Friday, July 31, 2015

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ với cách hạn chế và điều trị tốt nhất dành cho bà bầu là một trong những thông tin khá quan trọng giúp quá trình mang thai thành công và thuận lợi, sớm cho ra đời những đứa con khỏe mạnh nhất. 

Tiểu đường khi mang thai là hiện tượng gia tăng lượng đường huyết trong máu, dẫn tới xuất hiện đường trong nước tiểu. Trên thực tế có thề nguyên nhân gây ra chứng tiểu đường là do người mẹ có tiền sử mắc bệnh từ trước hay cũng có thể đến khi mang thai mới phát sinh bệnh. Song dù là nguyên nhân nào đi nữa mà không sớm được phát hiện để điều trị kịp thời sẽ dễ có nguy cơ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi lẫn tính mạng của người mẹ đấy.

Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức hữu ích bên dưới đây để biết được đâu là nguyên nhân chính và đâu là cách hạn chế, khắc phục chứng tiểu đường thai kỳ:
 
Tình trạng bệnh tiểu đường khi mang thai thường dễ gặp ở đối tượng nào nhất? 
 
Những phụ nữ có nguy cơ cao nhất là những người đang mắc bệnh tiểu đường hoặc đã từng mắc bệnh này trong lần mang thai trước đó hay những người sinh 1 hoặc nhiều con có trọng lượng “đáng nể” khi mới chào đời. Những phụ nữ thừa cân và những phụ nữ từng sảy thai hay tiền sản giật cũng có nguy cơ cao.

Gia đình (cùng huyết thống) có người mắc bệnh tiểu đường; Lần sinh đẻ trước con bị dị dạng, thai chết lưu; Thai nhi quá to (có thể phát hiện trên siêu âm).

Xuất hiện các dấu hiệu ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, mụn nhọt, mẩn ngứa ngoài ra, ngứa âm hộ; Nước tiểu bị kiến đậu…

Ngoài ra, những nhóm phụ nữ sau cũng có nguy cơ: Những bà mẹ lớn tuổi; Những phụ nữ mắc bệnh huyết áp cao; Những phụ nữ mà từng có trọng lượng “khủng” sau sinh (nặng hơn 4kg).

Lưu ý: Để có thể chắc chắn là mình có bị tiểu đường hay không, các bà mẹ hãy kiểm tra sức khỏe thai và đường máu định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sỹ.

tieu-duong-thai-ky
Ảnh minh họa
Bà bầu có nguy cơ mắc tiểu đường khi mang thai cần lưu ý những điều bên dưới đây:
 
Nên đi khám bác sĩ ngay từ trước khi mang thai và nếu có mang thai thì cần làm xét nghiệm đường huyết trong giai đoạn sớm (ba tháng đầu) của thai kỳ. Nếu kết quả bình thường thì sẽ được thực hiện tiếp xét nghiệm sàng lọc tình trạng bất dung nạp đường trong thai kỳ vào khoảng tuần thứ 24-28. Bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm dung nạp đường glucose qua hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, theo Hội những nhà sản phụ khoa Mỹ, nên thực hiện xét nghiệm này cho tất cả các phụ nữ có thai vì tới khoảng 50% phụ nữ bị tiểu đường trong thai kỳ dù họ không thuộc nhóm có nguy cơ cao. Xét nghiệm sàng lọc này được thực hiện bằng cách cho thai phụ uống 50gr đường và đo lượng đường huyết trong máu một giờ sau đó. Xét nghiệm này có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày và không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên, độ nhạy cảm của xét nghiệm tốt hơn khi thai phụ ở trong tình trạng đói. Nếu kết quả bất thường: >140 mg/dl, thì thai phụ ấy có nguy cơ bị bệnh tiểu đường trong thai kỳ. Ðể chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ sẽ cho tiếp tục xét nghiệm dung nạp 100gr đường trong ba giờ. 

Triệu chứng chung của tình trạng bệnh tiểu đường khi mang thai mà các mẹ nên biết.
 
Tiểu đường khi mang thai rất khó phát hiện nếu không làm xét nghiệm máu hoặc không làm nghiệm pháp dung nạp glucose vì bệnh thường không có các triệu chứng hay các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài. Bởi vậy, tất cả phụ nữ mang thai đều cần phải khám sàng lọc đái tháo đường thai kỳ. Trước đây, việc sàng lọc dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu, theo kết quả này thì sẽ không chính xác vì nhiều phụ nữ mang thai không bị đái tháo đường thai kỳ mà vẫn có đường niệu dương tính. Mặt khác những ngườiđái tháo đường thai kỳ cũng có những lúc không có đường trong nước tiểu.

