Friday, July 31, 2015

Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội khiến cho bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo thống kê cứ 10 người dân mắc bệnh tiểu đường thì có tới 9 người mắc phải tiểu đường tuýp 2.

 
 Tại Việt Nam có khoảng gần 5 triệu người mắc phải căn bệnh này. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong đó thừa cân, béo phì, ăn uống không lành mạnh, lười vận động góp phần làm gia tăng căn bệnh này. Trong dân gian có khá nhiều cây thuốc chữa tiểu đường tuýp 2 rất tốt như mướp đắng, lô hội, húng quế…có tác dụng giữ đường huyết ổn định và phòng ngừa biến chứng. 
 
cay-thuoc-chua-tieu-duong-tuyp-2
Cây thuốc chữa tiểu đường tuýp 2
Không giống như bệnh tiểu đường tuýp 1 bệnh tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể quản lý được nếu như người bệnh biết cách kiểm soát tốt đường huyết bằng chế độ ăn uống, vận động hợp lý và thuốc uống. Ngoài ra đối với người bệnh tiểu đường tuýp 2 trong quá trình điều trị hoàn toàn có thể kết hợp với một số loại thảo dược hay những cây thuốc trong dân gian để trị tiểu đường vừa an toàn lại hiệu quả. Dưới đây là một số cây thuốc chữa tiểu đường tuýp 2 mọi người cùng tham khảo.

Nhân sâm: Trong tổng glycosit Nhân sâm có ginsenin – có tác dụng giảm đường. Liều lượng lớn (100mg/kg) có tác dụng rõ rệt, khi ngừng thuốc còn duy trì hiệu quả được thêm 1 – 2 tuần.
Khổ qua: Chất lấy ra từ Khổ qua có tác dụng tương tự như insulin.
Phiên thạch lựu: Thành phần giảm đường của lá là Flavon glycosit. Ngoài tác dụng giảm đường còn có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ.

Hạt quả vải: Giảm đường huyết và giảm mạnh hàm lượng glucogen.

Sơn dược: Mỗi ngày uống 250g nước thuốc sắc, uống lâu dài có công hiệu giảm đường.

Râu ngô: Uống 50g nước râu Ngô có thể giảm triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Hoàng kỳ: Dùng trị bệnh tiêu khát.

Câu kỳ tử: Có thể làm thành rau ăn mỗi ngày có thể dùng 6 – 12g.Trong quả có betain, axit ascorbic, axit nicotianic. Câu kỷ tử có tác dụng làm hạ đường huyết. Có thể ngâm rượu dùng làm thuốc hạ đường huyết. Cách ngâm như sau: Khởi tử 600g; Rượu 2 lít (rượu 35 – 40o). Giã nhỏ Khơi tử, cho rượu vào ngâm 2 tuần trở lên sau đó lọc lấy rượu để uống; ngày uống 1 – 2 chén con.

Bột Bí đỏ: Mỗi ngày dùng 30g, dùng trong 1 – 3 tháng; dùng càng lâu càng có hiệu quả tốt.

Con lươn: Bệnh nhân tiểu đường mỗi ngày nên ăn 60 – 90 g lươn, ăn trong 3 – 4 tuần, đường huyết, đường niệu giảm.

Ngoài các loại cây thuốc trên bạn có thể tham khảo thêm các bài thuốc nam chữa tiểu đường tuýp 2 cũng rất hiệu quả.


- Uống nước gạo lứt rang, hay nấu cám gạo lấy nước uống sau khi uống thuốc điều trị tiểu đường. Cám gạo đã được sàng sẩy hay cám còn trong gạo lứt đều có tác dụng nhạy bén insulin, giúp lượng đường huyết hạ nhanh gấp đôi bình thường.

- Dùng đóa hoa quỳnh trắng nở về đêm (phải tìm cho được đúng loại hoa quỳnh trắng nở về đêm) pha trà uống, thì sau khi uống với thuốc trị tiểu đường sẽ giúp lượng đường hạ giảm mau chóng.

- Hoa nhãn 30g, hầm với thịt nạc ăn.

- Rễ cây nhãn 30g, lòng lợn vừa đủ, hầm chín ăn ngày một lần, ăn bốn ngày liên tục.

- Lá nhãn (hái hướng đông) một nắm. Sắc uống ngày một thang.

- Rễ chuối 30g, giã nát vắt lấy nước cốt. Uống mỗi lần một chén.

- Mướp đắng 20g. Hãm nước uống hàng ngày.

- Mướp đắng 30g, nấm hương 6 – 10 cái, thịt nạc 30g. Nấu canh ăn.

- Râu ngô 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

- Hẹ 20g, thịt ngao 100g, gia vị vừa đủ. Nấu chín, nêm gia vị, ăn thường xuyên rất tốt.

- Lá xoài khô 20g. Sắc uống. Do lá xoài khô có chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do đái tháo đường.

- Củ cải 30 – 50g, gạo tẻ 20g, linh chi 10g. Linh chi đem xay nhỏ, gói trong túi vải, sắc trước lấy nước. Nấu cháo bằng nước sắc này. Ngày ăn một lần.

- Thục địa 12g, cù mài 12g, sơn thù, đan bì, bạch linh mỗi vị 10g, thiên hoa phấ 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2 – 3 lần/ ngày. Nếu đã có biến chứng nhiễm trùng thêm hoàng cầm 12g.

- Sinh địa, thạch cao mỗi vị 40g, thổ hoàng liên 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

- Bí đao (đông qua, bí xạnh): 100g mỗi ngày nấu chín vắt lấy nước uống thường xuyên.

- Bí đao tươi 100g, rửa sạch, ép lấy nước uống hàng ngày.

- Rau cần tây 100g, nấu sôi, giã nát vắt nước uống hai lần/ ngày.

- Tô tử, lá cải củ sao qua tán bột mỗi lần uống 9g với nước sắc tang bạch bì. Trị chứng tiểu đường có phù.

- Củ mài 30g, bí đao 100g, lá sen 60g. Sắc nước uống ngày 1 – 2lần.

- Cà rốt tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, ép lấy nước cốt uống hàng ngày.

- Hoa đậu ván trắng 30g, mộc nhĩ ssen 30g, sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2 – 3lần, mỗi lần 3 – 5g.

- Nhộng tằm 20 con, rửa sạch xào ăn bằng dầu thực vật.
 
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư: luongynguyenthiphu@gmail.com
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Phú
Điện thoại: 0906.240.900
Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình
Email: luongynguyenthiphu@gmail.com
 
 

Bệnh đái tháo đường ở trẻ em ngày càng có xu hướng gia tăng. Nhưng đối với trẻ em, điều trị bệnh tiểu đường rất khó bởi trẻ em đang cần nhiều dinh dưỡng để phát triển.


Tiểu đường (đái tháo đường) ở trẻ em còn gọi là tiểu đường tuýp 1, xảy ra khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ insulin. Insulin là loại hormone (hoóc-môn) cho phép cơ thể sử dụng đường làm năng lượng.

Ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, lượng đường huyết tăng nhưng cơ thể không sử dụng được do thiếu hụt insulin.

Tiểu đường tuýp 1: tiểu đường phụ thuộc insulin, là loại tiểu đường chủ yếu hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cần điều trị bằng insuline thì mới có cơ hội sống.

Tiểu đường tuýp 2: thường gặp ở người lớn tuổi hơn (trên 40 tuổi) và thường gắn liền với tình trạng thừa cân. Những người này có khả năng sản xuất insulin nhưng insulin hoạt động không hiệu quả. Chế độ ăn và tập luyện có thể cải thiện đường huyết.

Vì sao trẻ bị bệnh tiểu đường?


Tiểu đường tuýp 1 ở trẻ là bệnh có tính chất di truyền, do rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn nơi sản xuất insulin, có tính chất bẩm sinh nhiều hơn, bắt buộc phải điều trị bằng insulin thay thế.

Đái tháo đường tuýp 2 vốn thường gặp ở người lớn do liên quan đến yếu tố ăn uống, béo phì, cao huyết áp, lười vận động không tiêu hao năng lượng…, phải điều trị bằng thuốc và kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân.

Bác sĩ Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, đa phần trẻ mắc đái tháo đường tuýp 2 ở nước ta thường gắn liền với chứng thừa cân, béo phì, do lối sống thiếu cân bằng và chứng ăn uống thiếu điều độ gây nên. Một phần nguyên nhân nữa là do nhận thức của người lớn. Nhiều người không nghĩ là con mình đang thừa cân, béo phì và có nguy cơ mắc bệnh đái thường đường tuýp 2 cực cao. …

Trong khi đó, việc điều trị bệnh cho trẻ đái tháo đường tuýp 2 không hề đơn giản. Thông thường, người mắc đái tháo đường tuýp 2 ngoài dùng thuốc còn phải tuân theo một chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt. Nhưng với trẻ, nhất là những trẻ đang độ tuổi phát triển, không thể bắt trẻ kiêng khem quá mức. Hơn thế nữa, với trẻ, việc tạo lập một ý thức về bệnh không dễ.

Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh đái tháo đường không đúng sẽ gây ra những biến chứng nhất định, trong đó có hạ đường huyết. Do não trẻ em cần được cung cấp đường hằng định, nên khi hạ đường huyết sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não, làm giảm sự phát triển của não. Kết quả giảm trí thông minh và giảm thị lực nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên.

tieu-duong-tre-nho
Ảnh minh họa.
Dấu hiệu trẻ bị bệnh tiểu đường:

- Đi tiểu thường xuyên

- Hay khát nước, uống nhiều nước

- Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân

- Mệt mỏi

- Thay đổi cảm xúc

Do vậy, việc chẩn đoán bệnh tiểu đường rất đơn giản. Nếu thấy các triệu chứng của bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nước tiểu (tìm glucose và xê-ton) và xét nghiệm máu (đánh giá lượng đường huyết). Bình thường thì nước tiểu không chứa glucose, glucose chỉ có thể tràn vào nước tiểu khi lượng đường trong máu cao. Nếu còn nghi ngờ, có thể làm thêm một xét nghiệm máu nữa gọi là xét nghiệm dung nạp glucose.

Một số điều cần biết về bệnh tiểu đường:

- Tiểu đường không truyền từ người này sang người khác. Đây là bệnh không lây nhiễm, mà có nguy cơ liên quan đến các yếu tố di truyền.

- Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1 không phải là do ăn quá nhiều đường hoắc bất kì thức ăn nào khác.Tuy nhiên, khi đã mắc bệnh cần hạn chế đường.

- Bệnh tiểu đường tuýp 1 không mất đi khi con bạn lớn lên cũng như không thể chuyển hóa sang tiểu đường tuýp 2 và điều trị tiểu đường là điều trị suốt đời.

Tiểu đường chỉ được xác định bằng cách thử đường huyết. Vì vậy muốn tầm soát cần thử máu định kỳ (chứ không phải tìm đường trong nước tiểu, vì khi đã có đường trong nước tiểu thì thường là tổn thương đã nặng, khó điều trị để phục hồi). Dùng thuốc ngay khi phát hiện bệnh và duy trì điều trị lâu dài, có khi phải dùng insulin thay thế suốt đời. Kèm theo thuốc là chế độ dinh dưỡng phù hợp và vận động tích cực. Cần chú ý ngay từ khi tuổi còn rất nhỏ cũng phải tập cho trẻ thói quen vận động thường xuyên, tốt nhất là cho trẻ theo đuổi một môn thể thao nào đó ít nhất một giờ/ngày.

Biến chứng của tiểu đường không khác nhau giữa người trẻ và người lớn tuổi, tuy nhiên với trẻ em thường chỉ thấy xuất hiện biến chứng ở trẻ lớn (trên 10 tuổi) do tiểu đường đã tiến triển nhiều năm.


Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ với cách hạn chế và điều trị tốt nhất dành cho bà bầu là một trong những thông tin khá quan trọng giúp quá trình mang thai thành công và thuận lợi, sớm cho ra đời những đứa con khỏe mạnh nhất. 

Tiểu đường khi mang thai là hiện tượng gia tăng lượng đường huyết trong máu, dẫn tới xuất hiện đường trong nước tiểu. Trên thực tế có thề nguyên nhân gây ra chứng tiểu đường là do người mẹ có tiền sử mắc bệnh từ trước hay cũng có thể đến khi mang thai mới phát sinh bệnh. Song dù là nguyên nhân nào đi nữa mà không sớm được phát hiện để điều trị kịp thời sẽ dễ có nguy cơ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi lẫn tính mạng của người mẹ đấy.

Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức hữu ích bên dưới đây để biết được đâu là nguyên nhân chính và đâu là cách hạn chế, khắc phục chứng tiểu đường thai kỳ:
 
Tình trạng bệnh tiểu đường khi mang thai thường dễ gặp ở đối tượng nào nhất? 
 
Những phụ nữ có nguy cơ cao nhất là những người đang mắc bệnh tiểu đường hoặc đã từng mắc bệnh này trong lần mang thai trước đó hay những người sinh 1 hoặc nhiều con có trọng lượng “đáng nể” khi mới chào đời. Những phụ nữ thừa cân và những phụ nữ từng sảy thai hay tiền sản giật cũng có nguy cơ cao.

Gia đình (cùng huyết thống) có người mắc bệnh tiểu đường; Lần sinh đẻ trước con bị dị dạng, thai chết lưu; Thai nhi quá to (có thể phát hiện trên siêu âm).

