Bệnh tiểu đường là một bệnh rất nguy hiểm và nó còn nguy hiểm hơn khi gặp ở phụ nữ mang thai. Nếu không phát hiện và biết cách kiểm soát thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả mẹ và bé. Vì vậy khi có thai, chị e nên được khám sàng lọc, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để có chủ động trong việc điều trị bệnh.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường trong thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường xuất hiện lần đầu trong thời kỳ mang thai và thường khỏi sau khi đứa trẻ chào đời. Bệnh phổ biến hơn khi trọng lượng cơ thể tăng và với những phụ nữ sinh con muộn.
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện trong khoảng tuần mang thai thứ 24-28 nhưng cũng co thể sớm hơn.
Bác sĩ khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai nên được xét nghiệm xác định bệnh tiểu đường thai kỳ vì bệnh này không có triệu chứng và việc kiểm soát có hiệu quả đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và đứa con trong bụng.
XÉT NGHIỆM TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
Những thai phụ có yếu tố nguy cơ cao như: Cha mẹ, anh em có người bị tiểu đường, thai kỳ lần trước bị thai lưu, thai dị tật, con to hoặc ở những người có lối sống ít vận động, béo phì, cao huyết áp, thai phụ trên 35 tuổi… cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để làm xét nghiệm phát hiện bệnh (ở tuần 24 – 28 của thai kỳ). Trường hợp lần mang thai đầu đã bị tiểu đường thai kỳ thì nên đi xét nghiệm trước tuần thứ 24 và cần kiểm tra lại vào tuần 30 – 32 của thai kỳ.
XÉT NGHIỆM TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ GỒM NHỮNG GÌ?
Bạn sẽ cần phải nhịn ăn trong ít nhất 6 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Lúc đó, y tá sẽ lấy mẫu máu. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy nhờ một người thân đứng bên cạnh. Mẫu máu đầu tiên sẽ được dùng để đo mức đường huyết trong máu khi bạn đang nhịn ăn và được gọi là test cơ bản.
Sau đó, bạn sẽ được uống một cốc nước đường, khi đường ngấm vào máu, bạn sẽ được lấy máu lần 2 để đo mức đường huyết rồi so sánh với mức đường huyết trong mẫu máu lần 1.
Bạn cũng đừng quá lo lắng nếu thấy kiến “quan tâm” tới đáy quần lót vì thai phụ nào cũng có chút đường trong máu dù đường huyết hoàn toàn bình thường.
KIỂM TRA LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU SAU KHI SINH CON
Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu sau khi sinh và tái kiểm tra trong sáu đến 12 tuần để đảm bảo rằng lượng đường trong máu thai phụ đã trở lại bình thường. Nếu các xét nghiệm bình thường, cần theo dõi và xét nghiệm bệnh tiểu đường ít nhất 3 năm 1 lần. Nếu các xét nghiệm sau đó cho thấy có dấu hiệu bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường hãy trao đổi với bác sĩ về việc lên kế hoạch phòng chống và quản lý bệnh tiểu đường.
Cách tốt nhất để giảm nguy cơ cho mẹ và con là đảm bảo cả hai có chế độ ăn lành mạnh, tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên và duy trì trọng lượng cơ thể vừa phải.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo,
để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của
các thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: www.luongynguyenthiphu.com
Email: luongynguyenthiphu@gmail.com
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: www.luongynguyenthiphu.com
Email: luongynguyenthiphu@gmail.com
chữa bệnh xương khớp tháiland trankal
ReplyDeletechua benh xuong khop thailand trankal