Với người bệnh tiểu đường thì hạn chế ăn ngọt từ các loại thức ăn nhanh, sữa, gạo trắng, hoa quả sấy khô,…là 1 trong những cách duy trì mức đường huyết ổn định.
Người bị tiểu đường phải tuân thủ theo một chế độ ăn nghiêm ngặt trong đó phải hạn chế ăn đồ ngọt. Tuy nhiên, khi bị bệnh tiểu đường thì bệnh nhân lại thích ăn ngọt. Vậy làm cách nào để hạn chế "thèm ngọt" đối với người bệnh tiểu đường, và ăn ngọt như thế nào để đúng cách. Dưới đây sẽ là những lời khuyên rất hữu ích để chữa trị được chứng "thèm ngọt” cho người tiểu đường.
Giảm cảm giác thèm ngọt cho người tiểu đường.
(Ảnh minh họa: Internet)
(Ảnh minh họa: Internet)
1. Điều chỉnh chất ngọt nhẹ hơn
Sử dụng quá nhiều các loại đường tinh chế làm tăng mức độ thèm ngọt của bạn đến mức độ gây tác hại cho sức khỏe. Nên chọn các chất làm ngọt tự nhiên nhẹ hơn để cơ thể của bạn điều chỉnh và có lợi cho cơ thể.
2. Ăn rau ngọt và trái cây nguyên chất
Thực phẩm có độ ngọt nguyên chất nhất là trái cây chín tươi. Khi ăn theo hình thức này, các loại đường tự nhiên của trái cây là sự kết hợp chính xác của cá cenzym, khoáng chất, vitamin, và chất xơ để cơ thể bạn tiêu hóa khỏe mạnh thường xuyên, hương vị ngọt ngào êm dịu của chúng có thể giúp kiềm chế cơn thèm đường. Tuy nhiên, người bị tiểu đường nên chọn những loại trái cây tốt cho bệnh tiểu đường.
3. Cân bằng protein và chất bột đường
Khi bạn ăn tập trung vào protein (như thịt, bơ, sữa..), tự nhiên bạn sẽ thấy thèm của ngọt. Nhưng nếu bạn không nhận được đủ chất đạm, bạn cũng có thể thấy có cảm giác thèm đồ ngọt. Ngũ cốc nguyên hạt và đậu có một số lượng cân bằng của các protein và carbohydrate. Một lần nữa, chế độ ăn chủ yếu dựa trên thực vật với một số lượng khiêm tốn của các sản phẩm động vật (nếu có) là một công cụ tuyệt vời để tránh cảm giác thèm ăn đường. Cần phải chọn thực phẩm tốt cho người tiểu đường, số lượng thực phẩm vừa đủ với nhu cầu cơ thể, ăn các loại rau củ quả, thịt cá… Nên chia làm nhiều bữa nhỏ, cố gắng giữ giờ giấc ăn uống ổn định để tránh tăng hoặc hạ đột ngột lượng đường trong máu.
4. Uống nhiều nước
Mất nước là một nguyên nhân phổ biến của các cơn thèm. Bất cứ khi nào bạn thấy thèm ăn một món ăn ngọt, hãy uống một cốc nước để thay thế. Đây là một cách tuyệt vời để chặn cảm giác thèm ăn của bạn, lại cung cấp nước cho cơ thể và mang lại sự cân bằng lành mạnh.
5. Tập thể dục hoặc hít thở sâu
Cảm giác thèm ăn cũng có thể do trạng thái thừa axit trong cơ thể gây ra. Tập thể dục và hít thở sâu, thay đổi độ PH của bạn sang trạng thái nhiều kiềm hơn. Những “kĩ thuật” này hữu ích cho việc lưu thông máu và giảm cảm giác thèm ăn của bạn.
6. Hạn chế ăn tiệm
Hầu hết các thực phẩm chế biến và món ăn nhà hàng đều chứa nhiều đường, ngay cả khi nó không phải là món ăn ngọt. Khi bạn chế biến thức ăn tại nhà, bạn là người quyết định những nguyên liệu, gia vị cho món ăn. Khi đó sẽ hạn chế được các chất ngọt dư thừa.
Kiểm soát bệnh đái tháo đường là quan trọng vì qua đó sẽ hạn chế được những biến chứng của bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, người bị tiểu đường cần kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống và luyện tập và điều trị hợp lý.
Nguồn: Sưu tầm
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương y : Nguyễn Thị Kim Đoan
Điện thoại : 0911478099
Địa chỉ: Xóm Làng – Xã Đại Yên – Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội
Website: WWW.luongynguyenthikimdoan.com
0 comments :
Post a Comment