Xuất hiện các dấu hiệu ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, mụn nhọt, mẩn ngứa ngoài ra, ngứa âm hộ; Nước tiểu bị kiến đậu…

Ngoài ra, những nhóm phụ nữ sau cũng có nguy cơ: Những bà mẹ lớn tuổi; Những phụ nữ mắc bệnh huyết áp cao; Những phụ nữ mà từng có trọng lượng “khủng” sau sinh (nặng hơn 4kg).

Lưu ý: Để có thể chắc chắn là mình có bị tiểu đường hay không, các bà mẹ hãy kiểm tra sức khỏe thai và đường máu định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sỹ.

tieu-duong-thai-ky
Ảnh minh họa
Bà bầu có nguy cơ mắc tiểu đường khi mang thai cần lưu ý những điều bên dưới đây:
 
Nên đi khám bác sĩ ngay từ trước khi mang thai và nếu có mang thai thì cần làm xét nghiệm đường huyết trong giai đoạn sớm (ba tháng đầu) của thai kỳ. Nếu kết quả bình thường thì sẽ được thực hiện tiếp xét nghiệm sàng lọc tình trạng bất dung nạp đường trong thai kỳ vào khoảng tuần thứ 24-28. Bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm dung nạp đường glucose qua hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, theo Hội những nhà sản phụ khoa Mỹ, nên thực hiện xét nghiệm này cho tất cả các phụ nữ có thai vì tới khoảng 50% phụ nữ bị tiểu đường trong thai kỳ dù họ không thuộc nhóm có nguy cơ cao. Xét nghiệm sàng lọc này được thực hiện bằng cách cho thai phụ uống 50gr đường và đo lượng đường huyết trong máu một giờ sau đó. Xét nghiệm này có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày và không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên, độ nhạy cảm của xét nghiệm tốt hơn khi thai phụ ở trong tình trạng đói. Nếu kết quả bất thường: >140 mg/dl, thì thai phụ ấy có nguy cơ bị bệnh tiểu đường trong thai kỳ. Ðể chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ sẽ cho tiếp tục xét nghiệm dung nạp 100gr đường trong ba giờ. 

Triệu chứng chung của tình trạng bệnh tiểu đường khi mang thai mà các mẹ nên biết.
 
Tiểu đường khi mang thai rất khó phát hiện nếu không làm xét nghiệm máu hoặc không làm nghiệm pháp dung nạp glucose vì bệnh thường không có các triệu chứng hay các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài. Bởi vậy, tất cả phụ nữ mang thai đều cần phải khám sàng lọc đái tháo đường thai kỳ. Trước đây, việc sàng lọc dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu, theo kết quả này thì sẽ không chính xác vì nhiều phụ nữ mang thai không bị đái tháo đường thai kỳ mà vẫn có đường niệu dương tính. Mặt khác những ngườiđái tháo đường thai kỳ cũng có những lúc không có đường trong nước tiểu.

Hiện nay các bác sĩ khuyến cáo khi phụ mang thai nên đi làm xét nghiệm đường glucose ở tuần 24 -28 của thai kỳ để sớm phát hiện và có hướng điều trị, tránh những nguy cơ biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.

tieu-duong-thai-ky
 
 
Insulin là một chất được sản xuất bởi tuyến tụy. Sau khi ăn, các phân tử đường từ thực phẩm (được gọi là glucose) chảy vào máu. Insulin giúp chuyển glucose từ máu vào tế bào trong cơ thể, nơi nó có thể được sử dụng làm năng lượng.
Trong thời gian mang thai, nhau thai bao quanh em bé phát triển sản xuất cao một loạt các kích thích tố. Hầu như tất cả chúng làm giảm tác động của insulin ở các mô, qua đó nâng cao đường trong máu. Độ cao vừa phải của đường trong máu sau bữa ăn là bình thường trong khi mang thai. Khi em bé phát triển, nhau thai sản xuất nhiều kích thích tố hơn do đó hạn chế càng tác dụng của insulin làm gia tăng lượng đường trong máu đến một mức độ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của em bé. Chỉ số tiểu đường khi mang thai cho phép 50-100 mg/dL.
Tiểu đường khi mang thai có thể gây nguy hiểm như thế nào đến mẹ và bé?

Khi người bị bệnh tiểu đường có thai hoặc khi người có thai bị tiểu đường, bệnh đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cả người mẹ và thai nhi:
Tiểu đường khi mang thai ảnh hưởng đối với bà bầu
Người mẹ có thể mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh lý võng mạc, bệnh lý mạch vành và nhiễm trùng tiết niệu, tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén và nguy cơ bị tiểu đường thực sự trong tương lai…

Tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên tiền sản giật (tăng huyết áp, phù…) nếu không được kiểm soát tốt đường huyết. Tăng huyết áp ở người mẹ sẽ de dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Bệnh còn có thể làm tăng nồng độ xê-tôn máu của người mẹ, bởi vậy mà thai nhi cũng bị tăng xê-tôn máu – một yếu tố không thuận lợi cho sự phát triển bình thường của thai nhi.
Bà bầu cũng dễ bị nhiễm trùng nặng; có tỷ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn (mổ sinh, chịu các thủ thuật do sinh khó). Sau khi sinh có thể bị tiểu đường nặng hơn. Có khoảng 5% đến 20% bà mẹ bị tiểu đường trong lúc có thai sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh. Phụ nữ bị bệnh tiểu đường khi mang thai có nguy cơ sẩy thai cao hơn, đặc biệt, nếu kiểm soát mức đường huyết không tốt. 

Tiểu đường khi mang thai ảnh hưởng đối với thai nhi.
 
Con của các bà mẹ tiểu đường thường nặng cân, to con và to cả các bộ phận nội tạng trừ não (4kg hoặc hơn thế là chuyện thường gặp ở các bà mẹ bị tiểu đường). Bởi vì khi đường huyết tăng, thai nhi tăng tiết insulin để tiêu thụ lượng đường này nên bé cũng tăng trưởng và dự trữ năng lượng dưới dạng glycogene ở lớp mỡ của thai nhi. Vì thế, thai này thường gây đẻ khó, có tỷ lệ mổ cao, nếu đẻ thường rất dễ bị sang chấn. Thai tuy to nhưng lại kém về chức năng và kém phát triển sau khi sinh, đặc biệt là phát triển về trí tuệ, tâm thần. Vì vậy trẻ sơ sinh của các bà mẹ mắc tiểu đường thường được coi là “những em bé khổng lồ nhưng chân đất sét”.

Thai nhi của các bà bầu bị tiểu đường có tỷ lệ tử vong cao hơn và thai có thể bị dị tật hoặc chậm phát triển. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh tiểu đường. Thời gian bị ảnh hưởng (gây bất thường bẩm sinh) rất giới hạn, khi tuổi thai khoảng 3-6 tuần. Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ, sớm trong thai kỳ, thậm chí ngay cả trước khi có thai, sẽ giúp ngăn ngừa những bất thường của thai nhi.

