Monday, July 18, 2016

Biến chứng cấp tính bệnh tiểu đường do tăng đường máu bao gồm nhiễm toan chuyển hóa và tăng áp lực thẩm thấu. Trong phần 1 chúng ta cùng nhau tìm hiểu về biến chứng nhiễm toan ceton, trong phần 2 này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về biến chứng tăng áp lực thẩm thấu do tăng glucose máu.

 Biến chứng cấp tính bệnh tiểu đường
Tăng áp lực thẩm thấu do tăng gluocose máu

Tăng áp lực thẩm thấu do tăng gluocose máu là tình trạng tăng áp lực thẩm thấu xảy ra do lượng glucose máu rất cao kèm theo tình trạng mất nước nặng, không có nhiễm toan ceton hoặc nhiễm toan rất nhẹ. Tăng áp lực thẩm thấu nặng có thể dẫn đến hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.

Tăng áp lực thẩm thấu do tăng glucose máu thường xảy ra ở ĐTĐ týp 2 nhiều hơn so với týp 1. Tỷ lệ tử vong do hôn mê tăng áp lực thẩm thấu có thể lên tới 15%. Những nguyên nhân và yếu tố khởi phát bao gồm: Tiểu đường týp 2 không được chuẩn đoán và điều trị, bỏ thuốc trong điều trị ĐTĐ, nhiễm trùng và các bệnh cấp tính như nhồi máu cơ tim và tai biến máu não, chấn thương, sử dụng một số thuốc như lợi niệu, dùng corticoid.

Tăng áp lực thẩm thấu do tăng glucose máu xảy ra âm thầm và nặng dần trong tời gian từ vài ngày đến vài tuần. Các biểu hiện bao gồm:
Có thể bạn quan tâm Một số loại thực phẩm cấm kỵ với bệnh nhân tiểu đường

– Uống nhiều nước, tiểu nhiều ở giai đoạn đầu vuvu

– Mất nước nặng, sụt cân nhiều

– Tăng trương lực cơ, co giật khu trú hoặc lan rộng

– Rối loạn thị giác, có dấu hiệu tổn thương thần kinh khu trú

– Rối loạn ý thức từ mức độ nhẹ đến hôn mê sâu.
2.3. Các biểu hiện cận lâm sàng

– Glucose máu tăng rất cao, thường trên 30 mmol/L

– Glucose niệu tăng cao

– Rối loạn điện giải, thường gặp tăng natri máu

– Áp lực thẩm thấu máu cao > 320 mOsmol/kg cân nặng

– pH máu > 7,30

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tăng glucose máu là một cấp cứu nội tiết cần điều trị kịp thời và tích cực bằng kết hợp:

– điều chỉnh điện giải và bù nước cho bệnh nhân

– Insulin

– Điều trị các yếu tố khởi phát

Theo dõi và chăm sóc biến chứng cấp tính cho người bệnh

– Theo dõi toàn trạng người bệnh: Mạch, nhiệt độ, đo huyết áp, đo nhịp thở 1h/lần cho đến khi tình trạng bệnh nhân ổn định.

– Theo dõi trạng thái ý thức: Ghi chép toàn bộ vào phiếu theo dõi sức khỏe, chăm sóc và báo ngay với bác sỹ khi có dấu hiệu bất thường của bệnh nhân.

– Theo dõi lượng nước tiểu, lượng dịch truyền, nước uống, đảm bảo bilang (+).

– Thực hiện theo y lệnh: truyền dịch, cho thuốc uống, thuốc tiêm, lấy máy làm xét nghiệm và các thủ thuật khác khi cần thiết.
Có thể bạn quan tâm Tiền đái tháo đường là gì ?

– Đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân: Nếu bệnh nhân hôn mê cần cung cấp dinh dưỡng qua đường sonde dạ dày.

– Đảm bảo cung cấp cho bệnh nhân chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh

– Vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân hàng ngày.

– Phòng và chống loét do tỳ đè: Thay đổi tư thế nằm cho bệnh nhân 2 giờ/lần. Cho bệnh nhân nằm đệm hơi hay đệm nước.

– Ghi chép cận thẩn hồ sơ bệnh án của bệnh nhân chi tiết và đầy đủ

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com

0 comments :

Post a Comment