Monday, July 18, 2016

Biến chứng cấp tính bệnh tiểu đường do tăng đường máu bao gồm nhiễm toan chuyển hóa và tăng áp lực thẩm thấu. Trong phần 1 chúng ta cùng nhau tìm hiểu về biến chứng nhiễm toan ceton, trong phần 2 này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về biến chứng tăng áp lực thẩm thấu do tăng glucose máu.

 Biến chứng cấp tính bệnh tiểu đường
Tăng áp lực thẩm thấu do tăng gluocose máu

Tăng áp lực thẩm thấu do tăng gluocose máu là tình trạng tăng áp lực thẩm thấu xảy ra do lượng glucose máu rất cao kèm theo tình trạng mất nước nặng, không có nhiễm toan ceton hoặc nhiễm toan rất nhẹ. Tăng áp lực thẩm thấu nặng có thể dẫn đến hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.

Tăng áp lực thẩm thấu do tăng glucose máu thường xảy ra ở ĐTĐ týp 2 nhiều hơn so với týp 1. Tỷ lệ tử vong do hôn mê tăng áp lực thẩm thấu có thể lên tới 15%. Những nguyên nhân và yếu tố khởi phát bao gồm: Tiểu đường týp 2 không được chuẩn đoán và điều trị, bỏ thuốc trong điều trị ĐTĐ, nhiễm trùng và các bệnh cấp tính như nhồi máu cơ tim và tai biến máu não, chấn thương, sử dụng một số thuốc như lợi niệu, dùng corticoid.

Tăng áp lực thẩm thấu do tăng glucose máu xảy ra âm thầm và nặng dần trong tời gian từ vài ngày đến vài tuần. Các biểu hiện bao gồm:
Có thể bạn quan tâm Một số loại thực phẩm cấm kỵ với bệnh nhân tiểu đường

– Uống nhiều nước, tiểu nhiều ở giai đoạn đầu vuvu

– Mất nước nặng, sụt cân nhiều

– Tăng trương lực cơ, co giật khu trú hoặc lan rộng

– Rối loạn thị giác, có dấu hiệu tổn thương thần kinh khu trú

– Rối loạn ý thức từ mức độ nhẹ đến hôn mê sâu.
2.3. Các biểu hiện cận lâm sàng

– Glucose máu tăng rất cao, thường trên 30 mmol/L

– Glucose niệu tăng cao

– Rối loạn điện giải, thường gặp tăng natri máu

– Áp lực thẩm thấu máu cao > 320 mOsmol/kg cân nặng

– pH máu > 7,30

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tăng glucose máu là một cấp cứu nội tiết cần điều trị kịp thời và tích cực bằng kết hợp:

– điều chỉnh điện giải và bù nước cho bệnh nhân

– Insulin

– Điều trị các yếu tố khởi phát

Theo dõi và chăm sóc biến chứng cấp tính cho người bệnh

– Theo dõi toàn trạng người bệnh: Mạch, nhiệt độ, đo huyết áp, đo nhịp thở 1h/lần cho đến khi tình trạng bệnh nhân ổn định.

– Theo dõi trạng thái ý thức: Ghi chép toàn bộ vào phiếu theo dõi sức khỏe, chăm sóc và báo ngay với bác sỹ khi có dấu hiệu bất thường của bệnh nhân.

– Theo dõi lượng nước tiểu, lượng dịch truyền, nước uống, đảm bảo bilang (+).

– Thực hiện theo y lệnh: truyền dịch, cho thuốc uống, thuốc tiêm, lấy máy làm xét nghiệm và các thủ thuật khác khi cần thiết.
Có thể bạn quan tâm Tiền đái tháo đường là gì ?

– Đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân: Nếu bệnh nhân hôn mê cần cung cấp dinh dưỡng qua đường sonde dạ dày.

– Đảm bảo cung cấp cho bệnh nhân chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh

– Vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân hàng ngày.

– Phòng và chống loét do tỳ đè: Thay đổi tư thế nằm cho bệnh nhân 2 giờ/lần. Cho bệnh nhân nằm đệm hơi hay đệm nước.

– Ghi chép cận thẩn hồ sơ bệnh án của bệnh nhân chi tiết và đầy đủ

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com
Tiểu đường có nhiều mức độ và nhiều loại type khác nhau, như tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2, loại 3… Vậy nguyên nhân, đặc điểm, triệu chứng riêng của từng loại tiểu đường như thế nào và tiểu đường loại nào nguy hiểm nhất? Học tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Tiểu đường loại nào nguy hiểm nhất?
Tiểu đường loại nào nguy hiểm nhất?

Dựa vào các yếu tố bệnh sinh, theo quan niệm mới, các nhà khoa học phân loại bệnh đái tháo đường (tieur đường) thành các tuýp như sau:

Tiểu đường tuýp 1:


Thường xảy ra ở người trẻ tuổi, khi mà họ sinh ra đời họ bị những nguyên nhân khác nhau như do yếu tố di truyền, do yếu tố của sinh trùng, hoặc do cơ thể tự miễn nhiễm khiến cho tụy tạng không sản xuất được insulin.

Đặc biệt, loại này không thể phòng ngừa được, các biện pháp tập thể dục và chú ý chế độ ăn uống sẽ giúp hạn chế các biến động đường huyết và ngăn ngừa biến chứng xuất hiện. Bệnh khởi phát đột ngột, cấp tính và gặp ở đối tượng có thể trạng gầy yếu. Các biến chứng thường gặp là tăng đường huyết do nhiễm toan Ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Những biến chứng tổn thương vi mạch thường xuất hiện sau vài năm bị bệnh. Thông thường những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 thì họ lúc nào cũng phải dùng thuốc tiêm và họ có thể phải tiêm suốt đời như vậy.

Tiểu đường tuýp 2:


Chiếm khoảng 90% và thường xảy ra ở người lớn tuổi (>40 tuổi). Lý do là cơ thể vẫn sản xuất được insulin nhưng mà nó không đủ để phục vụ cho cơ thể, hoặc là insulin sản xuất đủ nhưng không đưa được vào trong cơ thể do lượng mỡ hoặc sự thay đổi của người đó người ta gọi là sự đề kháng của insulin làm cho những người lớn tuổi họ sẽ bị mắc nhiều hơn.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 đôi khi được coi là một căn bệnh lối sống vì nó thường có nguy cơ do người bệnh ít vận động, thừa cân và không chịu tập thể dục. Với tiểu đường tuýp 1 các triệu chứng thường rầm rộ nên có thể phát hiện bệnh và điều trị sớm hơn. Đối với tiểu đường tuyp 2, do bệnh diễn biến âm thầm nên đa phần biến chứng chỉ được phát hiện tình cờ khi thăm khám hoặc ở giai đoạn quá muộn, nên điều trị sẽ khó khăn và rất tốn kém. Các biến chứng mãn tính thường gặp ở tiểu đường tuýp 2 như bệnh lý tim mạch, mờ mắt, suy thận, hoại tử chân tay.

