"Bệnh tiểu đường có di truyền được hay không ? " là nỗi băn khoăn của rất nhiều người khi có người thân mắc bệnh. Và câu trả lời là bệnh tiểu đường có thể di truyền được.
Bệnh tiểu đường hay bệnh tăng đường huyết, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa carbonhydrat khi hormon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Trong giai đoạn đầu, tiểu đường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó gây khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh nguy hiểm khác như: bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư.
Tiểu đường có xác suất di truyền khá cao.
Các nghiên cứu về di truyền bệnh đái tháo đường trong gia đình cho thấy khả năng con cái bị di truyền bệnh đái tháo đường từ cha mẹ là rất cao, có thể trên 50% nếu cả cha và mẹ cùng mắc bệnh này. Nếu trong gia đình chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh, thì xác suất con bị bệnh là 15-20%.
Nghiên cứu của trường Đại học Texas, Mỹ mới công bố gần đây trên chuột cho thấy, bệnh tiểu đường có thể di truyền chéo. Điều đó cho thấy, gia đình nào có ông bà bị mắc bệnh tiểu đường, thế hệ thứ hai (con) có thể không bị mắc bệnh, nhưng cháu (thế hệ thứ 3) có khả năng bị mắc bệnh do yếu tố di truyền cách quãng.
Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân cho rằng, lúc mình đẻ con chưa bị mắc tiểu đường thì con sẽ không bị mắc bệnh này. Nhưng thực sự thì khả năng mắc bệnh theo gen di truyền đã được định hình từ lúc trẻ, hình thành từ trong bụng mẹ. Do đó, khi trong gia đình có cha hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường thì bạn hoàn toàn có thể nhận được gen gây bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường có xác suất di truyền khá cao.
Tuy là bệnh có thể di truyền nhưng các bạn không nên quá hoang mang, gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe. Hãy tự mình phòng tránh bệnh tiểu đường bằng cách sống khoa học và hợp lý:
- Điều chỉnh lối sống: tránh căng thẳng vì có thể tiết ra hormone làm tăng đường huyết, ngủ ngon và đủ giấc, bỏ thuốc lá và kiêng rượu bia, hãy tập thể dục thường xuyên và đều đặn sẽ hạn chế thấp nhất mức độ hình thành bệnh đái tháo đường.
- Kiểm soát cân nặng: Đừng bao giờ để mình rơi vào tình trạng béo phì hoặc quá béo bởi vì những người mắc bệnh béo phì là những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Một chế độ ăn nhiều rau, khoai củ, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây ít ngọt, cá, đậu hũ. Hạn chế ăn thức ăn chiên, rán, quay nhiều dầu mỡ, thức ăn chứa nhiều tinh bột và thức ăn uống nhiều đường. Uống đủ nước sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Ăn uống phải chừng mực không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Và thử đường huyết thường xuyên là những biện pháp cơ bản để tầm soát và phát hiện phát hiện sớm bệnh lý để có phương thức điều trị kịp thời.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư: luongynguyenthiphu@gmail.com
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Phú
Điện thoại: 0906.240.900
Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình
Email: luongynguyenthiphu@gmail.com
Website: luongynguyenthiphu.com
0 comments :
Post a Comment