Bài báo "Lược vàng quý hơn vàng" trên báo Người cao tuổi số Xuân Tân Mão có đưa tin: "Bảo bối của người bệnh tiểu đường". Sau bài báo đó, đã có nhiều vị quan tâm gọi điện tới tôi như muốn xác minh sự thật về Lược vàng chữa trị biến chứng tiểu đường.
Cây lược vàng. Ảnh internet |
GS-TS
KH Hoàng Tích Huyền cũng rất ngạc nhiên khi biết tin tôi chỉ dùng lá
cây Lược vàng đã chữa khỏi những biến chứng nghiêm trọng của căn bệnh tiểu đường.
Mặc dầu không mắc bệnh tiểu đường, năm nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng ngày
16-4-2011, Giáo sư đã cất công dẫn một số bệnh nhân từ Hà Nội lên tận
quê tôi ở Trung Giã, Thái Nguyên, với mong muốn tận mắt chứng kiến con
bệnh, nghe tôi tường trình lại toàn bộ quá trình diễn biến các biến
chứng tiểu đường cùng cách sử dụng lá cây Lược vàng đẩy lùi được căn
bệnh hiểm nghèo. Với mong muốn không để bạn đọc phải vất vả tìm đến tôi,
nay tha thiết mong báo Người cao tuổi cho đăng bài viết dưới đây để ai
có yêu cầu thì có thể tham khảo kinh nghiệm dùng Lược vàng để chữa trị
biến chứng tiểu đường.
Trước khi báo tin vui này đến bạn đọc có cùng cảnh ngộ, tôi rất khốn khổ khi phải sống chung với một loại chứng bệnh nan y - bệnh tiểu đường. Thay mặt gia đình, tôi xin thành tâm tỏ lời biết ơn sâu sắc tới Báo Người cao tuổi. Nhờ báo Người cao tuổi giới thiệu Lược vàng có thể chữa trị bệnh hiểm nghèo trong chuyên mục "Tự làm bác sĩ", đã giúp tôi có bảo bối tự cứu mình thoát khỏi sự hành hạ khổ sở, có lúc như muốn chết bởi những biến chứng tai quái của căn bệnh tiểu đường.
Tôi là Đỗ Trọng Bằng, giáo viên của Trường phổ thông cấp II, xã Trung Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, chuyên giảng dạy môn Ngữ Văn từ 36 năm nay. Vào cuối tháng 4 năm 2011, tôi nghỉ hưu. Nhờ cây Lược vàng, đã giúp tôi thoát khỏi lưỡi hái tử thần, giành lại được sức sống khỏe mạnh, vui tươi như ngày nay.
Thời kì đầu tôi bị bệnh tiểu đường
Ban đầu, bệnh tiểu đường khởi phát trong người, tôi có cảm giác bồn chồn, rạo rực… khó chịu. Đến năm 1999, những cảm giác như vậy đã xuất hiện thường xuyên hơn ngày này sang ngày khác. Cơ thể có tình trạng khát nước, đi tiểu nhiều, thi thoảng lại xuất hiện những cơn đói một cách khác thường.
Kể từ đó tôi bị mất ngủ, ban đầu, hằng tuần thường có một hai đêm chỉ ngủ được khoảng 2 tiếng. Đến năm 2002, tôi bắt đầu bị chảy máu chân răng. Các răng bị lung lay, mắt mờ đến mức không nhận ra địa hình trước mặt mình, đi lại dễ bị vấp ngã.
Bạn bè và người thân đã cảnh báo có thể tôi đã mắc bệnh tiểu đường. Tôi cao gần 1,7 m, năm 1999-2000, thể trọng 74,6 kg. Vậy mà, chỉ 3 năm sau, thể trọng đã tụt xuống 61 kg. Nhiều thầy cô giáo cùng dạy học đều biết rõ căn bệnh quái ác đã ái ngại và lo lắng cho tôi.
Chữa trị biến chứng bệnh tiểu đường tại Bệnh viện ở Hà Nội
Tháng 4 năm 2002, tôi điều trị tại Bệnh viện Nội tiết T.Ư ở Hà Nội. Sau 10 ngày chữa trị, tôi xin xuất viện để điều trị ngoại trú theo đơn thuốc của Bệnh viện. Năm 2006, bệnh tiểu đường biến chứng vào tim. Tôi về Bệnh viện Bạch Mai để khám và xin phác đồ điều trị ngoại trú. Đến năm 2008-2009, tôi phải vào Bệnh viện Mắt T.Ư xin thuốc điều trị biến chứng vào mắt.