Sự trưởng thành về phổi của thai trong tử cung của mẹ có bệnh tiểu đường thường chậm hơn so với thai nhi của các bà mẹ không bị bệnh. Do đó, nếu trẻ bị sinh non thì càng dễ bị suy hô hấp nặng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ có mẹ bị tiểu đường bị suy hô hấp tăng gấp 5 – 6 lần so với trẻ có mẹ bình thường.

Những giờ đầu tiên sau khi sinh, con của những bà mẹ bị tiểu đường có thể bị hạ đường huyết. Thậm chí nếu hạ đường huyết kéo dài và trầm trọng có thể làm tổn thương não của trẻ. Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết tốt ở người mẹ có thể ngăn ngừa tình trạng này. Sau sinh nên kiểm tra và theo dõi chặt chẽ.

Con của những bà bầu bị tiểu đường thường bị vàng da nhẹ, do lượng bilirubin trong máu tăng cao. Hiện tượng này có thể được điều trị bằng cách bù nước và chiếu đèn.

Trong 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết thì cũng gây tăng đường huyết cho thai nhi và gây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi. Sau khi sinh, do trẻ không nhận được lượng đường nhiều như khi còn đang ở trong tử cung của mẹ nữa, sự dư thừa insulin sẽ làm cho đường máu của trẻ dưới mức bình thường. Hạ đường máu ở trẻ rất dễ gây tổn thương các tế bào thần kinh não bộ nếu không được điều trị kịp thời. Thai của những người mẹ ĐTĐ có xu hướng to hơn bình thường nên rất dễ có nguy cơ bị đẻ non. Do đẻ non nên trẻ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. 

tieu-duong-thai-ky
Ảnh minh họa
Khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì các mẹ cần lưu ý những gì?
Để phòng tránh, các bà bầu nên có chế độ ăn uống hợp lý, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và chỉ số đường huyết khi mang thai nhằm phát hiện sớm tiểu đường khi mang thai(nếu có).

Bà bầu bị tiểu đường trước khi mang thai lưu ý:

+ Bà bầu bị tiểu đường cần thực hiện chế độ ăn uống theo sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa. Cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết và điều chỉnh liều thuốc. Ngoài ra, cần thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá sức khoẻ của thai nhi, siêu âm máu để theo dõi những thay đổi hệ thống mạch máu có thể làm tổn hại đến thai nhi. Như vậy, những bà bầu bị tiểu đường cần được theo dõi và chăm sóc chu đáo ở cả hai phía: các thầy thuốc sản khoa và các thầy thuốc chuyên khoa nội tiết điều trị bệnh tiểu đường. Mọi thứ thuốc men và chế độ ăn uống trong giai đoạn thai nghén này cần theo đúng chỉ dẫn của các thầy thuốc chuyên khoa. Có như thế mới tránh được các rủi ro, tai biến cho cả mẹ và con.

+ Tiểu đường khi mang thai khá nguy hiểm đến mẹ vầ bé nhưng nếu điều trị kịp thời và đúng cách, đường huyết được kiểm soát tốt thì hầu như ít ảnh hưởng trên thai nhi. Insulin là loại thuốc được dùng để điều trị tiểu đường trong thai kỳ an toàn vì thuốc không qua nhau thai được.
Việc đầu tiên Bà bầu bị tiểu cần làm là chế độ ăn uống hợp lý. Nhu cầu năng lượng của người mẹ được cung cấp phải tùy thuộc vào trọng lượng trước khi có thai cũng như tình trạng tăng cân kể từ lúc mang thai, và tùy thuộc vào sự đánh giá nhu cầu năng lượng trước đó. Qua đó, chúng ta mới tìm được nhu cầu thích ứng cụ thể với từng bà bầu bị tiểu đường.
Tập lyện thể dục: Bà bầu bị đái tháo đường thì việc tập luyện phải hết sức thận trọng. Khi đang tập luyện, người bệnh cảm thấy mệt mỏi thì phải ngừng tập và cần được nghỉ ngơi. Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào cũng cần có sự thảo luận giữa bệnh nhân và thầy thuốc để lựa chọn hình thức và thời lượng tập luyện thích hợp nhất.

+ Bà bầu bị tiểu đường có thể luyện tập ở mức trung bình và tránh một số hoạt động nhất định cho đến sau khi sinh nở. Trong tập luyện, các mẹ cần giữ nhịp tim không vượt quá 140 lần/phút, không nên để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài và tránh tập luyện quá sức. Cũng như các bà mẹ mang thai khác, bà bầu bị tiểu đường nên đi bộ hoặc bơi lội nếu có điều kiện.Trong khi bơi, sức nâng của nước sẽ làm giảm áp lực các khớp, không gây chấn thương cho các xương khớp ở bàn chân và cẳng chân.
Nếu chế độ tập luyện và ăn uống vẫn không kiểm soát được đường huyết, bắt buộc bà bầu phải được điều trị bằng insulin với liều lượng do bác sĩ chỉ định, cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị, tránh gây hạ đường huyết và các tai biến khác.

Hi vọng rằng qua những kiến thức về nguyên nhân tiểu đường thai kỳ với cách hạn chế và điều trị tốt nhất dành cho bà bầu được cung cấp trên đây, tin chắc sẽ giúp các chị em có đủ vững tin để đảm bảo cho mình một sức khỏe bần vững hơn trong thời gian mang thai vất vả. Lưu ý rằng, nếu mẹ bầu nào đã có tiền sử mắc bệnh thì tốt nhất là nên tìm cách điều trị tốt nhất cho mình lẫn em bé trong bụng còn nếu chưa phát bệnh thì nên có biện pháp phòng tránh và hạn chế hiệu quả để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tính mạng của mẹ và bé. Chúc các mẹ có một thai kỳ thành công như mong đợi. 
 
 

Hầu hết chúng ta đã nghe nói về bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2, nhưng bệnh tiểu đường Type 3 hầu như chưa thấy đề cập tới. Căn bệnh mới này mới chỉ là bắt đầu thấy xuất hiện trên các tiêu đề của các tạp chí, vẫn còn có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu để làm sáng tỏ khi đề cập về căn bệnh mới này... 


tieu-duong-tuyp-3

Hiện nay ước tính có khoảng 35 triệu người bị bệnh Alzheimer và có khoảng 346 triệu người bị mắc bệnh tiểu đường trên toàn thể giới. Cả hai con số này dự kiến ​​sẽ tăng theo cấp số nhân trong vài thập kỷ tới – sự gia tăng này có mối tương quan với sự gia tăng tỷ lệ béo phì. Một điều kỳ lạ mà nhiều nhà khoa học đang điều tra đó là một mối quan hệ nhân quả giữa cả ba bệnh : tiểu đường, Alzheimer và béo phì . Kết quả nghiên cứu thật đáng kinh ngạc.
 
Bệnh Alzheimer và sự thiếu insulin não .