Tiểu đường đối với phụ nữ mang thai ( tiểu đường thai kỳ )


Cứ 100 người phụ nữ mang thai sẽ có 3 người bị bệnh tiểu đường thai kỳ. Đường trong máu của họ sẽ trở lại bình thường sau khi sinh, nhưng rất có khả năng người mẹ sẽ mắc bệnh tiểu đường sau này.

Tiểu đường loại nào nguy hiểm nhất?

Với câu hỏi tiểu đường loại nào nguy hiểm hơn thì rất khó để trả lời. Với người bệnh tiểu đường tuýp 1 do tuyến tụy đã giảm hoặc mất khả năng sản xuất Insulin do đó việc sử dụng Insulin là bắt buộc, với người bệnh tiểu đường typ 2 Insulin chỉ sử dụng ở giai đoạn sau của bệnh. Tuy nhiên với tiểu đường typ 1 việc phát hiện và điều trị sớm sẽ hạn chế được các biến chứng hơn so với tiểu đường tuýp 2 – khi phát hiện thường đã có biến chứng do tiến triển âm thầm của bệnh.

Mỗi loại có biểu hiện và đặc trưng khác nhau nhưng đều có nguy cơ cao dẫn đến tử vong, vì vậy khi đã bị tiểu đường dù tuýp nào, người bệnh cần xác định phải sống chung với bệnh suốt đời. Để hạn chế nguy cơ biến chứng và kéo dài tuổi thọ, cần tuân thủ chế độ ăn uống và tập luyện đều đặn, bên cạnh đó là dùng thuốc để đạt được mục tiêu cốt yếu nhất là kiểm soát đường huyết ổn định.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com
Bệnh tiểu đường type 1 nếu không được điều trị, can thiệp kịp thời sẽ có những biến chứng rất nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong. Vì vậy, cần nhận biết được các triệu chứng của tiểu đường type 1 để phát hiện, điều trị bệnh kịp thời.

 Các triệu chứng của tiểu đường type 1

Các triệu chứng của tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 là dạng tiểu đường xảy ra ở tuổi vị thành niên, do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để chuyển hóa đường trong máu. các triệu chứng của tiểu đường type 1

Nguyên nhân của tiểu đường type 1 do di truyền hoặc do cơ thể tiếp xúc và bị nhiễm virut có hại, xâm nhập phá hủy tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy

Biến chứng của tiểu đường type 1 rất nghiêm trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều cơ quan lớn trong cơ thể như: Tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt, thận. Nếu để bệnh phát triển trong một thời gian dài các biến chứng của tiểu đường type có thể làm vô hiệu hóa các hệ thần kinh trung ương và đe dọa đến tính mạng. các triệu chứng của tiểu đường type 1

Triệu chứng của tiểu đường type 1 đến rất nhanh chóng, nếu kịp thời nhận biết các triệu chứng đó hoàn toàn có thể có biện pháp can thiệp, điều trị để kịp thời ngăn chặn được biến chứng của tiểu đường type 1: các triệu chứng của tiểu đường type 1
Khát nước và đi tiểu thường xuyên: Lượng đường tích tụ trong máu quá cao, dư thừa, chất lỏng kéo từ các mô. Khiến cơ thể luôn trong tình trạng khát nước háo nước, uống nhiều nước dẫn đến đi tiểu nhiều.
Cảm giác đói: Insulin không đủ để chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng, khiến các cơ tế bào, các cơ quan không đư năng lượng để hoạt động. Cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động, nên gây cảm giác đói lúc nào cũng thèm ăn

Mệt mỏi: Các tế bào máu bị thiếu đường, quá trình chuyển hóa trong cơ thể chậm lại, gây cảm giác mệt mỏi.
Trọng lượng giảm: Mặc dù đói và luôn thèm ăn nhưng bênh nhân tiểu đường ăn nhiều vẫn không thể tăng cần mà còn giảm cân rất nhanh chóng. Nếu không cung cấp đủ đường năng lượng, các mô cơ bắp có thể co lại, lượng mỡ trong cơ thể giảm.
Tầm nhìn mờ: Mức độ đường trong máu cao, chất lỏng có thể được lấy từ các mô bao gồm cả dịch ống kính ở mắt. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tập trung của mắt, gây mờ mắt thậm chí gây mù vĩnh viễn

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị chữa tiểu đường type 1 nhưng nếu phát hiện các triệu chứng của tiểu đường type 1 và can thiệt, điều trị kịp thời sẽ ngăn được những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 1.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com

Saturday, July 16, 2016

Bệnh tiểu đường type 1 còn có tên khoa hoc là đái tháo đường phụ thuộc Insulin hay bệnh đái tháo đường ở người trẻ do phần lớn người trẻ có số ca mắc nhiều hơn.

Bệnh tiểu đường type 1(đái tháo đường type 1) bắt nguồn do tuyến tuỵ không có khả năng sản xuất insulin. Bên cạnh đó Insulin có chức năng đưa glucose từ máu vào các tế bào nhằm cung cấp năng lượng. Nếu không có insulin, glucose sẽ tăng cao trong máu. Theo thời gian, nồng độ glucose trong máu tăng cao dẫn đến xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng ở các cơ quan như tim, mắt, thận, thần kinh, và nướu và răng.
Bệnh đái tháo đường type 1 thường xảy ra ở đối tượng là trẻ em hoặc thanh niên, nhưng hoàn toàn có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào.

Hiểu đúng về bệnh tiểu đường type 1
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường type 1

Nguyên nhân gây tiểu đường type 1 :


Nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường type 1 là bởi tế bào beta của tuyến đảo tụy bị phá hủy không còn khả năng sản xuất được insulin.
Nguyên nhân vì sao tế bào beta tuyến đảo tụy bị phá hủy hiện tại vẫn chưa được biết rõ. Nguyên nhân được dự đoán có lẽ do Gen, vi rút, và tự kháng thể có thể đóng góp vai trò vào việc gây ra đái tháo đường type 1.

Triệu chứng thường gặp :


Những triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1 thường xuất hiện rất nhanh chóng, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần,nguyên nhân tác động chính là bởi lượng đường trong máu tăng cao.
Lúc đầu, các triệu chứng có thể bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với 1 số bệnh khác, như bệnh cúm.

  • Đi tiểu nhiều lần: nổi bật là tiểu nhiều lần vào ban đêm. Khi lượng đường trong máu tăng lên, đường sẽ xuất hiện có trong nước tiểu và sẽ làm áp lực thẩm thấu trong nước tiểu tăng lên, kéo nước tự do vào và sẽ làm tăng thể tích nước tiểu.
  • Khát nước: Bệnh nhân đi tiểu nhiều lần gây ra mất nước và từ đó kích thích làm cho bệnh nhân thấy khát.
  • Tụt cân nhanh mặc dù bệnh nhân cảm thấy ăn rất ngon miệng và ăn rất nhiều. Điều này xảy ra là do bệnh nhân đã bị mất nước. Tụt cân cũng có thể do bệnh nhân mất đi cả đường ở trong nước tiểu thay vì sử dụng chúng.
  • Đói nhiều Bệnh nhân cảm thấy đói vì cơ thể không sử dụng được đường glucose trong máu để tạo năng lượng cho tế bào.
  • Nhìn mờ khi lượng đường glucose tích tụ trong mắt, dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu trong nhãn cần, kéo thêm nước tự do vào bên trong nhãn cầu. Điều này làm thay đổi hình dạng của nhãn cầu và làm mờ khả năng nhìn của bệnh nhân.
  • Bệnh nhân cảm thấy rất mệt mỏi dấu hiệu này có cùng cơ chế gây ra đói . Cơ thể của bệnh nhân khi thiếu hụt insulin sẽ không được sử dụng các kalo từ thức ăn mà bệnh nhân ăn vào, do đó cơ thể sẽ không có đủ năng lượng để hoạt động và đó dẫn đến mệt mỏi.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com
Tiền tiểu đường là tình trạng khi đường huyết cao hơn bình thường. Tình trạng này thường dẫn đến bệnh tiểu đường tuyp 2, đột quỵ và bệnh tim. Tuy nhiên có tới 90% số người bị tiểu đường nhưng gặp dấu hiệu tiền tiểu đường lại không biết về tình trạng bệnh tình của mình.