Kiểm tra, siêu âm, thử máu và điều trị cho thấy:
Tôi bị bệnh tiểu đường với mức độ nặng, Bệnh viện nội tiết T.Ư xác định chỉ số đường huyết khi đó là 27 mmol/l. Kèm theo các biến chứng như mắt trái mờ, chỉ còn: 0,7/10, mắt phải còn lại: 4/10; Hai chi bị chứng tắc mạch, đau buốt, tê bì từ đầu gối trở xuống, lòng bàn chân thâm tím với nhiều mảng đen. Từ năm 2006 trở đi các kẽ chân thường xuyên rỉ nước vàng. Số lần tiểu tiện trong đêm thường từ 5-6 lần, ban ngày từ 10-12 lần. Các đốt sống cổ và bả vai trái cho đến khuỷu tay trái đau nhức, tay trái hoạt động khó khăn. Đến năm 2006 thì tại bả vai trái nhiều khi đau nhức như có mủ bên trong.
Biến chứng của bệnh tiểu đường đã ảnh hưởng đến tim mạch. Triệu chứng của bệnh mạch vành nặng thêm. Trước năm 2005, tôi không thể đi lên được tầng 2. Điều trị bằng thuốc Tây một thời gian, tôi đã dần đi lên được tầng 2, nhưng tim đập ghê gớm. Động mạch chi, động mạch cảnh bị vữa xơ, vôi hóa; Mỡ máu cao, không ổn định. Huyết áp thường xuyên ở mức 170/110 mmHg.
Từ 2002 đến năm 2010, tôi đã kiên trì chữa bệnh theo phác đồ điều trị của các Bệnh viện ở Hà Nội với mong muốn nhanh chóng thanh toán được nỗi khổ do biến chứng tiểu đường hành hạ. Hằng ngày tôi thường phải dùng tới 15 loại thuốc điều trị khác nhau, thuốc điều trị tiểu đường 7- 8 loại, thuốc điều trị tim mạch có 7 loại.
Những năm tháng ấy, gia đình đã tạo điều kiện để tôi dùng thuốc ngoại, mua ngoài với mức chi phí hằng tháng từ 2 - 3 triệu đồng. Dùng thuốc ngoại, mức đường huyết có ổn định, nhưng các biểu hiện của biến chứng không hề thuyên giảm. Đồng thời với việc chữa trị bệnh tiểu đường, tôi còn tìm đến 6 thầy thuốc y học dân tộc để chữa trị đốt sống cổ và bả vai, nhưng tình trạng đau nhức đó vẫn không sao đẩy lui được.
Do bệnh trạng nghiêm trọng, nên đêm nào cũng vậy, tôi không bao giờ ngủ quá 2-3 tiếng. Xem sách, đọc báo, sau khoảng 15 phút thì bị ù tai. Những năm tháng ấy tai họa của biến chứng tiểu đường đã hành hạ cuộc sống và lao động thường nhật, tâm hồn và thể xác như là thứ đi mượn. Có lúc, gia đình đã nghĩ tới chuyện tôi không thể sống nổi...
Lược vàng chữa khỏi biến chứng tiểu đường
Đang trong quá trình điều trị tốn kém, biến chứng tiếp tục phát triển theo chiều hướng xấu đi, bỗng tháng 4 năm 2010, tôi nhận được tin Lược vàng có thể chữa trị được một số bệnh hiểm nghèo từ Báo Người cao tuổi. Thế là tôi xin lá Lược vàng về tự chữa bệnh.
Ngày 13-5-2010, tôi bắt đầu nhai lá Lược vàng. Tuần đầu tiên, vừa dùng Lược vàng, tôi vừa dùng viên thuốc Diamicron ổn định đường huyết, nhưng giảm bớt 1 viên. Tuần thứ 2, tôi giảm tiếp viên thuốc thứ 2. Đến tuần thứ 3 tôi giảm nốt viên thứ 3. Ngừng 1 tuần, tôi không dùng Lược vàng và Diamicron. Hết tuần đó, kiểm tra đường huyết không thấy có thay đổi so với kết quả kiểm tra trước ngày 13-5-2010. Từ đó trở đi tôi chỉ dùng Lược vàng trị bệnh. Tôi kiên trì nhai sống nuốt cả bã lá cây Lược vàng trước bữa ăn hàng ngày chừng 20 phút, mỗi lần 3 lá (mỗi lá dài khoảng 20 -25 cm nếu lá ngắn thì tăng số lá). Đồng thời với việc sử dụng Lược vàng, tôi duy trì chế độ ăn uống phù hợp như kiêng kị ăn mỡ động vật, mỗi tuần ăn vài bữa thịt nạc, ăn cá, tép và rau đậu v.v...
