Bệnh đái tháo đường ở trẻ em ngày càng có xu hướng gia tăng. Nhưng đối với trẻ em, điều trị bệnh tiểu đường rất khó bởi trẻ em đang cần nhiều dinh dưỡng để phát triển.
Tiểu đường (đái tháo đường) ở trẻ em còn gọi là tiểu đường tuýp 1,
xảy ra khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ insulin. Insulin là
loại hormone (hoóc-môn) cho phép cơ thể sử dụng đường làm năng lượng.
Ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, lượng đường huyết tăng nhưng cơ thể không sử dụng được do thiếu hụt insulin.
Tiểu đường tuýp 1: tiểu đường phụ thuộc insulin, là loại tiểu đường chủ yếu hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cần điều trị bằng insuline thì mới có cơ hội sống.
Tiểu đường tuýp 2: thường gặp ở người lớn tuổi hơn (trên 40 tuổi) và thường gắn liền với tình trạng thừa cân. Những người này có khả năng sản xuất insulin nhưng insulin hoạt động không hiệu quả. Chế độ ăn và tập luyện có thể cải thiện đường huyết.
Vì sao trẻ bị bệnh tiểu đường?
Tiểu đường tuýp 1 ở trẻ là bệnh có tính chất di truyền, do rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn nơi sản xuất insulin, có tính chất bẩm sinh nhiều hơn, bắt buộc phải điều trị bằng insulin thay thế.
Đái tháo đường tuýp 2 vốn thường gặp ở người lớn do liên quan đến yếu tố ăn uống, béo phì, cao huyết áp, lười vận động không tiêu hao năng lượng…, phải điều trị bằng thuốc và kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân.
Bác sĩ Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, đa phần trẻ mắc đái tháo đường tuýp 2 ở nước ta thường gắn liền với chứng thừa cân, béo phì, do lối sống thiếu cân bằng và chứng ăn uống thiếu điều độ gây nên. Một phần nguyên nhân nữa là do nhận thức của người lớn. Nhiều người không nghĩ là con mình đang thừa cân, béo phì và có nguy cơ mắc bệnh đái thường đường tuýp 2 cực cao. …
Trong khi đó, việc điều trị bệnh cho trẻ đái tháo đường tuýp 2 không hề đơn giản. Thông thường, người mắc đái tháo đường tuýp 2 ngoài dùng thuốc còn phải tuân theo một chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt. Nhưng với trẻ, nhất là những trẻ đang độ tuổi phát triển, không thể bắt trẻ kiêng khem quá mức. Hơn thế nữa, với trẻ, việc tạo lập một ý thức về bệnh không dễ.
Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh đái tháo đường không đúng sẽ gây ra những biến chứng nhất định, trong đó có hạ đường huyết. Do não trẻ em cần được cung cấp đường hằng định, nên khi hạ đường huyết sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não, làm giảm sự phát triển của não. Kết quả giảm trí thông minh và giảm thị lực nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên.
Ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, lượng đường huyết tăng nhưng cơ thể không sử dụng được do thiếu hụt insulin.
Tiểu đường tuýp 1: tiểu đường phụ thuộc insulin, là loại tiểu đường chủ yếu hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cần điều trị bằng insuline thì mới có cơ hội sống.
Tiểu đường tuýp 2: thường gặp ở người lớn tuổi hơn (trên 40 tuổi) và thường gắn liền với tình trạng thừa cân. Những người này có khả năng sản xuất insulin nhưng insulin hoạt động không hiệu quả. Chế độ ăn và tập luyện có thể cải thiện đường huyết.
Vì sao trẻ bị bệnh tiểu đường?
Tiểu đường tuýp 1 ở trẻ là bệnh có tính chất di truyền, do rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn nơi sản xuất insulin, có tính chất bẩm sinh nhiều hơn, bắt buộc phải điều trị bằng insulin thay thế.
Đái tháo đường tuýp 2 vốn thường gặp ở người lớn do liên quan đến yếu tố ăn uống, béo phì, cao huyết áp, lười vận động không tiêu hao năng lượng…, phải điều trị bằng thuốc và kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân.
Bác sĩ Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, đa phần trẻ mắc đái tháo đường tuýp 2 ở nước ta thường gắn liền với chứng thừa cân, béo phì, do lối sống thiếu cân bằng và chứng ăn uống thiếu điều độ gây nên. Một phần nguyên nhân nữa là do nhận thức của người lớn. Nhiều người không nghĩ là con mình đang thừa cân, béo phì và có nguy cơ mắc bệnh đái thường đường tuýp 2 cực cao. …
Trong khi đó, việc điều trị bệnh cho trẻ đái tháo đường tuýp 2 không hề đơn giản. Thông thường, người mắc đái tháo đường tuýp 2 ngoài dùng thuốc còn phải tuân theo một chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt. Nhưng với trẻ, nhất là những trẻ đang độ tuổi phát triển, không thể bắt trẻ kiêng khem quá mức. Hơn thế nữa, với trẻ, việc tạo lập một ý thức về bệnh không dễ.
Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh đái tháo đường không đúng sẽ gây ra những biến chứng nhất định, trong đó có hạ đường huyết. Do não trẻ em cần được cung cấp đường hằng định, nên khi hạ đường huyết sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não, làm giảm sự phát triển của não. Kết quả giảm trí thông minh và giảm thị lực nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên.
Ảnh minh họa. |
Dấu hiệu trẻ bị bệnh tiểu đường:
- Đi tiểu thường xuyên
- Hay khát nước, uống nhiều nước
- Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân
- Mệt mỏi
- Thay đổi cảm xúc
Do vậy, việc chẩn đoán bệnh tiểu đường rất đơn giản. Nếu thấy các triệu chứng của bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nước tiểu (tìm glucose và xê-ton) và xét nghiệm máu (đánh giá lượng đường huyết). Bình thường thì nước tiểu không chứa glucose, glucose chỉ có thể tràn vào nước tiểu khi lượng đường trong máu cao. Nếu còn nghi ngờ, có thể làm thêm một xét nghiệm máu nữa gọi là xét nghiệm dung nạp glucose.
Một số điều cần biết về bệnh tiểu đường:
- Tiểu đường không truyền từ người này sang người khác. Đây là bệnh không lây nhiễm, mà có nguy cơ liên quan đến các yếu tố di truyền.
- Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1 không phải là do ăn quá nhiều đường hoắc bất kì thức ăn nào khác.Tuy nhiên, khi đã mắc bệnh cần hạn chế đường.
- Bệnh tiểu đường tuýp 1 không mất đi khi con bạn lớn lên cũng như không thể chuyển hóa sang tiểu đường tuýp 2 và điều trị tiểu đường là điều trị suốt đời.
Tiểu đường chỉ được xác định bằng cách thử đường huyết. Vì vậy muốn tầm soát cần thử máu định kỳ (chứ không phải tìm đường trong nước tiểu, vì khi đã có đường trong nước tiểu thì thường là tổn thương đã nặng, khó điều trị để phục hồi). Dùng thuốc ngay khi phát hiện bệnh và duy trì điều trị lâu dài, có khi phải dùng insulin thay thế suốt đời. Kèm theo thuốc là chế độ dinh dưỡng phù hợp và vận động tích cực. Cần chú ý ngay từ khi tuổi còn rất nhỏ cũng phải tập cho trẻ thói quen vận động thường xuyên, tốt nhất là cho trẻ theo đuổi một môn thể thao nào đó ít nhất một giờ/ngày.
Biến chứng của tiểu đường không khác nhau giữa người trẻ và người lớn tuổi, tuy nhiên với trẻ em thường chỉ thấy xuất hiện biến chứng ở trẻ lớn (trên 10 tuổi) do tiểu đường đã tiến triển nhiều năm.
- Đi tiểu thường xuyên
- Hay khát nước, uống nhiều nước
- Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân
- Mệt mỏi
- Thay đổi cảm xúc
Do vậy, việc chẩn đoán bệnh tiểu đường rất đơn giản. Nếu thấy các triệu chứng của bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nước tiểu (tìm glucose và xê-ton) và xét nghiệm máu (đánh giá lượng đường huyết). Bình thường thì nước tiểu không chứa glucose, glucose chỉ có thể tràn vào nước tiểu khi lượng đường trong máu cao. Nếu còn nghi ngờ, có thể làm thêm một xét nghiệm máu nữa gọi là xét nghiệm dung nạp glucose.
Một số điều cần biết về bệnh tiểu đường:
- Tiểu đường không truyền từ người này sang người khác. Đây là bệnh không lây nhiễm, mà có nguy cơ liên quan đến các yếu tố di truyền.
- Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1 không phải là do ăn quá nhiều đường hoắc bất kì thức ăn nào khác.Tuy nhiên, khi đã mắc bệnh cần hạn chế đường.
- Bệnh tiểu đường tuýp 1 không mất đi khi con bạn lớn lên cũng như không thể chuyển hóa sang tiểu đường tuýp 2 và điều trị tiểu đường là điều trị suốt đời.
Tiểu đường chỉ được xác định bằng cách thử đường huyết. Vì vậy muốn tầm soát cần thử máu định kỳ (chứ không phải tìm đường trong nước tiểu, vì khi đã có đường trong nước tiểu thì thường là tổn thương đã nặng, khó điều trị để phục hồi). Dùng thuốc ngay khi phát hiện bệnh và duy trì điều trị lâu dài, có khi phải dùng insulin thay thế suốt đời. Kèm theo thuốc là chế độ dinh dưỡng phù hợp và vận động tích cực. Cần chú ý ngay từ khi tuổi còn rất nhỏ cũng phải tập cho trẻ thói quen vận động thường xuyên, tốt nhất là cho trẻ theo đuổi một môn thể thao nào đó ít nhất một giờ/ngày.
Biến chứng của tiểu đường không khác nhau giữa người trẻ và người lớn tuổi, tuy nhiên với trẻ em thường chỉ thấy xuất hiện biến chứng ở trẻ lớn (trên 10 tuổi) do tiểu đường đã tiến triển nhiều năm.
0 comments :
Post a Comment