Không có tài liệu nào nghiên cứu nào nói về việc dùng cây cúc bách nhật đất tức cây nở ngày đất chữa bệnh gút, đái tháo đường.
Khoảng 5 - 6 tháng nay, tại TP.HCM bày bán cây nở ngày đất, ghi công dụng: “đặc trị bệnh gút
(gout), đái tháo đường (ĐTĐ)”. Vài người bán còn cam đoan chỉ dùng
khoảng 1 tháng, thậm chí chỉ vài tuần sẽ khỏi bệnh. Vậy cây “nở ngày
đất” là cây gì, có thực chữa được các bệnh đó không, nếu bỏ các thuốc
đạng dùng chuyển sang dùng cây này sẽ có hại gì?
Cây nở ngày đất là cây cúc bách nhật đất, tên khoa học Gompherena celosioides Mart họ Rau dền Amaranthaceae. Cây mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt nhiều ở những vùng đất khô cằn miền Trung.
Đây là loại cỏ dại. Thân cao khoảng 25cm, lúc còn non có lông, khi già sẽ mất hết lông nhẵn, thân phân nhiều nhánh. Lá có cuống ngắn, mọc đối, phiến lá hình bầu dục hẹp, dài 2 - 6cm, rộng khoảng 2cm, mặt dưới lá có đầy lông. Cụm hoa là bông hình trụ mang nhiều hoa nhỏ, màu trắng. Hoa có 5 lá đài, 5 nhị, dính thành ống, bầu hình trứng. Trong các bó cây nở ngày đất bày bán có lẫn một số cỏ dại khác (có lẽ do người thu hái không chọn lọc kỹ).
Ngoài ra, còn có cây cúc bách nhật, tên khoa học Gompherena globosa L cũng thuộc họ Rau dền Amaranthaceae, rất gần gũi với cây cúc bách nhật đất. Khác ở chỗ: cúc bách nhật thường có thân cao khoảng 50cm, phía trên có phân nhánh, nhánh có hình hơi vuông, hoa có màu tím nhạt, hay đỏ tím. Thường được trồng làm cảnh.
Công dụng thật
Tài liệu chính thống Đông y (Việt Nam, Trung Quốc) không đề cập nhiều về cây cúc bách nhật đất và cúc bách nhật mà chỉ ghi lại cách dùng trong dân gian.
Theo dân gian cúc bách nhật đất dùng toàn cây chữa các bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, một số bệnh nhiễm khuẩn khác; riêng rễ còn dùng trị cảm cúm, ho.
Cây nở ngày đất là cây cúc bách nhật đất, tên khoa học Gompherena celosioides Mart họ Rau dền Amaranthaceae. Cây mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt nhiều ở những vùng đất khô cằn miền Trung.
Đây là loại cỏ dại. Thân cao khoảng 25cm, lúc còn non có lông, khi già sẽ mất hết lông nhẵn, thân phân nhiều nhánh. Lá có cuống ngắn, mọc đối, phiến lá hình bầu dục hẹp, dài 2 - 6cm, rộng khoảng 2cm, mặt dưới lá có đầy lông. Cụm hoa là bông hình trụ mang nhiều hoa nhỏ, màu trắng. Hoa có 5 lá đài, 5 nhị, dính thành ống, bầu hình trứng. Trong các bó cây nở ngày đất bày bán có lẫn một số cỏ dại khác (có lẽ do người thu hái không chọn lọc kỹ).
Ngoài ra, còn có cây cúc bách nhật, tên khoa học Gompherena globosa L cũng thuộc họ Rau dền Amaranthaceae, rất gần gũi với cây cúc bách nhật đất. Khác ở chỗ: cúc bách nhật thường có thân cao khoảng 50cm, phía trên có phân nhánh, nhánh có hình hơi vuông, hoa có màu tím nhạt, hay đỏ tím. Thường được trồng làm cảnh.
Công dụng thật
Tài liệu chính thống Đông y (Việt Nam, Trung Quốc) không đề cập nhiều về cây cúc bách nhật đất và cúc bách nhật mà chỉ ghi lại cách dùng trong dân gian.
Theo dân gian cúc bách nhật đất dùng toàn cây chữa các bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, một số bệnh nhiễm khuẩn khác; riêng rễ còn dùng trị cảm cúm, ho.