Trong quá trình dùng Lược vàng, tôi đã lắng nghe những diễn biến trong cơ thể và ghi chép lại. Kết quả cho thấy, chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng Lược vàng những triệu chứng như mắt mờ, chân tê bì, chân răng chảy máu, răng lung lay bắt đầu thuyên giảm. Sau 2 tuần các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt, sau 4 tuần thì biến mất. Tình trạng đau nhức ở đốt sống cổ và bả vai cũng chấm dứt.
Dùng Lược vàng được một thời gian, cứ ăn xong bữa tối là tôi thấy buồn ngủ. Sau một tháng, đi lên gác không thấy khó khăn. Sau 2 tháng rưỡi, tôi đã bỏ được toàn bộ số thuốc Tây còn lại dùng điều trị tim mạch. Các biến chứng tiểu đường trong tôi đều đã khỏi. Nay chỉ số đường huyết thường duy trì ở mức giống hệt như khi tôi dùng thuốc Tây, 6,4-6,8 mmol/1ít (tháng 5 năm 2011).
Từ ngày chữa khỏi những biến chứng tiểu đường, đến nay tôi vẫn nhai đều Lược vàng với liều 6 lá/ngày, chia 3 lần. Cứ dùng như vậy được 2 tuần lễ thì tôi lại ngưng một tuần, sau đó lại tiếp tục. Đến tháng 10-2010, cơ thể tôi tăng lên 68 kg. Dịp tết Tân Mão tôi đã 70 kg. Bây giờ tôi đọc sách bình thường, đi lên tận gác 3 không mệt mỏi, có thể lao động, chơi bóng đá 30 phút. Mỗi đêm, tôi ngủ được 6 tiếng, rất sâu và không còn đi tiểu đêm. Thời gian khoảng 8 năm bị biến chứng tiểu đường, sinh hoạt tình dục vợ chồng hoàn toàn bị gián đoạn, đến nay đã phục hồi.
Ngày 16-4-2011, khi chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh tiểu đường bằng lá cây Lược vàng với GS Hoàng Tích Huyền và mấy vị từ Hà Nội lên, tôi đã kể lại, trước khi bị bệnh, tôi là vận động viên bóng đá của trường, nặng trên 70 kg. Sau khi chữa khỏi các biến chứng tiểu đường, tôi dùng thuốc bổ dưỡng, cũng không dùng thêm bất cứ phương thức chữa trị nào khác. Chỉ có dùng lá cây Lược vàng, ăn uống bình thường, tuy vẫn phải kiêng kị một số thức ăn đối với bệnh nhân tiểu đường. Chứng tỏ Lược vàng ngoài tác dụng chính là chữa bệnh, còn có tác dụng bổ dưỡng nâng cao sức khỏe. Khi tôi lâm bệnh, bạn bè ái ngại, nay họ mừng, có người bảo: "Đúng là tôi đã được trời cứu".
Sau bài báo "Lược vàng quý hơn vàng" trong số xuân Tân Mão của Báo Người cao tuổi, rất nhiều độc giả gọi điện hỏi đôi điều cụ thể. Tôi đã bộc bạch: "Tôi chỉ dùng lá cây Lược vàng mà chữa khỏi những biến chứng của bệnh tiểu đường như vậy đó. Tôi chưa sử dụng tới thân cây và vòi của cây Lược vàng, bởi tôi không biết dùng rượu. Để có lá cây Lược vàng dùng đều đặn hàng ngày, tôi đã chọn ngày thời tiết nắng ráo, lá cây Lược vàng không đọng nước, hái khoảng 100 - 120 lá, xếp gọn vào trong túi ni-lông rồi buộc kín lại và đem cất vào ngăn chứa rau trong tủ lạnh. Dùng đến đâu, lấy ra đem rửa sạch. Làm theo trình tự như vậy, tôi thấy lá Lược vàng có thể giữ được đến ngày thứ 17 vẫn dùng tốt.