Theo ông Suzanne M. de la Monte – bác sĩ chuyên khoa thần kinh tại Bệnh viện Rhode Island, giáo sư bệnh học tại Trường y tế Brown: “Những gì chúng tôi tìm thấy là insulin được không chỉ sản xuất trong tuyến tụy, mà còn được sản xuất từ não. Và chúng tôi phát hiện ra rằng 2 yếu tố : insulin và hoocmon tăng trưởng (GH) không những cần thiết cho sự tồn tại của tế bào não mà còn góp phần cải thiện tình trạng của bệnh Alzheimer.” Thêm vào đó, sự kháng insulin – một đặc tính của bệnh tiểu đường có kèm theo với thoái hóa thần kinh. Điều này là càng cung cấp bằng chứng về sự liên hệ giữa tiểu đường và Alzheimer.

Insulin được nhận định rõ là có vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa và hoạt động của não bộ. Nó giúp điều chỉnh việc truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh. 

tieu-duong-tuyp-3

Nghiên cứu một gen có khối insulin tín hiệu trong não chuột, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng insulin và IGF I , II (yếu tố tăng trưởng insulin ) được thấy trong tất cả các tế bào thần kinh ở một số khu vực trong não. Sự sụt giảm sản xuất insulin trong não góp phần vào sự thoái hóa của các tế bào não, một triệu chứng sớm của bệnh Alzheimer. Giảm insulin não gây ra những bất thường không tương ứng với bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 mà là phản ánh một quá trình bệnh khác, phức tạp hơn bắt nguồn từ hệ thần kinh trung ương . Một báo cáo năm 2005 cho thấy rằng mức độ của cả insulin và yếu tố tăng trưởng insulin trong não của bệnh nhân Alzheimer thấp hơn bình thường, với mức thấp nhất được tìm thấy trong các vùng não bị tàn phá do bệnh Alzheimer. Trong khi đó, việc bổ sung insulin giúp cải thiện kỹ năng bộ nhớ ở những người bị bệnh Alzheimer.

Nghiên cứu mô não của những người mắc bệnh Alzheimer đã chết, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các yếu tố tăng trưởng không được sản xuất ở mức bình thường trong vùng hippocampus – một phần của não chịu trách nhiệm ghi nhớ. Sự thiếu hụt các yếu tố tăng trưởng này, khiến các tế bào ở các bộ phận khác của não chết. Cả insulin và IGF I đã giảm đáng kể trong vùng hippocampus phía trước, vỏ não và vùng dưới đồi – tất cả các vùng của não bị ảnh hưởng bởi sự tiến triển của bệnh Alzheimer. Ở tiểu não, nói chung là không bị ảnh hưởng bởi bệnh Alzheimer, các nhà khoa học không nhìn thấy cùng một insulin và IGF I.

Càng khẳng định chắc hơn : Bệnh Alzheimer có thể xuất phát từ phản ứng suy giảm của não đối với insulin.
Xuất phát từ nhiều bằng chứng cho thấy bệnh Alzheimer là một bệnh chuyển hóa và những kết quả nghiên cứu về sự thiếu hụt insulin trong cơ thế người đã khiến một số nhà nghiên cứu đề cập tới việc phân loại Alzheimer như là bệnh tiểu đường tuýp 3. Tất nhiên, cần nhiều nghiên cứu thực nghiệm nữa mới có thể khẳng định chắc chắn , nhưng hẳn là chứng bệnh Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác là một hình thức khác của bệnh tiểu đường,...
 
Bệnh tiểu đường tuýp 3 là gì ?

Bệnh tiểu đường loại 3 xuất hiện khi bộ não không sản xuất đủ insulin. Mức độ tổn thương não phụ thuộc vào việc sản xuất insulin não. Ở trạng thái không có insulin, thì não bị chịu tổn thương nhiều hơn khi ở trạng thái thiếu insulin như tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Trong thực tế, bệnh đái tháo đường 3 chỉ xảy ra ở những người đã mắc một trong hai loại bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2. 

tieu-duong-tuyp-3

Bệnh đái tháo đường 3 cũng được gọi là bệnh tiểu đường não. Điều này là do não đòi hỏi insulin để hình thành những ký ức mới. Thụ thể trên các dây thần kinh của não giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền thông tạo ra những ký ức mới. Não, hoặc là không sản xuất đủ insulin để hình thành trí nhớ mới hoặc có sự kháng insulin . Nếu không có insulin, những thụ thể insulin chết. Nếu không có những thụ thể insulin, não không có thể hình thành những ký ức mới. Trong bệnh tiểu đường tuýp 3, insulin và trí nhớ có mối quan hệ nhân quả với nhau.
Đái tháo đường tuýp 3 biểu hiện như thế nào?

Ngoài những triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường , rõ rệt là đường máu tăng cao hơn bình thường, bệnh nhân có thể gầy sút hoặc không, tiểu đường túyp 3 có biểu hiện lú lẫn, mất trí nhớ.
benh-tieu-duong-tuyp-3

Không có khả năng hình thành những ký ức mới là điều đặc biệt của bệnh tiểu đường tuýp 3 , có những biểu hiện giống như ở những người mắc Alzheimer. Mất trí nhớ và nhầm lẫn là dấu hiệu điển hình của cả hai bệnh này. Bởi có sự giống nhau giữa hai bệnh này, để chẩn đoán phân biệt bệnh đái tháo đường 3 cần sử dụng công nghệ quét hình ảnh bằng cộng hưởng từ (MRI).
Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 3

Bệnh đái tháo đường 3 mới được chính thức công nhận như là một căn bệnh vào năm 2005. Các bác sĩ đã tìm hiểu khá rõ về việc làm thế nào để điều trị bệnh. Thực tế, phần lớn việc điều trị tiểu đường tuýp 3 khởi phát tương tự như điều trị bệnh tiểu đường 2.

Một điều rất hữu hiệu để điều trị và ngăn ngừa sự khởi phát của đái tháo đường 3 là tập thể dục. Thường xuyên tập thể dục 3-5 lần một tuần kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh phường ra khỏi căn bệnh này. Béo phì – đặc biệt là ở phụ nữ – là một yếu tố quan trọng trong sự khởi đầu của cả hai bệnh tiểu đường loại 2 và loại 3. 

tieu-duong-tuyp-3

Các loại thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2 cũng được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường loại 3 như liều thường xuyên của insulin và rosiglitazone nhạy cảm insulin. Những loại thuốc này giúp ngăn ngừa, làm chậm sự mất trí nhớ bằng cách bảo vệ tế bào thần kinh của não.

Cholesterol là nhân tố tương đồng của bệnh tiểu đường ở cả 3 tuýp và Alzheimer. Một số thử nghiệm sơ bộ đã phát hiện ra rằng các loại thuốc hạ lipid máu được sử dụng để chống lại cholesterol cao có hiệu quả trong điều trị đái tháo đường tuýp 3.
 
Bạn mắc tiểu đường tuýp 3?

