Tiểu đường
là một bệnh bắt nguồn từ việc người bệnh bị rối loạn isulin hoặc không
sử dụng được isulin. Isulin vốn là một nội tiết tố sinh ra từ tuyến tụy
và có nhiệm vụ giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng.
Tuy nhiên người bệnh bị tiểu đường
lại bị rối loạn hoặc thiếu isulin vì vậy, glucose – nguồn năng lượng từ
đường và tinh bột không thể được chuyển hóa đi nuôi cơ thể mà trôi nổi
trong máu, bài tiết qua nước tiểu, gây ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức
khỏe.
Theo thống kê, 6,5 % dân số thế giới bị tiểu đường, tương
đương với khoảng 280 nghìn người. Các chuyên gia cho rằng con số này sẽ
còn tăng nhanh trong thời gian tới. Nhất là khi lối sống hiện đại ngày
nay càng ngày càng trở thành nguy cơ chính gây các loại bệnh mãn tính
trên người.
|
Hình minh họa. internet |
Trong
đó, tiểu đường luôn song hành cùng với các nguy cơ bệnh khác như đột
quỵ, huyết áp, giảm thị lực và nguy cơ suy thận. Chi phí điều ttiểu
đường về cơ bản rất cao, đối với một nước đang phát triển như chúng ta
lại càng trở thành gánh nặng bởi những biến chứng khó lường. Các chuyên
gia ước tính rằng nền ngân sách thế giới đã phải đổ vào căn bệnh này tới
gần 235 tỷ$ vàrị sẽ tăng lên trong thương lai nếu như nền y học thế
giới chưa tìm được phương pháp triệt để tiêu diệt bệnh.
Nguyên nhân
Sự bất lực trong việc tìm ra phương pháp trị dứt tiểu đường cũng bắt
nguồn từ việc các chuyên gia vẫn chưa biết được đâu là nguyên nhân gây
bệnh. Họ chỉ có thể chỉ ra một số vấn đề tác nhân, như gene, hay do thói
quen sinh hoạt và ăn uống. Theo ước tính, di truyền là nguyên nhân
chính gây bệnh, tuy nhiên nếu ăn uống thiếu điều độ, ăn ngọt và béo phì
thì cũng dễ rước tiểu đường về nhà.
Nguy cơ
Dù chưa rõ nguyên nhân, nhưng có một số nhóm người sau cũng được coi là có nguy cơ béo phì nhiều hơn:
– Người già, trên 60 tuổi thường dễ mắc tiểu đường hơn những người trẻ tuổi
– Ăn uống nhiều, hảo ngọt
– Béo phì
– Gia đình từng có người mắc tiểu đường
– Phụ nữ có thai nhưng có tiền sử sảy thai hoặc sinh con nặng trên 4,5
kg. Phụ nữ bị tiểu đường thai nghén cũng dễ bị bệnh sau khi hết kỳ sinh.
Triệu chứng
Một số triệu chứng chính của bệnh:
– Khát nước, sụt cân liên tục không rõ nguyên do
– Nhiễm trùng da từ những vết xước nhỏ, miễn dịch giảm mạnh, bệnh lâu khỏi.
– Các giác quan kém đi, xúc giác giảm
– Thị lực suy giảm
Phân loại
Dựa vào tính chất bệnh, tiểu đường được chia làm 2 bệnh chính: tiểu
đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Trong đó tuýp 1 xuất phát do thiếu
hụt insulin, tuýp 2 cho đề kháng insulin.
– Tiểu đường tuýp 1: cơ thể bị thiếu insulin, về cơ bản chính là do tuyến tụy sản xuất ít người mắc tiểu đường thuộc tuýp 1.
–
Tiểu đường tuýp 2: Cơ thể người bệnh đề kháng insulin, tức là có thể
sản xuất insulin nhưng lượng insulin ít ỏi này lại không có tác dụng
chuyển hóa năng lượng. Đây là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm
khoảng 85-90% tỷ lệ người mắc tiểu đường.