Chữa khỏi biến chứng tiểu đường trong tôi bằng lá cây Lược vàng là một sự thật kì điệu. Tuy nhiên, trong sự kì diệu ấy đang còn ẩn chứa biết bao nhiêu điều huyền bí mà bản thân tôi không sao hiểu nổi.
Tôi rất mong các cơ quan chức năng, các nhà khoa học vào cuộc, để giúp cho người dân từng bước hiểu biết được tác dụng tích cực của cây Lược vàng, từ đó thiết thực góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân ngay tại gia đình, đặc biệt là cho những người nghèo ở xa thành thị và bệnh viện như tôi…
Trước khi báo tin vui này đến bạn đọc có cùng cảnh ngộ, tôi rất khốn khổ khi phải sống chung với một loại chứng bệnh nan y - bệnh tiểu đường. Thay mặt gia đình, tôi xin thành tâm tỏ lời biết ơn sâu sắc tới Báo Người cao tuổi. Nhờ báo Người cao tuổi giới thiệu Lược vàng có thể chữa trị bệnh hiểm nghèo trong chuyên mục "Tự làm bác sĩ", đã giúp tôi có bảo bối tự cứu mình thoát khỏi sự hành hạ khổ sở, có lúc như muốn chết bởi những biến chứng tai quái của căn bệnh tiểu đường.
Tôi là Đỗ Trọng Bằng, giáo viên của Trường phổ thông cấp II, xã Trung Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, chuyên giảng dạy môn Ngữ Văn từ 36 năm nay. Vào cuối tháng 4 năm 2011, tôi nghỉ hưu. Nhờ cây Lược vàng, đã giúp tôi thoát khỏi lưỡi hái tử thần, giành lại được sức sống khỏe mạnh, vui tươi như ngày nay.
Thời kì đầu tôi bị bệnh tiểu đường
Ban đầu, bệnh tiểu đường khởi phát trong người, tôi có cảm giác bồn chồn, rạo rực… khó chịu. Đến năm 1999, những cảm giác như vậy đã xuất hiện thường xuyên hơn ngày này sang ngày khác. Cơ thể có tình trạng khát nước, đi tiểu nhiều, thi thoảng lại xuất hiện những cơn đói một cách khác thường.
Kể từ đó tôi bị mất ngủ, ban đầu, hằng tuần thường có một hai đêm chỉ ngủ được khoảng 2 tiếng. Đến năm 2002, tôi bắt đầu bị chảy máu chân răng. Các răng bị lung lay, mắt mờ đến mức không nhận ra địa hình trước mặt mình, đi lại dễ bị vấp ngã.
Bạn bè và người thân đã cảnh báo có thể tôi đã mắc bệnh tiểu đường. Tôi cao gần 1,7 m, năm 1999-2000, thể trọng 74,6 kg. Vậy mà, chỉ 3 năm sau, thể trọng đã tụt xuống 61 kg. Nhiều thầy cô giáo cùng dạy học đều biết rõ căn bệnh quái ác đã ái ngại và lo lắng cho tôi.
Chữa trị biến chứng bệnh tiểu đường tại Bệnh viện ở Hà Nội
Tháng 4 năm 2002, tôi điều trị tại Bệnh viện Nội tiết T.Ư ở Hà Nội. Sau 10 ngày chữa trị, tôi xin xuất viện để điều trị ngoại trú theo đơn thuốc của Bệnh viện. Năm 2006, bệnh tiểu đường biến chứng vào tim. Tôi về Bệnh viện Bạch Mai để khám và xin phác đồ điều trị ngoại trú. Đến năm 2008-2009, tôi phải vào Bệnh viện Mắt T.Ư xin thuốc điều trị biến chứng vào mắt.
Kiểm tra, siêu âm, thử máu và điều trị cho thấy:
Tôi bị bệnh tiểu đường với mức độ nặng, Bệnh viện nội tiết T.Ư xác định chỉ số đường huyết khi đó là 27 mmol/l. Kèm theo các biến chứng như mắt trái mờ, chỉ còn: 0,7/10, mắt phải còn lại: 4/10; Hai chi bị chứng tắc mạch, đau buốt, tê bì từ đầu gối trở xuống, lòng bàn chân thâm tím với nhiều mảng đen. Từ năm 2006 trở đi các kẽ chân thường xuyên rỉ nước vàng. Số lần tiểu tiện trong đêm thường từ 5-6 lần, ban ngày từ 10-12 lần. Các đốt sống cổ và bả vai trái cho đến khuỷu tay trái đau nhức, tay trái hoạt động khó khăn. Đến năm 2006 thì tại bả vai trái nhiều khi đau nhức như có mủ bên trong.