 Tiền tiểu đường là gì?

Tiền tiểu đường là gì?

Trước khi một người phát triển bệnh tiểu đường tuyp 2, họ thường sẽ phải đối mặt với một tình trạng mà chúng ta hay gọi là tiền tiểu đường.Có tới hơn 30% bệnh nhân tiền tiểu đường sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường tuyp 2 chỉ trong vòng có 5 năm, theo ghi nhận của Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Mỹ(CDC).

Tiền tiểu đường không chỉ làm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng nó cũng có thể dẫn tới vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, như đột quỵ và bệnh tim.Người có chẩn đoán tiền tiểu đường sẽ có đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa thể đến mức độ nguy hiểm như bệnh tiểu đường .Điều đó có nghĩa là cơ thể bạn bắt đầu có trục trặc trong việc xử lý glucose hay đường. Tiền tiểu đường là gì? 

Tiền tiểu đường là tình trạng xảy ra khi lượng đường huyết cao nhưng chưa đủ cao để được xem là bệnh tiểu đường. Tình trạng này ngăn cản cơ thể xử lý glucose theo cách bình thường, và làm giảm lượng insulin tiết ra từ tuyến tụy của cơ thể.Phần lớn đường glucose trong cơ thể đến từ thức ăn, đặc biệt là thực phẩm có chứa carbohydrat. Glucose sẽ đi vào máu trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Insulin là một hoóc-môn của tuyến tụy giống như chiếc chìa khóa mở cánh cổng cho các tế bào của cơ thể đi vào và được sử dụng làm năng lượng. Do đó, insulin sẽ làm giảm lượng đường trong máu và khi đường trong máu giảm xuống thì sẽ gây ra bài tiết insulin từ tuyến tụy cũng giảm xuống.Nhưng đối với những bệnh nhân bị tiền tiểu đường, quá trình này sẽ bị trục trặc. Đường tích tụ trong máu và tuyến tụy không sản xuất được đủ insulin.

Nguyên nhân chính xác nhất gây ra tiền tiểu đường còn chưa rõ, nhưng có 5 số yếu tố sau làm tăng nguy cơ tiền tiểu đường là:

  • Tuổi tác (đặc biệt là sau 45 tuổi)
  • Tiền sử tiểu đường thai kì (bị tiểu đường khi mang thai)
  • Sinh con nặng trên 4kg
  • Có tiền sử gia đình bị tiểu đường
  • Tập thể dục dưới 3 lần/tuần
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com
Mang thai là một khoảng thời gian tuyệt nhất trong đời người phụ nữ, các chuyên gia khuyên rằng thai phụ nên giữ tâm trạng thoải mái và sức khoẻ tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Nhưng họ luôn bị rình rập bởi bệnh lý phổ biến nhất.

Trong thời kỳ nhạy cảm như mang thai thì tiểu đường thai kỳ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nhất là chứng tiền sản giật, gây tổn thương xương và não, sinh non hay khó sinh, về lâu dài thậm chí dẫn đến hệ luỵ nghiêm trọng hơn như hạ đường huyết, co giật suy hô hấp và hôn mê nếu bạn không phát hiện kịp thời. Do tính chất nghiêm trọng của tiểu đường thai kì, cùng với sự hạn chế việc sử dụng thuốc nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ thai nhi và các thai phụ phải thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết.

 Tiểu đường thai kỳ – Những biến chứng cực nguy hiểm
Các loại thực phẩm đảm bảo lượng dưỡng chất cho mẹ và bé

Chỉ cần hiểu rõ bản chất của tiểu đường thai kỳ và điều chỉnh được lượng Carbonhydrates – là một thành phần chính tạo ra lượng đường trong máu, nó bao gồm 2 loại Carbonhydrates đơn giản và phức tạp. Ngược lại các thực phẩm chứa Carbonhydrates phức tạp sẽ duy trì được lượng đường ở mức ổn định

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com

Friday, July 15, 2016

Kẹo, bánh quy, sirô, và soda là những thực phẩm làm mắc bệnh tiểu đường chính trong cơ thể chúng ta.Bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ gặp ở mọi lứa tuổi. Chế độ ăn uống giàu năng lượng sẽ tác động mạnh đến nồng độ đường huyết và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Sau đây là những thực phẩm ta nên hạn chế sử dụng.

Những thực phẩm làm mắc bệnh tiểu đường
Những thực phẩm làm mắc bệnh tiểu đường

1. Kẹo

 
Loại thức ăn chứa nhiều đường và carbohydrate như kẹo, bánh quy, sirô, soda rất ít giá trị dinh dưỡng còn gây biến động lượng đường trong máu khiến bạn tăng cân. Cả hai yếu tố này làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường.

2. Các loại thịt và chế phẩm từ sữa giàu chất béo

Thịt và sản phẩm từ sữa giàu chất béo chính là nguồn cung cấp dồi chất béo bão hòa – một loại chất béo xấu tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim. Hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo bạn nên hạn chế hấp thụ chất béo bão hòa, không cho hàm lượng này vượt quá 7% tổng số calo tiêu thụ của hàng ngày. Họ thông báo đây là một trong những yếu tố quan trọng gây ra bệnh tiểu đường. Thịt chứa nhiều chất béo bão hòa gồm thịt bò thăn, cừu, nội tạng động vật, gà rán, thịt gia cầm và loại chế biến sẵn như thịt xông khói. Sản phẩm từ sữa giàu chất béo gồm sữa nguyên kem, kem tươi, bơ và pho mát.

3. Trái cây khô

Nho khô, loại trái cây sấy khô khác là sự lựa chọn tốt hơn so với bánh quy, nó vẫn làm tăng đột biến chỉ số đường huyết, lượng nước mất đi ở quá trình sấy khô làm trái cây trở lên đậm đặc.

4. Bánh mì trắng

Thực phẩm chứa tinh nhiều bột tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng. Tinh bột tinh chế làm ảnh hưởng việc kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn nên thay thế bằng các loại ngũ cốc bởi chúng nhiều chất xơ và không tác động mạnh đến nồng độ đường huyết.
Thay cho ăn bánh mì trắng, hãy chọn bánh mì nướng từ ngũ cốc nguyên hạt. Cho bữa trưa và bữa tối, thay thế thực phẩm làm từ tinh bột trắng từ các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, gạo dại và lúa mạch hoặc bánh mì nâu để giảm tác động đến lượng đường trong máu.

