Có một nghịch lý đó là, hầu hết các ông bố bà mẹ thường nghĩ rằng trẻ nhỏ thì không mắc bệnh tiểu đường. Nhưng hiện nay, trẻ em cũng hoàn toàn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nếu bạn biết rằng cứ 30 giây có một người bị cắt chi vì tiểu đường và mỗi 10 giây có một người chết vì tiểu đường…và tổng số bệnh nhân tiểu đường tại Việt Nam đã lên đến 3 triệu người, 65% trong số đó không biết mình đang có các triệu chứng về tiểu đường cho đến khi bộc phát chắc chắn bạn sẽ giật mình xem lại chế độ ăn uống cho con trẻ.
Tiểu đường ở trẻ em.
Những năm gần đây số lượng người mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ngày càng tăng lên, trẻ hóa theo độ tuổi. Tiểu đường không chỉ dừng lại ở lứa tuổi trung niên, thanh niên mà còn xuất hiện cả ở trẻ em nữa.
Trẻ em cũng có thể mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường loại 1 được biết đến là một bệnh tự miễn, có nghĩa là một tình trạng mà trong đó hệ miễn dịch của cơ thể tấn công một trong các mô hoặc các bộ phận của cơ thể. Ở bệnh tiểu đường loại 1 , các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy bị phá hủy. Bệnh tiểu đường ở trẻ em có những khác biệt đáng kể trên thế giới:
- Ở Anh và xứ Wales 17/100.000 trẻ mắc bệnh tiểu đường mỗi năm
- Ở Scotland con số này là 25/ 100.000 trẻ
- Ở Phần Lan con số đó là 43/ 100.000 trẻ
- Tại Nhật Bản là 3/100.000 trẻ.
Và trong 30 năm qua có sự tăng gấp ba lần số lượng các trường hợp bệnh tiểu đường ở trẻ em. Ở châu Âu và Mỹ, người ta cũng đã tìm thấy một tỷ lệ không cao trẻ bị tiểu đường loại 2. Các chuyên gia đang đưa ra giả thiết về sự liên quan giữa bệnh béo phì và tiểu đường.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở trẻ em.
Như với người lớn, nguyên nhân của bệnh tiểu đường ở trẻ em là chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Nó có thể liên quan đến một sự kết hợp của gen và môi trường gây nên. Đa số trẻ em có tiểu đường loại 1, gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng, những trẻ có mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, thường có nguy cơ mắc tiểu đường cao.
Có một loại hoocmon do tuyến tụy tiết ra gọi là hoocmon insulin, có chức năng chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành năng lượng. Khi bị mắc bệnh tiểu đường, do thiếu loại hoocmon này, thế nên, đường không được sử dụng một cách đầy đủ trong cơ thể. Đường không được chuyển hóa tích lại trong máu, khiến lượng đường trong máu tăng cao, đường lẫn trong nước tiểu thải ra ngoài. Các triệu chứng chính là tương tự như ở người lớn. Trẻ có xu hướng đi vào trong một vài tuần: khát, giảm cân, mệt mỏi quấy khóc và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Những triệu chứng điển hình cho trẻ em bao gồm.
Triệu chứng chính ở trẻ em cũng tương tự như người lớn. Chúng có dấu hiệu xuất hiện trong một vài tuần như: khát nước, mệt mỏi, giảm cân, thường xuyên đi tiểu....
Ngoài ra chúng còn có các triệu chứng khác đối với trẻ như: đau bụng, đau đầu có vấn đề về hành vi cư xử khác thường.
Điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ em.
Hầu hết trẻ em mắc tiểu đường cần được điều trị insulin, cần được cung cấp insulin hằng ngày và tăng lượng insulin theo tuổi.
Cũng như điều trị insulin, điều chỉnh lượng đường glucose tốt và tránh “hypos” (giảm lượng đường trong máu) là rất quan trọng. Vì có nhiều loại bệnh tiểu đường phức tạp tăng thêm cùng với bệnh tiểu đường đang mắc phải trong thời gian dài mắc bệnh.
Ngoài việc điều trị bằng insulin, cha mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ. Cần tập thói quen vận động và làm quen lao động cho trẻ, nên hướng trẻ vào một môn thể thao yêu thích và tập luyện cùng bạn để phòng tránh bệnh tiểu đường.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư: luongynguyenthiphu@gmail.com
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Phú
Điện thoại: 0906.240.900
Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình
Email: luongynguyenthiphu@gmail.com
Website: luongynguyenthiphu.com
0 comments :
Post a Comment