Cây nở ngày đất. internet |
Các nghiên cứu mới cho biết trong cúc bách nhật đất có chất aurantinamid. Trong phòng thí nghiệm, chất nàycó tính kháng khuẩn ngay ở nồng độ thấp với E Coli, Pseudomonas aeroginosa, Staphylococcus aureus nhưng chưa thấy chiết ra dùng trong lâm sàng. Trên chuột thí nghiệm, chiết xuất từ cúc bách nhật đất có tác dụng bảo vệ gan với những chuột đã gây ngộ độc gan bằng thực nghiệm nhưng cũng chưa thấy có tài liệu nào ghi dùng hỗ trợ chức năng gan cho người. Gần đây có nhiều biệt dược tăng cường chức năng gan bằng thảo dược nhưng không thấy cúc bách nhật đất trong thành phần.
Như vậy, không có tài liệu Đông y chính thống, kinh nghiệm dân gian, cũng không có tài liệu nào nghiên cứu mới nào nói về việc dùng cây cúc bách nhật đất tức cây nở ngày đất chữa bệnh gút, đái tháo đường.
Tác hại khi dùng không đúng
- Với bệnh gút:
Đây
là bệnh rối loạn chuyển hóa purin, dẫn tới tăng axít uric - máu, axít
uric - niệu quá ngưỡng an toàn, gây kết tinh urat (monosodium urat).
Axít uric là sản phẩm thoái biến cuối cùng của nucleo-protein. Các
nucleo-protein có thể có từ thức ăn, từ tế bào chết, từ sự tổng hợp nội
sinh. Bình thường axít uric
thải trừ ra ngoài qua đường thận (nước tiểu), qua đường ruột (phân).
Khi sự sản sinh, thải trừ axít uric cân bằng thì mức axít máu ở ngưỡng
an toàn. Khi ăn quá nhiều protid, quá trình tổng hợp nucleo- protein
tăng, khi quá trình hủy hoại tế bào tăng (bệnh ác tính, bệnh tan máu,
dùng các thuốc diệt tế bào) thì axít uric sinh ra nhiều; khi sự thải trừ
axít uric giảm (do suy thận, dùng lợi niệu kéo dài, ngộ độc chì...)
hoặc khi enzyme HGPR- tranferase bị ức chế không tái dùng axít uric thì
axít uric cũng tăng; khi tăng vượt quá ngưỡng an toàn, urat sẽ kết tinh
lại trong khớp (khu trú ở ngón chân cái, khớp ngón bàn chân), dưới da,
gây viêm đau. Axít uric tăng cũng có thể gây sỏi thận hay bệnh thận.
Thuốc colchicin làm giảm sự di chuyển bạch cầu, ức chế sự thực bào của bạch cầu trung tính đối với tinh thể urat, ức chế sự sản xuất axít lactic của bạch cầu, làm giảm sự oxy hóa glucose, giảm tính axít của mô… từ đó giảm tính axít của môi trường, giảm kết tinh urat; đồng thời ức chế bạch cầu trung tính sản xuất ra các kinin (yếu tố miễn dịch) làm giảm viêm, giảm đau. Theo đó, colchicin được coi là thuốc chữa triệu chứng.
Thuốc allopurinol ức chế enzyme xanthinoxydase (một enzyme xúc tác sự chuyển hóa xanthin, hydroxanthin thành axít uric) nên giảm sự hình thành axít uric. Ngoài ra, do ức chế enzyme này, allopurinol còn gây ra ức chế phản hồi của amidophosphoribosyltransferase nên hạn chế sự tổng hợp purin. Theo đó, alopurinpol được coi là thuốc ngăn sự bùng nổ cơn gút cấp. Nếu dùng hai thuốc này đúng theo cơ chế trên sẽ giảm được các triệu chứng trong cơn gút cấp và làm thưa các lần bùng phát cơn gút cấp, do đó bệnh tiến triển chậm lại, chất lượng cuộc sống được nâng cao
Nếu tin cây cúc bách nhật đất tức cây nở ngày đất chữa khỏi gút mà bỏ dùng các thuốc nói trên thì chẳng những không chữa khỏi triệu chứng mà còn làm cho bùng phát cơn gút cấp dày hơn, bệnh sẽ tiến triển nặng lên, chất lượng cuộc sống bị giảm sút.
- Với bệnh đái tháo đường:
Thuốc colchicin làm giảm sự di chuyển bạch cầu, ức chế sự thực bào của bạch cầu trung tính đối với tinh thể urat, ức chế sự sản xuất axít lactic của bạch cầu, làm giảm sự oxy hóa glucose, giảm tính axít của mô… từ đó giảm tính axít của môi trường, giảm kết tinh urat; đồng thời ức chế bạch cầu trung tính sản xuất ra các kinin (yếu tố miễn dịch) làm giảm viêm, giảm đau. Theo đó, colchicin được coi là thuốc chữa triệu chứng.