5. Ngũ cốc tinh chế

Trong quá trình sản xuất loại ngũ cốc tinh chế, hầu như vitamin, khoáng chất, protein và chất xơ trong hạt ngũ cốc bị mất đi. Kết quả cho các loại ngũ cốc tinh chế mà chỉ số đường huyết cao, hấp thụ vào sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng nhanh chóng và đòi hỏi cơ thể sản xuất hormone insulin hơn. Khi đó dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong cơ thể.

6. Thực phẩm tăng cường đường

Lượng đường bổ sung làm tăng calo, mang lại hương vị rất ngọt ngào và nó kéo dài thời hạn sử dụng cho loại đồ ăn, đồ uống. Như các loại ngũ cốc tinh chế, đường bổ sung cho dinh dưỡng nhưng lại tác động mạnh đến nồng độ đường huyết.
Bạn hãy uống nước để cắt giảm bớt lượng đường tiêu thụ, trà thảo dược, sữa ít béo thay vì nước ngọt có nhiều đường và nước ép trái cây. Bạn nên tránh các sản phẩm có đường bổ sung, gồm thạch, mứt, bánh sirô, kem tươi, bánh quy, bánh ngọt và bánh nướng.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com
Tiểu đường type 1 ở trẻ là một bệnh có tính chất di truyền, nó do rối loạn tổng hợp insulin, có tính chất bẩm sinh nhiều hơn, rối loạn nơi sản xuất insulin và bắt buộc phải điều trị bằng insulin thay thế.

Vì sao trẻ bị bệnh tiểu đường
Vì sao trẻ bị bệnh tiểu đường

Tiểu đường type 2 thường gặp ở người lớn nhưng do liên quan đến yếu tố ăn uống, cao huyết áp, béo phì, lười vận động… nên phải điều trị bằng thuốc và kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống và giảm cân.
Thông thường, thì người mắc bệnh tiểu đường type 2 ngoài dùng thuốc ra còn phải tuân theo một chế độ ăn kiêng vô cùng nghiêm ngặt. Với giới trẻ, nhất là độ tuổi đang phát triển, không thể bắt trẻ kiêng quá mức. Việc tạo lập một ý thức về bệnh không dễ.

Ngoài ra, việc điều trị bệnh tiểu đường không đúng sẽ gây ra những biến chứng nhất định, trong đó có hạ đường huyết. Ở trẻ em não bộ cần được cung cấp đường hằng định khi hạ đường huyết nó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não và làm giảm sự phát triển của não.

Dấu hiệu trẻ bị bệnh tiểu đường

– Hay khát nước, uống nhiều nước.
– Đi tiểu liên tục.
– Ăn nhiều nhưng sụt cân.
– Mệt mỏi, khó chịu.
– Thay đổi cảm xúc.
Việc chẩn đoán bệnh tiểu đường rất đơn giản. Nếu chúng ta thấy các triệu chứng của bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu. Bình thường nước tiểu không chứa glucose, glucose có thể tràn vào nước tiểu một khi lượng đường trong máu cao.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com
Bệnh đái tháo đường ở trẻ em càng ngày càng có xu hướng gia tăng. Đối với trẻ em, điều trị bệnh đái tháo đường rất khó bởi trẻ em cần nhiều dinh dưỡng để phát triển hơn.

Bệnh đái tháo đường ở trẻ em – Những dấu hiệu nhận biết
Bệnh đái tháo đường ở trẻ em – Những dấu hiệu nhận biết

Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường ở trẻ em nó còn được gọi là tiểu đường tuyp 1, nó xảy ra khi mà tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ ra insulin.

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì lượng đường huyết tăng lên nhưng cơ thể không sử dụng được là do thiếu hụt insulin.

Tiểu đường tuyp 1: là loại tiểu đường phụ thuộc insulin, chủ yếu hay gặp ở trẻ em và các thanh thiếu niên. Người mắc bệnh tiểu đường týp 1 cần điều trị bằng insuline thì mới có khả năng sống.

Tiểu đường tuyp 2: loại này thường gặp ở người lớn tuổi hơn với độ tuổi khoảng trên 40 tuổi và thường gắn liền với tình trạng thừa cân. Đối với người này có khả năng sản xuất insulin. Chế độ ăn và tập luyện cũng có thể cải thiện đường huyết.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com

Thursday, July 14, 2016

Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi lượng insulin của tụy bị thiếu. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây nhiều bệnh khác, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não Người mắc bệnh tiểu đường luôn có hàm lượng đường trong máu cao. Vậy, bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm chứa nhiều cacbohydrat và nên có một chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp.

Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau : Trước ăn: 90-130 mg/dl ( 5,0- 7,2 mmol/l ); sau ăn 1- 2h: < 180 mg/dl ( 10mmol/l

Để chữa bệnh tiểu đường, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.

- Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.

- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.

 Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 2 nên ăn gì ?
thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường

Thực phẩm và dinh dưỡng chiếm vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình trị liệu đối với người bị tiểu đường. Vậy người tiểu đường nên ăn gì để ổn định mức đường trong máu, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng của bệnh.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com
Tiểu đường tuýp 1 là do một phản ứng miễn dịch bất thường phá huỷ các tế bào sản xuất insulin của tuyến tuỵ.

Tiểu đường tuýp 1 (đái đường), có khi được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên hoặc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, là một tình trạng mãn tính, là một căn bệnh sẽ theo bạn suốt đời khi tuyến tuỵ không còn sản xuất được insulin, nội tiết tố cần thiết để cho phép đường (glucose) nhập vào tế bào để sản xuất năng lượng. Nếu không có insulin, đường sẽ tích tụ trong máu của bạn, theo thời gian lượng đường trong máu tăng cao có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh khắp cơ thể làm tăng nguy cơ các bệnh về mắt, tim, mạch máu, thần kinh và thận.

Đối tượng dễ mắc đái tháo đường type 1 ?

Đối tượng thường mắc bệnh tiểu đường tuyp 1 là trẻ em và thanh niên dưới 30 tuổi. Không giống như tiểu đường tuyp 2, tiểu đường tuyp 1 không hề liên quan đến thói quen ăn uống hoặc tập thể dục.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1 là gì ?
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1 là gì ?

Những xét nghiệm cần thiết cho người mắc bệnh tiểu đường


Đường huyết đói : cao hơn 126mg /dl (tương đương 7,0 mmol/l) trên hai lần xét nghiệm khác nhau.

Đường huyết ngẫu nhiên : cao hơn 200mg /dl (tương đương 11,1 mmol/l), và bệnh nhân có các triệu chứng như khát, tiểu nhiều, và sụt cân không giải thích được .

