ không thấm mồ hôi , hơn nữa còn có thể làm bạn bị phát ban và ngứa. Đây cũng là một cách để giữ sức khỏe trong mùa hè cho các bệnh nhân tiểu đường.

6. Tránh xa những đồ uống có cồn

Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, cần phải tránh sử dụng những đồ uống có cồn, đặc biệt là trong mùa hè, bạn cần tuyệt đối tránh xa nó. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những đồ uống có chất caffeine để đảm bảo sức khỏe.

7. Tập thể dục ở nơi rộng rãi, gần với thiên nhiên.

Một cách giữ sức khỏe hữu dụng khác cho bệnh nhân tiểu đường đó là thường xuyên tập thể dục ở nơi rộng rãi, thoáng khí. Luyện tập thể thao ở trong phòng kín dễ làm đổ mồ hôi, vì thế bệnh nhân tiểu đường nên cân nhắc tới môn bơi lội, chạy bộ hoặc Yoga để có một cơ thể khỏe mạnh.

8. Một vài lời khuyên về thức ăn

Đối với bệnh nhân tiểu đường, khi tham dự những bữa tiệc, cưới hỏi, gặp mặt.... tốt hơn hết nên tránh những món đồ ăn tráng miệng có nhiều đường ,đồ chiên rán, và thay vào đó có thể ăn một chút đồ nướng. Thay vì dùng sốt mayonnaise hay pho mát, hãy thử với nước sốt mù tạt.

9. Chăm sóc bàn chân

Việc giữ gìn vệ sinh đối với bệnh nhân tiểu đường là hết sức quan trọng. Đặc biệt, mùa hè nóng nực thường khiến chúng ta gặp nhiều rắc rối ở đôi bàn chân, như sự tấn công của các vi khuẩn, nấm. Để tránh nhiễm bệnh, hãy nhớ làm sạch đôi bàn chân một cách thường xuyên với dung dịch khử trùng, nếu bạn thường xuyên đi giày, hãy chọn những loại tất làm từ chất liệu cotton để bàn chân luôn khô thoáng.

10. Tránh các vết thương hở


Người bị bệnh tiểu đường cần nhớ, không bao giờ được đi chân trần. Một vết cắt bình thường có thể sẽ rất nguy hiểm đối với bệnh nhân bị tiểu đường. Hãy cố gắng tránh bị những vết thương hở trên cơ thể ,nếu bạn không may bị những vết thương như vậy, hãy nhanh chóng đến phòng khám để được điều trị.

11. Đừng để bị đói

Những bệnh nhân bị tiểu đường thường có xu hướng bị đói , cảm giác cồn cào. Nếu bạn cố tình lờ đi cơn đói, lượng đường huyết của bạn có thể bị sụt giảm nghiêm trọng. Vì thế, hãy chuẩn bị cho mình những bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính để cơ thể không rơi vào trạng thái đói . Những đồ ăn nhẹ không đường hay trái cây sẽ là sự lựa chọn thông minh cho bữa phụ giữa bữa sáng và bữa trưa.

12. Kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên

Hãy kiểm tra lượng đường huyết của bạn một cách thường xuyên. Không bao giờ được quên uống thuốc theo thời gian quy định. Nếu bạn thấy bất kì thay đổi nào trong lượng đường huyết của bạn, hãy liên lạc với bác sĩ để nhận được lời khuyên kịp thời.


Wednesday, August 19, 2015

Nghe thật buồn cười nhưng đó lại là sự thật – giảm lượng đường trong máu bằng cách ăn cơm bằng đũa. Các nhà nghiên cứu đã kiểm chứng bằng những thực tiễn áp dụng cho những đối tượng bị mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường).



an-com-bang-dua
Hình minh họa. internet
Ăn cơm bằng đũa giảm lượng đường trong máu

Các nhà khoa học đã đi đến kết luận: Những người sử dụng đũa để ăn cơm sẽ giúp làm giảm quá trình hấp thụ Glucose so với những người dùng thìa và tay, điều này có nghĩa nguy cơ tăng hàm lượng đường trong máu cũng giảm theo.

Ông Jeyakumar Henry (Giám đốc trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng lâm sàng) cho biết: “Tôi đã sống ở Anh hơn 30 năm, ở đây, tất cả mọi người đều dùng thìa trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng trong 3 năm làm việc tại Singapore, tôi nhận ra rằng người dân ở đây có cách ăn uống khá độc đáo. Sự khác nhau này chính là cảm hứng giúp tôi quyết tâm thực hiện nghiên cứu này”.

Ông nói thêm: “Tôi cảm thấy hài lòng với kết quả nghiên cứu của nhóm, điều này có lẽ sẽ giúp ích cho những người muốn giảm lượng đường trong máu. Theo tôi, những người sử dụng đũa trong bữa ăn giúp quá trình tiêu hóa của họ chậm lại, họ ăn từ từ hơn so với việc sử dụng thìa hoặc ăn bốc. Ăn từng chút một giúp quá trình chuyển hóa Glucose diễn ra chậm hơn và bảo vệ hệ tiêu hóa.”

Ăn cơm chậm cũng giảm lượng đường trong máu

Ông giải thích: “Nếu ăn cơm bằng đũa, trung bình bạn sẽ phải gắp khoảng 43 lần để ăn hết một bát cơm. Nhưng nếu sử dụng tay hoặc thìa, bạn sẽ chỉ mất khoảng 17 đến 20 lần. Quá trình chuyển hóa Glucose chậm lại giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.” 

an-com-cham
Ăn cơm bằng đũa giúp giảm lượng đường trong máu
Nghiên cứu của ông đã được chính thức công bố vào tháng 12 vừa qua trên một tạp chí Sức khỏe. Đối với những người không có thói quen sử dụng đũa, ông khuyên rằng họ nên thưởng thức bữa ăn một cách từ từ, ăn chậm và nhai kỹ.

Ông nhấn mạnh rằng kết quả của cuộc nghiên cứu được áp dụng cho những người sử dụng đũa, tuy nhiên, họ phải gắp thành từng miếng nhỏ. Kết quả này sẽ không đúng khi chúng ta dùng đũa để và cơm vào miệng một cách vội vàng.

Tiến sĩ Henry chia sẻ: “Chúng ta hoàn toàn có rất nhiều cách để giảm lượng đường trong máu, ví dụ như bạn có thể bổ sung nhiều hơn nguồn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI), và nên nhớ rằng những thực phẩm chứa Carbohydrate làm tăng hàm lượng đường trong máu.”

Ông cũng khuyến cáo rằng: “Bữa cơm vô cùng quan trọng, bạn nên có một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm cả thịt và rau. Tuy nhiên, bạn cũng có thể ăn thức ăn trước trong lúc chờ cơm chín, sau đó thưởng thức một bát cơm gạo trắng một cách từ từ, điều này sẽ rất hiệu quả trong việc giảm lượng đường trong máu.”