Bệnh đái tháo đường tuýp 3 là một bệnh mới được phát hiện nhưng còn nhiều vướng mắc vẫn chưa được giải đáp. Tuy nhiên, việc tìm ra thêm về các thể của bệnh tiểu đường thì việc điều trị tiểu đường cho bệnh nhân được cải thiện hơn. Nếu bạn hay người thân của bạn bị các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 3, hãy tới bác sĩ càng sớm càng tốt để nắm bắt và điều trị bệnh tiểu đường loại 3 trong giai đoạn sớm của bệnh.
 
 

Wednesday, July 29, 2015

Tiến sĩ Monica Lind và các cộng sự thuộc Đại học Uppsala đã tiến hành nghiên cứu với hơn 1.000 người trên 70 tuổi để đánh giá sự ảnh hưởng của chất hóa học phthalates – được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm làm đẹp – tới nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

nguy-co-mac-benh-tieu-duong

Sử dụng nước hoa chứa chất phthalates có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Sau khi loại bỏ các yếu tố gây ra bệnh đái tháo đường tuýp 2, bao gồm béo phì, hút thuốc và nồng độ cholesterol trong máu cao, các nhà khoa học phát hiện những người có nồng độ chất phthalates trong máu cao dễ phát triển tình trạng kháng insulin – một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh đái tháo đường và tim mạch.

“Chất phthalates được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm làm đẹp, như kem dưỡng da mặt, kem làm trắng da, nước hoa và các sản phẩm hóa trang. Chúng có thể khiến người sử dụng chúng tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và bệnh đái tháo đường”, tiến sĩ Monica Lind, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy chất phthalates có khả năng chống lại hóc môn testosterone gây ra tình trạng tăng cân ở đàn ông, trong khi ở phụ nữ, chất phthalates có thể gây ra tình trạng mất cân bằng hóc môn ở thời kỳ dậy thì hay mãn kinh.

Theo Daily Mail, khoảng một tỷ tấn chất phthalates được sản xuất trên thế giới mỗi năm và chúng được sử dụng rộng rãi như là phụ gia kết dính trong các sản phẩm làm đẹp, vệ sinh và đồ nhựa trong gần nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, thành phần chất hóa học này lại không được các công ty ghi trên nhãn sản phẩm của họ.
Hầu hết phụ nữ bị bệnh tiểu đường thai kỳ mang đứa con khỏe mạnh. Tuy nhiên, thai bệnh tiểu đường mà không quản lý cẩn thận có thể dẫn đến không kiểm soát được lượng đường trong máu và các vấn đề gây ra cho bản thân và con.

Các biến chứng có thể ảnh hưởng đến em bé

Nếu bị tiểu đường thai kỳ, em bé có thể có nguy cơ:

  • Vượt quá tăng trưởng. Thêm đường sẽ đi qua nhau thai, gây nên tuyến tụy của bé sản xuất thêm insulin. Điều này có thể gây ra em bé phát triển quá lớn (macrosomia). Trẻ lớn có nhiều khả năng trở thành khó sinh, duy trì thương tích sinh.
  • Lượng đường huyết thấp (hạ đường huyết). Đôi khi trẻ sơ sinh của bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ phát triển đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh vì tự sản xuất insulin của họ là cao. Nặng của vấn đề này có thể gây co giật ở trẻ. Cho ăn và đôi khi là một giải pháp đường tĩnh mạch có thể trở lại mức độ đường máu của con bình thường.
  • Hội chứng suy hô hấp. Một điều kiện mà làm cho hơi thở khó khăn là có thể. Em bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có vấn đề về hô hấp nhiều hơn những phụ nữ không có vấn đề, ngay cả ở cùng tuổi thai. Những đứa trẻ có hội chứng suy hô hấp có thể cần giúp thở cho đến khi phổi trở nên mạnh mẽ hơn.
  • Vàng da. Điều này đổi màu vàng của da và lòng trắng của mắt có thể xảy ra nếu gan của bé chưa đủ trưởng thành để phá vỡ một chất gọi là bilirubin, thường các hình thức khi cơ thể tái chế các tế bào máu đỏ cũ hoặc bị hư hỏng. Mặc dù vàng da thường không phải là nguyên nhân cho sự quan tâm, theo dõi cẩn thận là quan trọng.
  • Tiểu đường loại 2 sau này. Em bé của bà mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao của bệnh béo phì phát triển và loại 2 bệnh tiểu đường sau này.
  • Vấn đề phát triển. Nếu bị tiểu đường thai kỳ, con có thể có nguy cơ gia tăng của các vấn đề với phát triển kỹ năng vận động, như đi bộ, nhảy hoặc các hoạt động khác đòi hỏi phải có sự cân bằng và phối hợp. Một nguy cơ gia tăng của các vấn đề quan tâm hoặc các rối loạn tăng động cũng là một mối quan tâm.
bien-chung-cua-benh-tieu-duong-thai-ky
Ảnh minh họa

Hiếm khi, kết quả không được điều trị bệnh tiểu đường trong cái chết của bé trước hoặc ngay sau khi sinh.

Các biến chứng có thể ảnh hưởng đến bà mẹ

  • Bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ cá nhân:
  • Tiền sản giật. Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ tiền sản giật, một điều kiện đặc trưng bởi huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu không điều trị, tiền sản giật có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng cho cả mẹ và bé.
  • Nhiễm trùng đường tiểu. Phụ nữ có trải nghiệm bệnh tiểu đường thai kỳ, hai lần số lượng nhiễm trùng đường tiểu trong khi mang thai hơn so với phụ nữ khác mang thai. Điều này có thể do đường dư thừa trong nước tiểu.
  • Tương lai bệnh tiểu đường. Nếu bị tiểu đường thai kỳ, có nhiều khả năng có nó một lần nữa với một thai kỳ trong tương lai. Cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường, thường là tiểu đường loại 2 khi già đi. Tuy nhiên, việc lựa chọn lối sống lành mạnh như ăn thức ăn lành mạnh và tập thể dục có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai. Trong số những phụ nữ có tiền sử bệnh tiểu đường thai kỳ người đã đạt đến trọng lượng cơ thể lý tưởng của mình sau khi sinh, ít hơn 25 phần trăm phát triển tiểu đường loại 2.

Saturday, July 18, 2015

Rau cần có tác dụng chữa bệnh tiểu đường. Theo Đông y học: Rau cần có vị ngọt, cay; tính mát; vào các kinh Phế và Vị. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, khư phong, lợi thấp, tỉnh não kiện thần, nhuận phế chỉ khái.