Test dung nạp Glucose : Đường huyết sau 2 giờ sau uống 75g Glucose cao hơn 200mg/dl.
Xét nghiệm Ketone cũng được sử dụng trong chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 1. Ketones được sản xuất từ quá trình ly giải mỡ và cơ bắp. Ketone tăng cao là dấu hiệu xấu. Xét nghiệm Ketone nên được thực hiện vào những lần sau đây:

* Khi lượng đường trong máu cao hơn là 240 mg / dl

* Khi có bệnh khác như: viêm phổi, đau tim, đột quỵ hay

* Khi xảy ra buồn nôn hay nôn mửa

* Trong thời gian mang thai

Xét nghiệm các marker miễn dịch :

Kháng thể kháng tế bào tiểu đảo tụy: dương tính trong ĐTĐ type 1

Anti GAD : dương tính trong ĐTĐ type 1

Đo Insulin hay C-Peptide trong máu : thấp trong ĐTĐ type 1

HbA1c : Bệnh nhân bị đái tháo đường nên xét nghiệm HbA1c mỗi 3 – 6 tháng. The HbA1c là một thước đo trung bình của glucose máu trong vòng 2 – 3 tháng. Nó có thể giúp xác định việc điều trị như thế nào.

Tốt nhất, bạn nên liên hệ chặt chẽ với bác sĩ để biết được lượng đường trong máu của bạn nằm trong phạm vi cho phép để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com
Theo thống kê của hiệp hội nghiên cứu tiểu đường quốc tế thì phụ nữ mắc đái tháo đường type 1 dễ bị tử vong hơn gấp 13 lần phụ nữ không mắc bệnh. Nam giới đối phó với bệnh tốt hơn: chỉ số gấp 5 lần. Người da trắng cũng ít bị tử vong hơn người da đen: tỷ lệ sống 30 năm sau khi mắc bệnh đái tháo đường type 1 ở người da trắng là 82%, trong khi người da đen chỉ còn lại 52% sống sau khi chẩn đoán 30 năm.



Theo cuốn sách “50 bí mật của người sống lâu nhất với bệnh đái tháo đường” xuất bản năm 2007 (bởi Sheri R. Colberg vàSteven V. Edelman, NXBAvalon Publishing Company), kỷ lục sống lâu nhất với bệnh đái tháo đường type1 thuộc về James William Quander. Sinh năm 1918 tại Washington, D.C, mắc bệnh đái tháo đường type 1 năm 1924 (khi mới được 6 tuổi). Ông James William Quander thọ 80 tuổi và chung sống với bệnh đái tháo đường type 1 được 74 năm (mất ngày 9 tháng 10 năm 2004).

Theo các nghiên cứu viên từ Allegheny County (Pennsylvania) bao gồm 1100 bệnh nhân đái tháo đường type1 được chẩn đoán từ 1965-1979. tính đến tháng 1/2008, khoảng ¼ số bệnh nhân đã tử vong. So với những người bình thường, số tử vong hơn gấp 7 lần. Nếu tách riêng nhóm được chẩn đoán từ 1975-1979, số tử vong ít hơn, chỉ còn gấp 5,5 lần.

Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân mắc đái tháo đường type 1 đều sống lâu được như vậy. Những trường hợp sống trên 50 năm với bệnh vẫn còn khá hiếm.

Ngày nay, nhờ vào tiến bộ về công nghệ điều trị cũng như sự hiểu biết về bệnh ĐTĐ type 1, bệnh nhân (dù có phải tiêm insulin hàng ngày) nhưng vẫn sống được lâu hơn nhiều so với trước kia.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com

Wednesday, July 13, 2016

Theo kinh nghiệm dân gian có nhiều bài thuốc nam trị tiểu đường rất hiệu từ các loại thảo dược tự nhiên mà tránh được những tác dụng phụ. Dưới đây là một số bài thuốc nam có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường rất tốt, đơn giản dễ làm mọi người có thể tham khảo và lựa chọn bài thuốc điều trị tiểu đường phù hợp với mình.

Điều trị bệnh tiểu đường với bài thuốc nam
Điều trị bệnh tiểu đường với bài thuốc nam

1. Trứng gà tốt, có trống: Bỏ vào ly đổ dấm gập(có được dấm thanh thì tốt hơn), ngâm 1 đến 2 ngày, bóc võ ăn hết, Ăn được 5 đến 6 ngày sẽ cho kết quả tốt

2. Lá lách Heo(Lợn) và râu bắp(Ngô): Dùng hai lá lách Heo bỏ màng mỏng ngoài, rửa sạch hầm chung với nước râu bắp(râu ngô) cho chín kỹ. Ăn cả cái lẫn nước. Râu bắp dùng một nắm nấu kỹ bỏ bã, lấy nước nấu với lá lách Heo ăn mấy ngày liền, đo độ đường, nếu thấy xuống mức trung bình thì ngừng ăn kẻo xuống thấp quá.

3. Tầm gửi cây Dâu: Nhai nuốt mỗi lần 7 búp (đàn ông) 9 búp (Đàn bà).

4. Hạt me chua: Sao vàng úp xuống đất, làm 3 lần như vậy, sắc uống.

5. Bông hoa cây Má Đề: Hái phơi trong râm tránh ánh nắng trực tiếp cho khô, sắc uống như trà.

6. Giây Mướp Đắng: Phơi khô trong râm, sao vàng, hạ thổ, săc uống.

7. Nấm Linh Chi: Dùng nấm Linh Chi 1 chỉ + Tam Thất 1 chỉ + Qui Đông 4,5 chỉ. Nấu 15 phút uống thay trà, khi nào thấy độ đường xuống mức trung bình thì thôi.

8. Quả khế: Thái mỏng phơi khô trong râm, sáng nấu một nắm với nửa lít nước uống cả ngày. Sau 3 tháng độ đường xuống trung bình có ăn ngọt thì cũng không lên độ.

9. Lá cây Hồng ăn trái: lấy lá phơi trong râm, nấu nước uống thay nước trà.

10. Đậu xanh: Đậu xanh 100gram bỏ vỏ + Bi đao 200gram bỏ vỏ xay nhuyễn, thêm gia vị nấu cháo cho nhừ ăn khi còn nóng, lúc đói, một lần trong ngày. Ăn 3 ngày liền.

11. Gạo nếp: Dùng 50gram gạo nếp hoặc gạo tẻ + Củ cải gọt vỏ xay nhuyễn thêm gia vị nấu cháo nhừ, ăn 2 lần trong ngày. Ăn 3 ngày và đo độ đường sẽ cho kết quả như ý.

12 Đu đủ: Lấy một quả khoảng 300gram, gọt vỏ, khóet núm, bỏ hạt, cho đường phèn vào trong khoảng 30gram, ghim nắp lại, chưng cho chín, ăn một lần trong ngày. Ăn 3 ngày liền.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com
Bệnh tiểu đường không còn quá xa lạ với nhiều người vì căn bệnh này ngày càng có xu hướng gia tăng ở nhiều quốc gia và việc dùng các loại thảo dược vào chữa trị căn bệnh cũng phổ biến hơn bởi tính hiệu quả và đặc biệt nó không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe như trong điều trị bằng thuốc tây. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta tìm hiểu về tác dụng trị tiểu đường bằng cây lược vàng.