Hiện nay các bác sĩ khuyến cáo khi phụ mang thai nên đi làm xét nghiệm đường glucose ở tuần 24 -28 của thai kỳ để sớm phát hiện và có hướng điều trị, tránh những nguy cơ biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.

tieu-duong-thai-ky
 
 
Insulin là một chất được sản xuất bởi tuyến tụy. Sau khi ăn, các phân tử đường từ thực phẩm (được gọi là glucose) chảy vào máu. Insulin giúp chuyển glucose từ máu vào tế bào trong cơ thể, nơi nó có thể được sử dụng làm năng lượng.
Trong thời gian mang thai, nhau thai bao quanh em bé phát triển sản xuất cao một loạt các kích thích tố. Hầu như tất cả chúng làm giảm tác động của insulin ở các mô, qua đó nâng cao đường trong máu. Độ cao vừa phải của đường trong máu sau bữa ăn là bình thường trong khi mang thai. Khi em bé phát triển, nhau thai sản xuất nhiều kích thích tố hơn do đó hạn chế càng tác dụng của insulin làm gia tăng lượng đường trong máu đến một mức độ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của em bé. Chỉ số tiểu đường khi mang thai cho phép 50-100 mg/dL.
Tiểu đường khi mang thai có thể gây nguy hiểm như thế nào đến mẹ và bé?

Khi người bị bệnh tiểu đường có thai hoặc khi người có thai bị tiểu đường, bệnh đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cả người mẹ và thai nhi:
Tiểu đường khi mang thai ảnh hưởng đối với bà bầu
Người mẹ có thể mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh lý võng mạc, bệnh lý mạch vành và nhiễm trùng tiết niệu, tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén và nguy cơ bị tiểu đường thực sự trong tương lai…

Tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên tiền sản giật (tăng huyết áp, phù…) nếu không được kiểm soát tốt đường huyết. Tăng huyết áp ở người mẹ sẽ de dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Bệnh còn có thể làm tăng nồng độ xê-tôn máu của người mẹ, bởi vậy mà thai nhi cũng bị tăng xê-tôn máu – một yếu tố không thuận lợi cho sự phát triển bình thường của thai nhi.
Bà bầu cũng dễ bị nhiễm trùng nặng; có tỷ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn (mổ sinh, chịu các thủ thuật do sinh khó). Sau khi sinh có thể bị tiểu đường nặng hơn. Có khoảng 5% đến 20% bà mẹ bị tiểu đường trong lúc có thai sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh. Phụ nữ bị bệnh tiểu đường khi mang thai có nguy cơ sẩy thai cao hơn, đặc biệt, nếu kiểm soát mức đường huyết không tốt. 

Tiểu đường khi mang thai ảnh hưởng đối với thai nhi.
 
Con của các bà mẹ tiểu đường thường nặng cân, to con và to cả các bộ phận nội tạng trừ não (4kg hoặc hơn thế là chuyện thường gặp ở các bà mẹ bị tiểu đường). Bởi vì khi đường huyết tăng, thai nhi tăng tiết insulin để tiêu thụ lượng đường này nên bé cũng tăng trưởng và dự trữ năng lượng dưới dạng glycogene ở lớp mỡ của thai nhi. Vì thế, thai này thường gây đẻ khó, có tỷ lệ mổ cao, nếu đẻ thường rất dễ bị sang chấn. Thai tuy to nhưng lại kém về chức năng và kém phát triển sau khi sinh, đặc biệt là phát triển về trí tuệ, tâm thần. Vì vậy trẻ sơ sinh của các bà mẹ mắc tiểu đường thường được coi là “những em bé khổng lồ nhưng chân đất sét”.

Thai nhi của các bà bầu bị tiểu đường có tỷ lệ tử vong cao hơn và thai có thể bị dị tật hoặc chậm phát triển. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh tiểu đường. Thời gian bị ảnh hưởng (gây bất thường bẩm sinh) rất giới hạn, khi tuổi thai khoảng 3-6 tuần. Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ, sớm trong thai kỳ, thậm chí ngay cả trước khi có thai, sẽ giúp ngăn ngừa những bất thường của thai nhi.

Sự trưởng thành về phổi của thai trong tử cung của mẹ có bệnh tiểu đường thường chậm hơn so với thai nhi của các bà mẹ không bị bệnh. Do đó, nếu trẻ bị sinh non thì càng dễ bị suy hô hấp nặng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ có mẹ bị tiểu đường bị suy hô hấp tăng gấp 5 – 6 lần so với trẻ có mẹ bình thường.

Những giờ đầu tiên sau khi sinh, con của những bà mẹ bị tiểu đường có thể bị hạ đường huyết. Thậm chí nếu hạ đường huyết kéo dài và trầm trọng có thể làm tổn thương não của trẻ. Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết tốt ở người mẹ có thể ngăn ngừa tình trạng này. Sau sinh nên kiểm tra và theo dõi chặt chẽ.

Con của những bà bầu bị tiểu đường thường bị vàng da nhẹ, do lượng bilirubin trong máu tăng cao. Hiện tượng này có thể được điều trị bằng cách bù nước và chiếu đèn.