Biến chứng của bệnh tiểu đường đã ảnh hưởng đến tim mạch. Triệu chứng của bệnh mạch vành nặng thêm. Trước năm 2005, tôi không thể đi lên được tầng 2. Điều trị bằng thuốc Tây một thời gian, tôi đã dần đi lên được tầng 2, nhưng tim đập ghê gớm. Động mạch chi, động mạch cảnh bị vữa xơ, vôi hóa; Mỡ máu cao, không ổn định. Huyết áp thường xuyên ở mức 170/110 mmHg.
Từ 2002 đến năm 2010, tôi đã kiên trì chữa bệnh theo phác đồ điều trị của các Bệnh viện ở Hà Nội với mong muốn nhanh chóng thanh toán được nỗi khổ do biến chứng tiểu đường hành hạ. Hằng ngày tôi thường phải dùng tới 15 loại thuốc điều trị khác nhau, thuốc điều trị tiểu đường 7- 8 loại, thuốc điều trị tim mạch có 7 loại.
Những năm tháng ấy, gia đình đã tạo điều kiện để tôi dùng thuốc ngoại, mua ngoài với mức chi phí hằng tháng từ 2 - 3 triệu đồng. Dùng thuốc ngoại, mức đường huyết có ổn định, nhưng các biểu hiện của biến chứng không hề thuyên giảm. Đồng thời với việc chữa trị bệnh tiểu đường, tôi còn tìm đến 6 thầy thuốc y học dân tộc để chữa trị đốt sống cổ và bả vai, nhưng tình trạng đau nhức đó vẫn không sao đẩy lui được.
Do bệnh trạng nghiêm trọng, nên đêm nào cũng vậy, tôi không bao giờ ngủ quá 2-3 tiếng. Xem sách, đọc báo, sau khoảng 15 phút thì bị ù tai. Những năm tháng ấy tai họa của biến chứng tiểu đường đã hành hạ cuộc sống và lao động thường nhật, tâm hồn và thể xác như là thứ đi mượn. Có lúc, gia đình đã nghĩ tới chuyện tôi không thể sống nổi...
Lược vàng chữa khỏi biến chứng tiểu đường
Đang trong quá trình điều trị tốn kém, biến chứng tiếp tục phát triển theo chiều hướng xấu đi, bỗng tháng 4 năm 2010, tôi nhận được tin Lược vàng có thể chữa trị được một số bệnh hiểm nghèo từ Báo Người cao tuổi. Thế là tôi xin lá Lược vàng về tự chữa bệnh.
Ngày 13-5-2010, tôi bắt đầu nhai lá Lược vàng. Tuần đầu tiên, vừa dùng Lược vàng, tôi vừa dùng viên thuốc Diamicron ổn định đường huyết, nhưng giảm bớt 1 viên. Tuần thứ 2, tôi giảm tiếp viên thuốc thứ 2. Đến tuần thứ 3 tôi giảm nốt viên thứ 3. Ngừng 1 tuần, tôi không dùng Lược vàng và Diamicron. Hết tuần đó, kiểm tra đường huyết không thấy có thay đổi so với kết quả kiểm tra trước ngày 13-5-2010. Từ đó trở đi tôi chỉ dùng Lược vàng trị bệnh. Tôi kiên trì nhai sống nuốt cả bã lá cây Lược vàng trước bữa ăn hàng ngày chừng 20 phút, mỗi lần 3 lá (mỗi lá dài khoảng 20 -25 cm nếu lá ngắn thì tăng số lá). Đồng thời với việc sử dụng Lược vàng, tôi duy trì chế độ ăn uống phù hợp như kiêng kị ăn mỡ động vật, mỗi tuần ăn vài bữa thịt nạc, ăn cá, tép và rau đậu v.v...
Trong quá trình dùng Lược vàng, tôi đã lắng nghe những diễn biến trong cơ thể và ghi chép lại. Kết quả cho thấy, chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng Lược vàng những triệu chứng như mắt mờ, chân tê bì, chân răng chảy máu, răng lung lay bắt đầu thuyên giảm. Sau 2 tuần các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt, sau 4 tuần thì biến mất. Tình trạng đau nhức ở đốt sống cổ và bả vai cũng chấm dứt.