Chữa Bệnh Tiểu Đường bằng Cây Lược Vàng
Cây lược vàng chữa bệnh tiểu đường

Cây Lược vàng có tên khoa học là Callisia fragrans thuộc họ Thài lài (Commelinaceae), cây lược vàng còn có tên là (địa) lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, trái lá phất dũ, giả khóm.
Công dụng chữa bệnh của cây lược vàng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cây lược vàng có thể chữa được rất nhiều bệnh đặc biệt là căn bệnh hiểm ngheo như ung thư, bệnh tiểu đường. Có nhiều bài báo nói về trường hợp bệnh nhân có thể chữa khỏi được biến chứng tiểu đường. Trước khi đến với cách trị tiểu đường bằng cây lược vàng chúng ta tìm hiểu về các công dụng nổi trội của cây lược vàng.

- Tác dụng kháng khuẩn, nhất là đối với những chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Tác dụng tăng cường miễn dịch. Tác dụng chống ôxy hóa. Lược vàng có tác dụng chống viêm mạn, tác dụng giảm đau ngoại biên và ức chế một số dòng tế bào ung thư ở mức độ trung bình.

- Lược vàng không có tác dụng giảm đau theo cơ chế thần kinh trung ương, không gây hạ huyết áp. Ngăn ngừa và hỗ trợ trong việc điều trị ung thư, các khối u ác tính.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Canada, dịch ép từ cây lược vàng rất giàu các chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư. Trong lược vàng chứa các chất có hoạt tính sinh học gồm flavonoid, steroid và nhiều khoáng tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ.

- Cụ thể chất flavonoid đóng vai trò như vitamin P có khả năng làm bền mạch máu và tăng tác dụng của vitamin C. Quercetin là một chất chống oxy hoá tế bào mạnh, có khả năng ngăn ngừa và kháng ung thư, các khối u ác tính. Chất phytosterol trong cây lược vàng có tác dụng chống xơ cứng và kháng ung thư. Hỗ trợ việc điều trị các bệnh về gan, phổi, thận, dạ dày, huyết áp, đau nhức xương khớp.

- Trên hệ tim mạch, flavonoid có tác dụng làm tăng biên độ co bóp và tăng thể tích/phút của tim, hồi phục tim khi bị ngộ độc bởi CHCl3, quinin, methanol, ổn định nhịp tim.

Theo dân gian, cây lược vàng còn có các tác dụng khác như: Bệnh răng lợi, viêm họng, phế quản, ho, rát cổ, long đờm. Bệnh đại tràng, nhuận tràng, thông đại tiểu tiện, ăn ngủ tốt. Vết thương, bỏng, cầm máu, tiền liệt tuyến, sỏi thận, mỡ máu, đường trong máu. Bệnh gút, tai biến não. Bệnh u, bướu, ung thư sau mổ. Cảm hàn, tê liệt chân tay. Bệnh nổi mẩn, ngứa.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com
Bệnh tiểu đường do đường huyết không còn trong vòng kiểm soát của tụy tạng nhưng sớm muộn cũng dẫn đến rối loạn biến dưỡng chất béo, khiến tăng mỡ máu, nhất là loại gây xơ vữa mạch máu, gây thuyên tắc vi mạch, như Triglyceride. Bệnh tiểu đường được coi là một căn bệnh giết người thầm lặng, gây tỉ lệ tử vong cao. Giống như ung thư hay HIV, những nguy hiểm mà bệnh tiểu đường gây ra cho người bệnh không thể hiện rõ ràng và ngay lập tức mà mang tính chất “âm ỉ”, đến khi thấy triệu chứng thì đã quá muộn.

 Thảo dược ngừa biến chứng bệnh tiểu đường hiệu quả
 Thảo dược ngừa biến chứng bệnh tiểu đường hiệu quả

Nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy di chứng trong bệnh tiểu đường như cao huyết áp, đục thủy tinh thể, suy thận, viêm da, hoại tử mô mềm… tùy thuộc vào mức độ dao động của lượng đường trong máu. Người tuy có đường huyết hơi cao hơn định mức bình thường nhưng ổn định thì ít gặp biến chứng hơn đối tượng có lượng đường trong máu trồi sụt quá thường. Đó cũng là lý do tại sao nhiều thầy thuốc ở Âu Mỹ đang “đãi cát lọc vàng” từ kinh nghiệm của y học cổ truyền phương Đông để nghiên cứu và ứng dụng cây thuốc có công năng điều hòa biến dưỡng và bảo vệ thành mạch trước hiện tượng xơ vữa.

Cây thảo dược ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường hiệu quả


1. Phát tiêu (Sulfate de Soude), uống 1-2 ngày đầu, mỗi lần chừng 1 muỗng cà phê, cho xổ sạch. Rồi lấy trái đu đủ chín ương ương, não nhỏ(bỏ vỏ), đàn vào dĩa lớn, rắc đường phơi sương 1 ngày 1 đêm. Ăn tới khỏi. Rất hay.(Thuốc dân gian)

2. Trứng gà tốt, có trống, bỏ vào ly đổ dấm ngập(Được dấm thanh thì hay hơn), ngâm 1 đến 2 ngày, bóc vỏ ăn hết, ăn độ 5-6 ngày là hết bệnh. Thần hiệu.

3. Hai lá lách heo bỏ màng mỏng ngoài, rửa sạch hầm chung với nước râu bắp cho chín kỹ. Ăn cả cái lẫn nước(râu bắp 1 nắm nấu kỹ bỏ bã, lấy nước nấu lá lách). Ăn mấy ngày, đo độ đường, nếu thấy xuống bình thường thì ngưng ăn, kẻo xuống thấp quá.

4. Tầm gửi cây giâu, nhai nuốt mỗi lần 7 búp (đàn ông) hay 9 búp (đàn bà)

5. Hạt me chua, sao vàng úp xuống đất, làm 3 lần như vậy. Sắc uống.

6. Bông mã đề hái phơi trong râm cho khô, sắc uống như trà.

7. Dứa gọt bỏ lõi, bỏ lá lách heo vào trong, nấu cách thủy, xay ăn độ ¾ trái.

8. Giây mướp đắng phơi khô trong râm, (Sao vàng hạ thổ). Sắc uống

9. Hạt kê (svht) nấu ăn

10. Nấm Linh chi 1 chỉ – Tam thất 1 chỉ – Qui Đông 4 chỉ rưỡi. Nấu 15 phút, uống thay trà, khi nào thấy độ đường xuống trung bình thì thôi(Một người cho Cha Đỗ Bá Công)

11. Khế thái mỏng phơi khô(trong râm), sáng nấu một bốc, với nửa lít nước, uống cả ngày. Sau 3 tháng độ đường xuống bình thường, có ăn ngọt cũng không lên độ(một ông ở Houston cho LM Linh Uy)

12. Cải soong, củ cải, cần tây, mùi tây, tía tô, cà rốt, cả bắp, xay ép lấy nước uống.

13. Lá cây hồng ăn trái, phơi trong râm, nấu nước uống thay nước trà.

14. Gạo nếp, gạo tẻ đều 50g, nấu cháo nhừ, củ cải, gọt vỏ, xay nát, thêm gia vị bỏ vô chảo nấu sôi, ăn 2 lần trong ngày. Ăn 3 ngày.