Thuốc allopurinol ức chế enzyme xanthinoxydase (một enzyme xúc tác sự chuyển hóa xanthin, hydroxanthin thành axít uric) nên giảm sự hình thành axít uric. Ngoài ra, do ức chế enzyme này, allopurinol còn gây ra ức chế phản hồi của amidophosphoribosyltransferase nên hạn chế sự tổng hợp purin. Theo đó, alopurinpol được coi là thuốc ngăn sự bùng nổ cơn gút cấp. Nếu dùng hai thuốc này đúng theo cơ chế trên sẽ giảm được các triệu chứng trong cơn gút cấp và làm thưa các lần bùng phát cơn gút cấp, do đó bệnh tiến triển chậm lại, chất lượng cuộc sống được nâng cao
Nếu tin cây cúc bách nhật đất tức cây nở ngày đất chữa khỏi gút mà bỏ dùng các thuốc nói trên thì chẳng những không chữa khỏi triệu chứng mà còn làm cho bùng phát cơn gút cấp dày hơn, bệnh sẽ tiến triển nặng lên, chất lượng cuộc sống bị giảm sút.
- Với bệnh đái tháo đường:
Tuyến
tụy bị hư hỏng hoàn toàn hay bị suy yếu không sản xuất hay sản xuất
không đủ lượng insulin cần thiết để chuyển hóa đường; do đó đường không
đi đến cơ, đến não sinh, năng lượng cho lao động chân tay trí óc; mà ứ
lại trong máu, làm cho đường đường huyết (đường trong máu) tăng cao hơn
mức sinh lý bình thường.
Ăn sẽ làm tăng đường huyết, lao động luyện tập sẽ làm giảm đường huyết, dùng thuốc ĐTĐ sẽ làm hạ đường huyết. Chữa bệnh ĐTĐ là kết hợp việc dùng thuốc, chế độ ăn, chế độ lao động luyện tập thích hợp để cộng tất cả sự tăng giảm nói trên sẽ có được một mức đường huyết tương đương với mức đường huyết sinh lý bình thường. Khi chữa bệnh phải luôn luôn giữ đúng chế độ dùng thuốc, chế độ ăn, chế độ lao động luyện tập ở mức ổn định để đạt được mục đích này, chuyên môn gọi là kiểm soát đường huyết. Giả thiết, giữ nguyên chế độ ăn, chế độ lao động luyện tập mà lại không dùng thuốc tất nhiên đường huyết sẽ tăng cao. Đường huyết tăng cao sẽ gây ra nhiều biến chứng trong đó nặng nhất là hôn mê do ĐTĐ; với người trẻ nếu cấp cứu tốt có thể phục hồi, nhưng với người già bị ĐTĐ lâu năm thì ngay cả lúc cấp cứu tốt cũng phục hồi rất chậm, nếu nặng có thể không phục hồi, dẫn đến tử vong.
Người đái tháo đường tuýp 2, tuyến tụy suy yếu nhưng vẫn còn sản xuất được một phần insulin nên nếu bỏ uống thuốc ĐTĐ thì lúc đầu có thể chưa xảy ra hay xảy ra hôn mê nhưng chưa nặng. Tuy nhiên người ĐTĐ tuýp 1, tuyến tụy đã hoàn toàn hư hỏng không sản xuất insulin thì chỉ cần bỏ tiêm lần đầu thì ngay vài giờ sau sẽ lập tức xảy ra hôn mê và rất nặng.
Một nguyên tắc nữa trong điều trị ĐTĐ là phải dùng thuốc ĐTĐ sớm. Dùng sớm, kiểm soát đường huyết tốt, bệnh sẽ tiến triển chậm lại, chậm chuyển sang nặng, dùng muộn không kiểm soát được đường huyết thì sẽ có tác dụng ngược lại.
Nếu tin cây cúc bách nhật đất tức cây nở ngày đất chữa khỏi ĐTĐ, cho rằng dùng hóa dược độc, bỏ không dùng thuốc ĐTĐ hóa dược mà dùng cây này thì sẽ bị tăng đường huyết, dẫn đến tai biến nguy hiểm như nói trên.