Ngoài ra dựa vào đối
tượng bệnh, cũng có một số dạng đái tháo đường được cho là ngắn hạn thay
vì mãn tính như tiểu đường thông thường.
–
Tiểu đường thai kỳ
Đây là dạng hiếm của tiểu đường, bởi lẽ thay vì không rõ nguyên nhân
như tiểu đường thông thường, dạng tiểu đường này lại bắt nguồn như một
dạng bệnh cơ hội xảy ra khi phụ nữ bị một bệnh khác, ví dụ như bệnh
tuyến tụy hay rối loạn di truyền. Dù bệnh trong thai kì không phải là
quá nguy hiểm nhưng để lại di chứng khiến nguy cơ mắc tiểu đường loại 2
sau thai kì tăng lên.
– Rối loạn chuyển hóa glucose hay tiền tiểu đường
Hiện tượng này là cơ thể không điều chỉnh được lượng glucose, gây ra
thiếu glucose và biểu hiện các triệu chứng tương tự như tiểu đường.
Kỹ thuật chẩn đoán
– Đo nồng độ đường trong máu, trong đó nếu ở trạng thái thường mà nồng
độ đường cao hơn >25mol/L thì chứng tỏ đã bị đái tháo đường.
– Thực hiện thực nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ về khẩu phần ăn kiểm
tra theo quy định. Sau khi thực hiện như quy định, bác sĩ sẽ tiến hành
đo lại nồng độ dường, nếu kết quả >10mmol/L thì có nghĩa người bệnh
bị tiểu đường. Nếu nồng độ trong khoảng 6.7 – 10mmol/L thì người bệnh sẽ
được chẩn đoán giảm dung nạp glucose và phải kiểm tra định kì hằng năm
sau đó. Tuy nhiên về cơ bản, nguy cơ mắc tiểu đường của những người này
rất cao. Khoảng 15% trong số đó đã mắc tiểu đường sau đó vài năm.
|
Hình minh họa. internet |
Điều trị
Về cơ bản, bác sĩ sẽ có những chỉ dẫn về thuốc cho người bệnh, tuy
nhiên không phải thuốc bao giờ cũng là giải pháp. Người bệnh cần luôn
tuân thủ những vấn đề sau:
– Tự mình theo dõi diễn biến bệnh: Về cơ bản, những người tiểu đường thường được khuyến cáo sử dụng
máy đo đường huyết tại nhà.
– Không nên chủ quan, nếu có triệu chứng không ổn cần gặp bác sĩ ngay
– Điều chỉnh sinh hoạt và ăn uống. Trong đó, người bệnh không thể nhịn
ăn, nhưng phải kiêng ăn một số thứ để đảm bảo không làm lượng đường
huyết tăng giảm đột ngột.
– Tập thể dục hàng ngày
– Thường xuyên theo dõi và duy trì cân nặng, tránh tăng giảm cân.
– Về thuốc, các bác sĩ sẽ cho người bệnh bổ sung chủ yếu là Insulin bên
ngoài, trong đó bao gồm các dạng tác dụng nhanh chậm tùy thuộc vào cơ
địa người bệnh. Tuy nhiên insulin thường chỉ được chỉ định cho người mắc
tiểu đường loại 1. Với người ở loại 2, isulin đôi khi không hiệu quả,
bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thay đổi các chế độ sinh hoạt và sử dụng
thuốc hỗ trợ khác như thuốc dẫn xuất. Insulin đôi khi gây các phản ứng
phụ như dị ứng, đau vùng tiêm, rối loạn chuyển hóa…
Tuy nhiên về
cơ bản, tiểu đường là căn bệnh khó chữa mãn tính, vì vậy điều quan
trọng là phải luôn luôn giữ được tinh thần tốt, tuân thủ các phương pháp
và chế độ ăn phòng bệnh.