Dùng Lược vàng được một thời gian, cứ ăn xong bữa tối là tôi thấy buồn ngủ. Sau một tháng, đi lên gác không thấy khó khăn. Sau 2 tháng rưỡi, tôi đã bỏ được toàn bộ số thuốc Tây còn lại dùng điều trị tim mạch. Các biến chứng tiểu đường trong tôi đều đã khỏi. Nay chỉ số đường huyết thường duy trì ở mức giống hệt như khi tôi dùng thuốc Tây, 6,4-6,8 mmol/1ít (tháng 5 năm 2011).
Từ ngày chữa khỏi những biến chứng tiểu đường, đến nay tôi vẫn nhai đều Lược vàng với liều 6 lá/ngày, chia 3 lần. Cứ dùng như vậy được 2 tuần lễ thì tôi lại ngưng một tuần, sau đó lại tiếp tục. Đến tháng 10-2010, cơ thể tôi tăng lên 68 kg. Dịp tết Tân Mão tôi đã 70 kg. Bây giờ tôi đọc sách bình thường, đi lên tận gác 3 không mệt mỏi, có thể lao động, chơi bóng đá 30 phút. Mỗi đêm, tôi ngủ được 6 tiếng, rất sâu và không còn đi tiểu đêm. Thời gian khoảng 8 năm bị biến chứng tiểu đường, sinh hoạt tình dục vợ chồng hoàn toàn bị gián đoạn, đến nay đã phục hồi.
Ngày 16-4-2011, khi chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh tiểu đường bằng lá cây Lược vàng với GS Hoàng Tích Huyền và mấy vị từ Hà Nội lên, tôi đã kể lại, trước khi bị bệnh, tôi là vận động viên bóng đá của trường, nặng trên 70 kg. Sau khi chữa khỏi các biến chứng tiểu đường, tôi dùng thuốc bổ dưỡng, cũng không dùng thêm bất cứ phương thức chữa trị nào khác. Chỉ có dùng lá cây Lược vàng, ăn uống bình thường, tuy vẫn phải kiêng kị một số thức ăn đối với bệnh nhân tiểu đường. Chứng tỏ Lược vàng ngoài tác dụng chính là chữa bệnh, còn có tác dụng bổ dưỡng nâng cao sức khỏe. Khi tôi lâm bệnh, bạn bè ái ngại, nay họ mừng, có người bảo: "Đúng là tôi đã được trời cứu".
Sau bài báo "Lược vàng quý hơn vàng" trong số xuân Tân Mão của Báo Người cao tuổi, rất nhiều độc giả gọi điện hỏi đôi điều cụ thể. Tôi đã bộc bạch: "Tôi chỉ dùng lá cây Lược vàng mà chữa khỏi những biến chứng của bệnh tiểu đường như vậy đó. Tôi chưa sử dụng tới thân cây và vòi của cây Lược vàng, bởi tôi không biết dùng rượu. Để có lá cây Lược vàng dùng đều đặn hàng ngày, tôi đã chọn ngày thời tiết nắng ráo, lá cây Lược vàng không đọng nước, hái khoảng 100 - 120 lá, xếp gọn vào trong túi ni-lông rồi buộc kín lại và đem cất vào ngăn chứa rau trong tủ lạnh. Dùng đến đâu, lấy ra đem rửa sạch. Làm theo trình tự như vậy, tôi thấy lá Lược vàng có thể giữ được đến ngày thứ 17 vẫn dùng tốt.
Chữa khỏi biến chứng tiểu đường trong tôi bằng lá cây Lược vàng là một sự thật kì điệu. Tuy nhiên, trong sự kì diệu ấy đang còn ẩn chứa biết bao nhiêu điều huyền bí mà bản thân tôi không sao hiểu nổi.
Tôi rất mong các cơ quan chức năng, các nhà khoa học vào cuộc, để giúp cho người dân từng bước hiểu biết được tác dụng tích cực của cây Lược vàng, từ đó thiết thực góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân ngay tại gia đình, đặc biệt là cho những người nghèo ở xa thành thị và bệnh viện như tôi…
Đỗ Trọng Bằng
(Chinh Nữ, Tân Hương,
Phổ Yên, Thái Nguyên)
(Chinh Nữ, Tân Hương,
Phổ Yên, Thái Nguyên)
0 comments :
Post a Comment