Vài lời kết
Khuyến khích dùng cây cỏ chữa bệnh nhưng phải trên nguyên tắc “dùng đúng cây cỏ chữa đúng các bệnh” mà cha ông ta đã tổng kết trong các sách vở tài liệu Đông y chính thống, hoặc theo kinh nghiệm dân gian mà các sách vở tài liệu này đã ghi chép lại hoặc tốt hơn đã được các nghiên cứu hiện đại thừa nhận. Tuyệt đối không dùng cây cỏ chữa bệnh theo kiểu đồn thổi, bịa dặt. Dùng cây cỏ không có nghĩa như mọi người quan niệm là “không bổ dọc thì cũng bổ ngang” mà khi dùng không đúng sẽ gây chậm trễ trong việc chữa bệnh, dễ phát sinh các tác hại cấp hay lâu dài. Cần mua cây cỏ chữa bệnh tại các cơ sở hợp pháp (cửa hàng thuốc Nam thuốc Bắc, phòng chẩn trị Đông y) không mua cây cỏ bán rong trên vỉa hè (người bán không có bằng cấp chuyên môn và không được cấp giấy phép hành nghề).
Ăn sẽ làm tăng đường huyết, lao động luyện tập sẽ làm giảm đường huyết, dùng thuốc ĐTĐ sẽ làm hạ đường huyết. Chữa bệnh ĐTĐ là kết hợp việc dùng thuốc, chế độ ăn, chế độ lao động luyện tập thích hợp để cộng tất cả sự tăng giảm nói trên sẽ có được một mức đường huyết tương đương với mức đường huyết sinh lý bình thường. Khi chữa bệnh phải luôn luôn giữ đúng chế độ dùng thuốc, chế độ ăn, chế độ lao động luyện tập ở mức ổn định để đạt được mục đích này, chuyên môn gọi là kiểm soát đường huyết. Giả thiết, giữ nguyên chế độ ăn, chế độ lao động luyện tập mà lại không dùng thuốc tất nhiên đường huyết sẽ tăng cao. Đường huyết tăng cao sẽ gây ra nhiều biến chứng trong đó nặng nhất là hôn mê do ĐTĐ; với người trẻ nếu cấp cứu tốt có thể phục hồi, nhưng với người già bị ĐTĐ lâu năm thì ngay cả lúc cấp cứu tốt cũng phục hồi rất chậm, nếu nặng có thể không phục hồi, dẫn đến tử vong.
Người đái tháo đường tuýp 2, tuyến tụy suy yếu nhưng vẫn còn sản xuất được một phần insulin nên nếu bỏ uống thuốc ĐTĐ thì lúc đầu có thể chưa xảy ra hay xảy ra hôn mê nhưng chưa nặng. Tuy nhiên người ĐTĐ tuýp 1, tuyến tụy đã hoàn toàn hư hỏng không sản xuất insulin thì chỉ cần bỏ tiêm lần đầu thì ngay vài giờ sau sẽ lập tức xảy ra hôn mê và rất nặng.
Một nguyên tắc nữa trong điều trị ĐTĐ là phải dùng thuốc ĐTĐ sớm. Dùng sớm, kiểm soát đường huyết tốt, bệnh sẽ tiến triển chậm lại, chậm chuyển sang nặng, dùng muộn không kiểm soát được đường huyết thì sẽ có tác dụng ngược lại.
Nếu tin cây cúc bách nhật đất tức cây nở ngày đất chữa khỏi ĐTĐ, cho rằng dùng hóa dược độc, bỏ không dùng thuốc ĐTĐ hóa dược mà dùng cây này thì sẽ bị tăng đường huyết, dẫn đến tai biến nguy hiểm như nói trên.
Vài lời kết
Khuyến khích dùng cây cỏ chữa bệnh nhưng phải trên nguyên tắc “dùng đúng cây cỏ chữa đúng các bệnh” mà cha ông ta đã tổng kết trong các sách vở tài liệu Đông y chính thống, hoặc theo kinh nghiệm dân gian mà các sách vở tài liệu này đã ghi chép lại hoặc tốt hơn đã được các nghiên cứu hiện đại thừa nhận. Tuyệt đối không dùng cây cỏ chữa bệnh theo kiểu đồn thổi, bịa dặt. Dùng cây cỏ không có nghĩa như mọi người quan niệm là “không bổ dọc thì cũng bổ ngang” mà khi dùng không đúng sẽ gây chậm trễ trong việc chữa bệnh, dễ phát sinh các tác hại cấp hay lâu dài. Cần mua cây cỏ chữa bệnh tại các cơ sở hợp pháp (cửa hàng thuốc Nam thuốc Bắc, phòng chẩn trị Đông y) không mua cây cỏ bán rong trên vỉa hè (người bán không có bằng cấp chuyên môn và không được cấp giấy phép hành nghề).
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư: luongynguyenthiphu@gmail.com
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Phú
Điện thoại: 0906.240.900
Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình
Email: luongynguyenthiphu@gmail.com
Website: WWW.luongynguyenthiphu.com
0 comments :
Post a Comment