 

1. Chữa đái tháo đường

Rau cần tươi 60 g, gạo tẻ 70 ~ 100 g. 
Cách dùng: Rau cần rửa sạch, thái nhỏ, cùng gạo cho vào nồi, đổ khoảng 600 ml nước nấu thành cháo; ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Ăn khi cháo còn nóng, không nên để lâu. 
Cháo này công dụng bổ thận, thanh nhiệt, lợi tiểu, chữa bệnh tiểu đường ,bình can nhưng tác dụng chậm – phải dùng lâu mới kiến hiệu (Thực dưỡng bổ ích bí dược lương phương).
rau-can-ta-chua-dai-thao-duong

2. Chữa suyễn thở do viêm khí quản mạn tính

Rễ rau cần 15g, kinh giới tuệ (hoa kinh giới) 6g, hoa tiêu 10 hạt, phục linh 9g, đường phèn 12g. 
Cách dùng: Rễ rau cần, hoa tiêu và phục linh sắc trước, đun sôi trong 10 phút, cho thêm kinh giới tuệ vào đun sôi thêm trong 5 phút, chắt lấy nước, hòa 6g đường phèn vào uống.
Nước thứ hai đun sôi trong 10 phút, chắt nước pha nốt 6g đường phèn vào uống. Liệu trình 10 ngày (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

3. Chữa ho gà (bách nhật khái)

Dùng toàn cây rau cần 500g, rửa sạch, vắt lấy nước cốt, thêm vài hạt muối vào, hấp cách thủy, chia 2 phần uống vào sáng sớm và buổi tối; liên tục trong nhiều ngày (Thực vật dược dụng chỉ nam).

4. Chữa ho do lao phổi

Rễ rau cần 30, rửa sạch, thái nhỏ, trộn với mật hoặc đường đỏ, xào chín, ăn, ngày 2-3 lần (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

5. Chữa cao huyết áp, tinh thần hưng phấn, đầu trướng đau, mặt đỏ bừng

Rau cần tươi 250 g, rửa sạch, chần nước sôi khoảng 2 phút, thái nhỏ, giã nát vắt lấy nước, mỗi lần uống 1 chén con, ngày 2 lần. 
Có tác dụng làm hạ huyết áp và giải trừ trạng thái căng thẳng, khó chịu. Nếu không có rau cần tươi, có thể dùng 30-60g rau cần khô (có thể thêm 12g khổ qua – mướp đắng) sắc uống. 
Cách chế rau cần khô: Rau cầu tươi chần qua nước sôi, phơi trong bóng mát cho khô, cất đi dùng dần (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).
bai-thuoc-dan-gian-tu-rau-can-ta
Bài thuốc dân gian từ cây rau cần ta 

6. Chữa phản vị ẩu thổ – ăn vào nôn ngược trở ra

Rễ rau cần tươi 30g, cam thảo 15g, thêm nước vào đun sôi khoảng 10 phút, chắt lấy nước, đập 1 quả trứng gà vào, ăn trứng và uống nước (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

7. Chữa viêm gan mạn tính

Rau cần tươi 200g, rửa sạch, giã, vắt lấy nước cốt, thêm 50g mật ong vào trộn đều, uống ngày 2 lần; liên tục trong nhiều ngày (Thực vật dược dụng chỉ nam).

8. Chữa viêm phế quản

Dùng gốc rau cần – liền cả rễ 100g, vỏ quít 9g, kẹo mạch nha (di đường) 30g. 
Cách dùng: Trước hết cho kẹo mạch nha vào nồi đun sôi, tiếp đó cho gốc rau cần và vỏ quít vào sao cháy, đổ thêm nước vào sắc lấy nước uống trong ngày (Thực vật dược dụng chỉ nam).

9. Chữa đi tiểu ra máu (niệu huyết)

Dùng rau cần tươi giã vắt lấy nước cốt uống, ngày 3 lần, mỗi lần một chén con (Thánh huệ phương).

10. Chữa tiểu tiện nhỏ giọt, đau nhức

Rau cần tươi bỏ lá, giã vắt lấy nước cốt, hòa với đun sôi để nguội uống (Thánh huệ phương). Hoặc dùng: Rau cần tươi 50-100g, sắc nước uống nhiều lần trong ngày, tiểu tiện sẽ thông suốt (Hồ Nam dược vật chí).
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư:luongynguyenthiphu@gmail.com
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Phú
Điện thoại: 0906.240.900
Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình
Email: luongynguyenthiphu@gmail.com
Với những người mới bị bệnh tiểu đường thường có tâm lý bất an, lo lắng và sợ khi biết mình mắc bệnh. Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để xem bệnh tiểu đường có nguy hiểm không.
Như chúng ta đều biết, đái tháo đường được xếp vào diện nan y trên thế giới. Bệnh tiểu đường và những biến chứng cùng phát sinh từ lâu đã trở thành một trong những mối đe dọa đáng sợ nhất với tỷ lệ tàn phế và tử vong khá cao. Vì vậy, phát hiện thật sớm bệnh tiểu đường, tích cực kiểm soát hàm lượng đường cao trong máu có ảnh hưởng rất quan trọng đối với tương lai của bệnh.
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hại của bệnh tiểu đường đối với cơ thể con người 

Chính là do nó có thể dẫn đến một số biến chứng cùng phát sinh khác. Các biến chứng này thường làm cho người bệnh bị tàn phế, mất khả năng lao động và tử vong.
Trong số bệnh nhân tiểu đường, thì 70-80% người bị chết do biến chứng tim mạch và các triệu chứng kèm theo. Số người tiểu đường mắc tim mạch và tử vong cao gấp 2-3 lần người bình thường, nữ bệnh tiểu đường thường mắc tim mạch khá sớm và phát triển tương đối nhanh. Trong số bệnh nhân tiểu đường dạng phụ thuộc insulin có đến 50-80% chết do nhiễm độc ure, còn tỷ lệ mù lòa do tiểu đường cao hơn người thường từ 10-23 lần, tủy lệ hoại thư phải cắt cụt tay chân, cao hơn người thường 20 lần. Tỉ lệ người tử vong có nguyên nhân từ bệnh tiểu đường đứng hàng đầu chỉ thấp hơn bệnh tim mạch, mạch máu não và ung thư.
Với những người bị tiểu đường kèm theo huyết áp thì các biến chứng về tim mạch và thận diễn biến càng nhanh nếu không biết cách kiểm soát trị số đường huyết và huyết áp ở mức độ chuẩn. Do đó, việc kiểm tra thường xuyên là hết sức quan trọng. Người bệnh cần có ý thức về sức khỏe của mình. Đo huyết áp bằng may do huyet ap dien tu bap tay ( không dùng loại cổ tay) và may thu tieu duong thường xuyên.

Vì lý do đó, hãy quan tâm ngay khi có các dấu hiệu nguy cơ bệnh tiểu đường?