15. Đậu xanh bỏ vỏ 100g nấu nhừ, bí đao bỏ vỏ 200g, xay nát, thêm gia vị, bỏ vô chảo nấu sôi, ăn nóng, lúc đói, 1 lần trong ngày. Ăn 3 ngày liền.

16. Dứa 1 quả (gần chín) độ 500g. Khoét núm, bỏ lõi đi, bỏ 10g phèn chua vô trong, đậy nắp lại, lấy tăm ghim chặt. Nướng trên than củi, khi nào vỏ cháy xám, nạo ruột cho bệnh nhân ăn, 1 lần trong ngày. Ăn 3 ngày liền.

17. Đu đủ gần chín, 1 gủa độ 300g, gọt vỏ, khoét núm, bỏ hạt, bỏ đường phèn 30g vô trong, ghim nắp lại, chưng chín, ăn 1 lần trong ngày. Ăn 3 ngày liền.

18. Táo đỏ 7 quả, kén tằm (còn con nhộng) 7 tổ. ninh nhừ, uống nước. Uống 2 ngày hết bệnh.

19. Cuống rau muống 60g, râu ngô 30g. Rửa sạch nấu nước uống.

20. Củ cải tươi, bỏ vỏ, 250g, nấu với cá muối khô 25g. Cách ngày ăn 1 lần.

21. Rau cần 500g. Rửa sạch xay, lọc nước đun lên uống.

22. Lá lách heo 1 bộ, rửa sạch, rửa sạch thái nấu chín(không bỏ muối), đập vào 3 quả trứng gà (có trống) với 60g củ cải cúc, nấu sôi, ăn cả nước và cái, ngày 1 lần.

23. Lá lách heo 1 bộ, hạt bo bo 60g. Nấu ăn 1 lần trong ngày.

24. Đậu đũa luộc ăn lạt.

25. Vỏ con sam(đốt cháy) 5 chỉ. Cây vú sữa (Sao vàng) 5 chỉ. Nấu uống hằng ngày thay trà. Rất công hiệu. ban Y Tế Cần Thơ cung cấp.

26. Hoài Sơn – Phòng đảng sâm – Chích cam thảo – Chích huỳnh kỳ – Sanh bạch truật – Cát Căn; đều 5 chỉ. Sắc 6 chén còn 3 chén, uống 3 lần. (Đỗ Phong Thuần)

27. Hoài sơn 5 chỉ -Phong đảng sâm 5 chỉ – Chích huỳnh kỳ 4 chỉ – bạch truật 4 chỉ – thăng ma 3 chỉ – Cát căn (nướng) 3 chỉ- Vỏ biển đậu 3 chỉ – Chích cam thảo 3 chỉ. Sắc 8 chén còn 3 chén, uống 3 lần (Đỗ P.Thuần)

28. Gà giò bằng 2 vốc tay làm sạch, chanh thái mỏng phủ kín gà. Chưng cách thủy khi chín ăn cả gà và chanh (Ô. Hiệp W.Falls)

29. Nước thân cây chuối tiêu

Mỗi buổi sáng lấy dao chặt ngang cây chuối, khoét bỏ 1 khúc lõi trong thân, dài khoảng 10cm, dùng 1 bao ny lông sạch bịt chỗ mới cắt cho khỏi bụi. Nửa giờ sau, hút nước chỗ lõi cây chuối chảy ra, được độ trên nửa chén. Uống hết 1 lần.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com

Tuesday, July 12, 2016

Hỏi: Chào bác sĩ, gần đây tối nhận thấy mình bị tiếp xúc với khá nhiều bị bệnh tiểu đường. Hỏi thị mọi người không lây đâu, tuy nhiên có đúng là như vậy ?


Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) có lây không?
Đái tháo đường không phải là một bệnh truyền nhiễm
Hỏi về bệnh tiểu đường:

“ Trong gia đình tôi không có ai mắc bệnh tiểu đường, nhưng gần đây chồng tôi đi khám, được bác sĩ cho biết là có dấu hiệu của bệnh này, không biết có phải do ăn uống, nhậu nhẹt nên bị lây từ người khác hay không? Cho tôi hỏi bệnh này có lây thật không? Và có thể chữa khỏi không ạ?” Đinh Thị Huệ (Hà Nam)
Trả lời:

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính glucid, protid và lipid do nguyên nhân thiếu insulin hoặc insulin kém chất lượng, nó được xếp vào nhóm bệnh nội tiết chuyển hóa. Đơn giản hơn, chúng ta có thể hiểu là để cho cơ thể hoạt động được, chúng ta cần chuyển hóa nguồn nguyên liệu chính là glucose (hay còn gọi là đường máu) thành năng lượng. Quá trình này diễn ra nhờ tác dụng của một nội tiết tố do tuyến tụy sản xuất ra, đó là insulin. Trong bệnh đái tháo đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin và/hoặc insulin hoạt động kém, hậu quả là cơ thể bị “đói” dù đường máu tăng rất cao và cũng chính đường máu cao là thủ phạm gây nhiều biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường.

Chính vì vậy, câu trả lời chắc chắn là bệnh tiểu đường (đái tháo đường) không bị lây vì đái tháo đường không phải bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên cũng cần lưu ý về một số bệnh do virus gây nên như: sởi, quai bị…có thể gây tổn thương tụy và làm giảm khả năng sản xuất insulin. Trong bệnh tiểu đường, cơ thể không thể sản xuất ra đủ insulin hoặc insulin hoạt động kém, hậu quả là cơ thể bị đói dù đường máu tăng rất cao và cũng chính đường máu là thủ phạm gây ra nhiều biến chứng ở người mắc tiểu đường.

Cho đến nay chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh đái tháo đường, trừ một số bệnh nhân có đái tháo đường thứ phát do những bệnh khác thì sau khi chữa khỏi bệnh chính thì bệnh đái tháo đường cũng sẽ tự ổn định. Cũng chưa có loại thuốc đông y nào được khẳng định là có thể chữa khỏi bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên ngày càng có nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị tốt để bệnh nhân đái tháo đường có thể có cuộc sống hoàn toàn bình thường.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com
Những phụ nữ bỏ ăn sáng dù chỉ một lần/tuần cũng tăng 20% nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 so với những phụ nữ ăn sáng hằng ngày, theo Healthline.com (Mỹ) ngày 4.7.

Đó là kết quả cuộc nghiên cứu trong vòng 6 năm vừa được công bố trên American Journal of Clinical Nutrition.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì bỏ ăn sáng
Bữa ăn sáng rất quan trọng đối với sức khỏe con người

Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học thuộc Trường Y Harvard (Mỹ), Bệnh viện Brigham and Women’s (Mỹ) và Trường đại học Quốc gia Singapore đã phân tích dữ liệu của 46.289 phụ nữ Mỹ.

Khi bắt đầu cuộc nghiên cứu, những phụ nữ này không bị ung thư, bệnh tim và tiểu đường loại 2. Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu về thói quen ăn uống của đối tượng trong vòng 6 năm.

