Saturday, January 23, 2016

Thuốc tiểu đường từ cây đậu bắp là bài thuốc nam được nhiều người áp dụng để chữa trị tiểu đường nó có tác dụng hạ đường huyết. Ngoài ra đậu bắp còn có tác dụng trợ tim, chống co thắt ngực, làm giảm đau đường tiểu trong trường hợp nhiễm trùng tiểu hay sỏi tiết niệu.

bài thuốc dân gian trị tiểu đường

Đặc điểm của cây đậu bắp - Vị thuốc tiểu đường hiệu quả


Đậu bắp còn có tên là Mướp tây, bắp chà.

Tên khoa học là Hibiscus esculentus, họ Bông.

Quả đậu bắp có hình dạng tương tự như quả mướp nên gọi là mướp tây. Hạt trắng như hạt bắp (ngô) nên gọi là bắp chà. Cây giống đậu nhưng hạt giống bắp nên gọi là đậu bắp.

Theo nghiên cứu 100g quả đậu bắp có 660 UI vitamin A (13% nhu cầu hàng ngày), 0,2mg vitamin B1 (10%), vitamin C 21mg (35%), canxi 81mg(l0%), folacin 88mcg (44%), magiê 57mg (16%), thiamin 0,2mg (13%), ngoài ra còn có kali và mangan.

Công dụng của thuốc chữa tiểu đường từ cây đậu bắp


Theo nghiên cứu tại khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM cho thấy cao lỏng được chế từ thân và lá cây đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết trên chuột thí nghiệm. Với liều 10g - 40g/kg thể trọng có tác dụng hạ đường huyết trên chuột thí nghiệm. Liều có tác dụng hạ đường huyết ổn định nhất là 30g/kg thể trọng. Ở liều này, cao lỏng đậu bắp hạ đường huyết có ý nghĩa thống kê từ thời điểm 40 phút và kéo dài đến 90 phút. Sau 90 phút, đậu bắp làm hạ 47,34% nồng độ đường huyết so với nhóm đối chứng không điều trị. Qua so sánh với insulin, tác dụng của đậu bắp không mạnh bằng insulin, không gây hạ đột ngột như insulin nhưng ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường…

Một số nghiên cứu cũng cho thấy chất xơ hòa tan có tác dụng tốt trong ổn định đường huyết. Chất nhầy trong đậu bắp tiết ra thông qua những mặt cắt ngang, dọc thân trái và dễ hoà tan vào môi trường nước, kể cả nước ở nhiệt độ thường. Qua nhiều giờ ngâm, chất nhầy hòa tan vào nước biểu thị rõ bằng độ sánh trong nước tăng lên. Lượng chất nhầy trong trái non cao hơn nhiều so với thân hay lá.

Chúng tôi cũng nhận thấy có người ăn nhiều đậu bắp hàng ngày hoặc dùng thân, lá hoặc quả đậu bắp phơi khô rồi phối hợp với một số thảo dược như mướp đắng, lá ổi, lá sakê… sắc uống để trị tiểu đường. Có khi thấy có kết quả nhưng không biết là do đậu bắp hay là do các vị thuốc dùng chung. Khi theo dõi thấy có người có tác dụng ổn định đường huyết rất tốt, số khác lại không; có lẽ do cơ địa không thích hợp chăng? Chưa có nghiên cứu khoa học nào kết luận hiệu quả điều trị của những trường hợp này, nhưng có điều cần lưu ý là cần theo dõi lượng đường huyết hàng ngày và cần có sự tư vấn của các thầy thuốc chuyên môn cho từng cơ địa mỗi người để có được hiệu quả thích hợp nhất.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com

1 comment :