Trong 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết thì cũng gây tăng đường huyết cho thai nhi và gây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi. Sau khi sinh, do trẻ không nhận được lượng đường nhiều như khi còn đang ở trong tử cung của mẹ nữa, sự dư thừa insulin sẽ làm cho đường máu của trẻ dưới mức bình thường. Hạ đường máu ở trẻ rất dễ gây tổn thương các tế bào thần kinh não bộ nếu không được điều trị kịp thời. Thai của những người mẹ ĐTĐ có xu hướng to hơn bình thường nên rất dễ có nguy cơ bị đẻ non. Do đẻ non nên trẻ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. 

tieu-duong-thai-ky
Ảnh minh họa
Khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì các mẹ cần lưu ý những gì?
Để phòng tránh, các bà bầu nên có chế độ ăn uống hợp lý, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và chỉ số đường huyết khi mang thai nhằm phát hiện sớm tiểu đường khi mang thai(nếu có).

Bà bầu bị tiểu đường trước khi mang thai lưu ý:

+ Bà bầu bị tiểu đường cần thực hiện chế độ ăn uống theo sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa. Cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết và điều chỉnh liều thuốc. Ngoài ra, cần thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá sức khoẻ của thai nhi, siêu âm máu để theo dõi những thay đổi hệ thống mạch máu có thể làm tổn hại đến thai nhi. Như vậy, những bà bầu bị tiểu đường cần được theo dõi và chăm sóc chu đáo ở cả hai phía: các thầy thuốc sản khoa và các thầy thuốc chuyên khoa nội tiết điều trị bệnh tiểu đường. Mọi thứ thuốc men và chế độ ăn uống trong giai đoạn thai nghén này cần theo đúng chỉ dẫn của các thầy thuốc chuyên khoa. Có như thế mới tránh được các rủi ro, tai biến cho cả mẹ và con.

+ Tiểu đường khi mang thai khá nguy hiểm đến mẹ vầ bé nhưng nếu điều trị kịp thời và đúng cách, đường huyết được kiểm soát tốt thì hầu như ít ảnh hưởng trên thai nhi. Insulin là loại thuốc được dùng để điều trị tiểu đường trong thai kỳ an toàn vì thuốc không qua nhau thai được.
Việc đầu tiên Bà bầu bị tiểu cần làm là chế độ ăn uống hợp lý. Nhu cầu năng lượng của người mẹ được cung cấp phải tùy thuộc vào trọng lượng trước khi có thai cũng như tình trạng tăng cân kể từ lúc mang thai, và tùy thuộc vào sự đánh giá nhu cầu năng lượng trước đó. Qua đó, chúng ta mới tìm được nhu cầu thích ứng cụ thể với từng bà bầu bị tiểu đường.
Tập lyện thể dục: Bà bầu bị đái tháo đường thì việc tập luyện phải hết sức thận trọng. Khi đang tập luyện, người bệnh cảm thấy mệt mỏi thì phải ngừng tập và cần được nghỉ ngơi. Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào cũng cần có sự thảo luận giữa bệnh nhân và thầy thuốc để lựa chọn hình thức và thời lượng tập luyện thích hợp nhất.

+ Bà bầu bị tiểu đường có thể luyện tập ở mức trung bình và tránh một số hoạt động nhất định cho đến sau khi sinh nở. Trong tập luyện, các mẹ cần giữ nhịp tim không vượt quá 140 lần/phút, không nên để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài và tránh tập luyện quá sức. Cũng như các bà mẹ mang thai khác, bà bầu bị tiểu đường nên đi bộ hoặc bơi lội nếu có điều kiện.Trong khi bơi, sức nâng của nước sẽ làm giảm áp lực các khớp, không gây chấn thương cho các xương khớp ở bàn chân và cẳng chân.
Nếu chế độ tập luyện và ăn uống vẫn không kiểm soát được đường huyết, bắt buộc bà bầu phải được điều trị bằng insulin với liều lượng do bác sĩ chỉ định, cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị, tránh gây hạ đường huyết và các tai biến khác.

Hi vọng rằng qua những kiến thức về nguyên nhân tiểu đường thai kỳ với cách hạn chế và điều trị tốt nhất dành cho bà bầu được cung cấp trên đây, tin chắc sẽ giúp các chị em có đủ vững tin để đảm bảo cho mình một sức khỏe bần vững hơn trong thời gian mang thai vất vả. Lưu ý rằng, nếu mẹ bầu nào đã có tiền sử mắc bệnh thì tốt nhất là nên tìm cách điều trị tốt nhất cho mình lẫn em bé trong bụng còn nếu chưa phát bệnh thì nên có biện pháp phòng tránh và hạn chế hiệu quả để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tính mạng của mẹ và bé. Chúc các mẹ có một thai kỳ thành công như mong đợi. 
 
 

0 comments :

Post a Comment