Trong 6 năm theo dõi, nhóm nghiên cứu ghi nhận có 1.560 người bị tiểu đường loại 2. Họ nhận thấy những phụ nữ bỏ ăn sáng dù chỉ một lần/tuần cũng làm tăng 20% nguy cơ tiểu đường loại 2.

Đặc biệt, nếu bỏ bữa sáng, nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 càng cao hơn ở những người thừa cân.

Một nghiên cứu cũng của nhóm này công bố năm 2012 sau khi theo dõi 29.206 nam giới trong 16 năm, cho thấy bỏ bữa sáng làm tăng 21% nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính phổ biến trong xã hội hiện đại, không thể chữa khỏi trong một sớm một chiều được. Những biến chứng của bệnh tiểu đường không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng con người. Chi phí điều trị bệnh tiểu đường cũng rất tốn kém.

Bệnh tiểu đường là do những thói quen ăn uống không hợp lý, quá nhiều chất đường, đạm cùng với thói quen sinh hoạt ít vận động và tình trạng căng thẳng, stress gây ra. Tuy nhiên, tuỳ theo tình trạng bệnh lý, bạn hoàn toàn có thể điều trị bệnh tiểu đường bằng 7 loại thực phẩm dưới đây.

1. Quả bơ chữa bệnh tiểu đường


7 thực phẩm điều trị bệnh tiểu đường tốt nên có trong thực đơn
quả bơ 1 trong 7 loại thực phẩm tốt giúp điều trị bệnh tiểu đường

Nghe nói đến quả bơ, ai cũng nghĩ đến nó như một thực phẩm gây “béo”. Tuy nhiên, sự thật thì hoàn toàn ngược lại, thậm chí quả bơ còn là một thực phẩm giảm cân hiệu quả. Trong quả bơ có chất béo, nhưng đó là những chất béo có lợi cho cơ thể, không loại trừ đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Những chất béo trong quả bơ còn là chất cần thiết làm tăng độ nhạy cảm insulin của tế bào.

Trong quả bơ có chứa nhiều axit folic, kali, kẽm, các vitamin C, E… đó là những chất cần thiết giúp ngăn ngừa các biến chứng tim mạch và biến chứng dây thần kinh. Bên cạnh đó, trong quả bơ cũng có rất nhiều chất xơ, giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hoá và trao đổi chất, giúp bệnh nhân tiểu đường ổn định đường huyết. Nhờ những công dụng trên mà quả bơ là một trong những thực phẩm đứng đầu danh sách thực phẩm chữa bệnh tiểu đường hiệu quả.

2. Súp lơ xanh chữa bệnh tiểu đường

Súp lơ xanh hay còn được gọi là bông cải xanh, là một thực phẩm giàu chất xơ rất có lợi cho sức khoẻ. Theo các nhà khoa học ăn súp lơ xanh có thể ngăn ngừa được các bệnh tim mạch, hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư, viêm loét dạ dày, tắc nghẽn phổi mạn tính… là những bệnh rất nguy hiểm và phổ biến.

Không những thế, những nghiên cứu gần đây cho thấy súp lơ xanh còn có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Ăn súp lơ xanh giúp cơ thể hoạt hoá các enzim tiêu diệt các tế bào bất thường, giúp giảm nguy cơ các biến chứng bệnh tiểu đường.

3. Cá hồi giúp chữa tiểu đường


Cá hồi là thực phẩm thơm ngon bổ dưỡng rất có lợi cho sức khoẻ. Cá hồi chứa hàm lượng lớn protein, axit omega-3, sắt giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và giảm nguy cơ béo phì.

Axit béo omega-3 còn là hợp chất có lợi cho những bệnh nhân tiểu đường loại 2 bởi nó giúp kích thích tế bào nhạy cảm hơn với insulin.

Ngoài ra, omega-3 còn có thể chống viêm khớp, giúp các khớp vận động dễ dàng hơn.

Cá hồi có chứa nhiều vitamin có lợi như vitamin nhóm B, vitamin D, giúp ngăn ngừa các biến chứng mạch máu, các biến chứng về tim cho người bị bệnh tiểu đường.

4. Quả hạnh nhân chữa tiểu đường

Quả hạnh chứa nhiều chất béo tốt nhưng chúng không làm tăng lượng đường trong máu do có chỉ số đường huyết thấp. Quả hạnh còn rất giàu đạm, nhiều calo nên khi ăn một lượng rất nhỏ cũng khiến bạn cảm thấy no rồi.

Quả hạnh chứa nhiều axit omega-3, omega-6, canxi, kẽm, ma-giê và vitamin giúp bạn duy trì và ổn định đường huyết, làm tăng độ nhạy insulin của tế bào, giảm nguy cơ gây các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiều năng lượng nhưng quả hạnh không làm bạn tăng cân mà ngược lại, chúng có thể giúp bạn giảm cân. Vì vậy, hãy ăn quả hạnh như một loại đồ ăn vặt cũng là một cách có thể chữa bệnh tiểu đường.

5. Củ hành chữa tiểu đường

Hành là loại gia vị thông dụng trong gia đình, nhưng mấy ai biết đến tác dụng chữa bệnh của củ hành. Hành có tác dụng phá huỷ các chất gây tắc nghẽ mạch máu và giúp giảm cholesterol, cho tim mạch khoẻ mạnh. Ngoài ra thì ăn hành có thể làm ngăn ngừa nguy cơ ung thư dạ dày, chống viêm phế quản, hen suyễn, nhiễm trùng…

Bên cạnh đó, trong hành có chất Crôm, có tác dụng giúp bạn ổn định đường huyết, kiểm soát được lượng đường trong máu. Ăn nhiều hành sẽ giúp bạn làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng mạch máu, tim mạch. Dù bạn thích hay không, cũng nên ăn hành như là một phương thuốc trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

6. Rau bi-na chữa bệnh tiểu đường

Rau luôn là thực phẩm mà các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn trong giảm béo và điều trị bệnh tiểu đường.

Rau bi-na là loại rau cung cấp nhiều chất có lợi như axit folic, omega-3, ma-giê, sắt, canxi…và các vitamin A, K, E, B6. Ăn nhiều rau bi-na sẽ giúp bạn giảm được lượng đường trong máu và tránh các nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.

7. Trứng gà chữa bệnh tiểu đường


Trứng gà là một loại thực phẩm bổ dưỡng giàu protein, biotin, axit folic, cholin, vitamin A, B, K… Rất nhiều trong số những chất này có lợi cho não bộ và hệ thần kinh. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng trứng gà nhiều cholesterol, không có lợi cho tim mạch nên rất hạn chế ăn trứng.

Sự thực, trong trứng gà có nhiều cholesterol có lợi cho sức khoẻ và không ảnh hưởng đến tim mạch. Hơn thế nữa, trứng gà còn là một thực phẩm rất tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường của bạn.

Các thực phẩm trên rất tốt cho sức khoẻ cũng như có tác dụng hiệu quả trong việc chữa bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, để điều trị bệnh tiểu đường tận gốc thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống không thôi là chưa đủ. Bạn cần kết hợp với một chế độ luyện tập hợp lý để đạt kết quả tốt nhất trong điều trị.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com