– Tự nhiên thấy sút cân mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt là người bình thường béo khỏe, chế độ ăn uống không có gì thay đổi nhưng trọng lượng liên tục giảm sút.
– Trong lịch sử gia đình hiện đang có người mắc bệnh tiểu đường ở độ tuổi 40 trở lên.
– Không rõ miệng thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều hơn.
– Đẻ con quá to (con nặng trên 4kg)
– Có các chứng bệnh về chửa đẻ, ví dụ nhiều lần sẩy thai, ngộ độc khi mang thai, nước ối quá nhiều, thai chết lưu trong tử cung…
– Có phản ứng hạ đường huyết
– Trên cơ thể có những vết lở loét mãi không lành.
– Cơ thể béo phì
– Người trên 50 tuổi
Tóm lại, bạn nên định kỳ đến kiểm tra đường huyết (bằng máy đo đường huyết cá nhân hoặc kiểm tra tại bệnh viện), đó là cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường có chữa được không?
Bệnh tiểu đường không phải hoàn toàn không thể chữa trị được, tuy nhiên người bệnh cần kiên trì chữa trị. Nhất là bệnh tiểu đường dạng phụ thuộc insulin thì phải kiên trì vận dụng cách thay thế insulin để chữa trị, còn bệnh tiểu đường dạng không phụ thuộc insulin thì bệnh tình có thể khống chế một cách nhanh chóng, duy trì đời sống và công việc như người bình thường.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư:luongynguyenthiphu@gmail.com
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Phú
Điện thoại: 0906.240.900
Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình
Người bị bệnh tiểu đường ngoài việc phải thường xuyên theo dõi và điều trị bệnh, thì chế độ ăn uống cũng là điều hết sức quan trọng. Dưới đây là một số món ăn hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt.
Món ăn bài thuốc:
Canh khổ qua: Khổ qua 100 g. Rửa sạch khổ qua, xắt lát, cho vào nồi, đổ nước vừa phải nấu thành canh. Chia canh ra 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu của món này làm giảm đường huyết, phù hợp trong chứng đái tháo đường bị nhẹ.
Canh khổ qua là món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2 rất tốt.
canh-kho-qua-ho-tro-va-dieu-tri-benh-tieu-duong
Ảnh minh họa
Canh đậu đỏ, bí đao: Món ăn bài thuốc trị tiểu đường từ đậu đỏ và bí đao phù hợp với chứng đái tháo đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành. Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn hết cái, ngày ăn 2 lần, có thể dùng thường xuyên.

Cháo địa cốt bì: địa cốt bì 30g, tang bạch bì 15g, mạch môn đông 15g, bột miến dong 100g. Đem 3 loại dược liệu cùng sắc lấy nước, đem nước sắc này nấu với bột miến dong thành cháo. Đây là món ăn bài thuốc trị tiểu đường dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.
chao-rau-can-tay-dieu-tri-benh-tieu-duong
Cháo rau cần tây
Cháo rau cần tây: Đây là món ăn bài thuốc điều trị tiểu đường dùng trong các trường hợp tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường. Cần tây tươi 60g, gạo tẻ 50 - 100g. Cần tây tươi rửa sạch thái nhỏ đem nấu với gạo tẻ thành cháo, thêm muối, gia vị, cho ăn nóng sáng và chiều.

Cháo cá trê: cá trê 250g, gạo 100g. Cá mổ bụng, rửa sạch, thả vào nước sôi luộc, vớt ra lọc xương rồi cho thịt cá vào nước luộc cùng gạo đã vo sạch nấu cháo, cho gia vị, bột ngọt vừa ăn. Chia ăn trong ngày. Món ăn - bài thuốc này có tác dụng: bổ âm khai vị trị đái tháo đường.

Cháo thục địa, nhục quế: nhục quế 3g, thục địa hoàng 10g, gạo tẻ 100g. Nhục quế, thục địa nấu với gạo tẻ thành dạng cháo loãng.

Canh lá sen, cá trạch: cá trạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khát, uống nhiều.

Cá trạch nấu lá sen là món ăn tốt cho người tiểu đường khát, uống nhiều. 
Canh thịt dê, đậu hũ: phổi dê 1 lá, thịt dê 100g, đậu phụ 100g, muối, nước. Phổi dê và thịt dê rửa sạch thái lát, thêm nước và gia vị, nấu thành dạng canh thịt. Dùng món ăn bài thuốc để trị cho bệnh nhân đi tiểu nhiều.

Cá chép hầm đậu đỏ: cá chép 1 con (500g), xích tiểu đậu 50g, trần bì 6g, ớt đỏ 6g, thảo quả 6g. Cá chép làm sạch, cho xích tiểu đậu, trần bì, ớt đỏ, thảo quả vào trong bụng cá, thêm gừng, hành, muối, tiêu và đổ nước.

Cá trạch 8 - 10 con, nước hàng, mắm, tiêu, hành, mỡ vừa đủ. Cá cắt đầu đuôi rửa sạch để ráo, cho cá vào nồi, rưới nước hàng, nước mắm, tiêu bột, hành, ướp 20 phút. Bắc lên bếp lửa riu riu kho chín, cho mỡ vào, đun sôi đều là được. Ăn trong bữa cơm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư:luongynguyenthiphu@gmail.com
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Phú
Điện thoại: 0906.240.900
Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình

Bài thuốc kỳ diệu rất đơn giản chữa bệnh tiểu đường không tốn tiền giúp người bệnh thoát khỏi ám ảnh.Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường ngày càng gia tăng ở mức báo động. 


Tiểu đường là một trong những căn bệnh mãn tính ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người và nền kinh tế gia đình và toàn xã hội.
Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất bên cạnh việc sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống và luyện tập đóng vai trò hết sức quan trọng.
Dưới đây chúng tôi muốn giới thiệu tới độc giả một số món ăn - bài thuốc trị tiểu đường rất hiệu quả sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường ổn định mức đường huyết và ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng tiểu đường.

Cây kim thất tai (kim thất), còn gọi là rau lúi, rau lùi, đái dầm, thiên hắc địa hồng, khảm khon (Tày). Tên khoa học Gynura Acutifolia thuộc họ Asteraceae. Thấy mọc hoang hoặc được trồng làm rau ăn. Nhưng Kim thất lại giàu dược tính nên được sử dụng làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây còn tươi hay phơi, sấy khô.
cay-kim-that-dieu-tri-benh-tieu-duong-rat-hieu-qua
Cây kim thất điều trị tiểu đường rất hiệu quả
Kim thất là loại cỏ có thân thảo, nhẵn với nhiều cành. Lá mọc so le, cuống ngắn, đầu lá nhọn, mép khía răng cưa không đều, lá dày, nhẵn mọng nước. Mặt trên phiến lá màu xanh thẫm đen, mặt dưới màu đỏ tím, do đó gọi tên là Thiên hắc địa hồng. Cụm hoa hình đầu, màu vàng cam mọc ở đầu cành hay kẽ lá. Quả bế hình trụ mang một mào long trắng ở đỉnh. Ra hoa và kết quả vào mùa hè.

Cây kim thất rất dễ trồng và cho đến nay chưa thấy bất kỳ một loại sâu bệnh nào phá hoại. Trên cây không thấy xuất hiện lá vàng, héo úa nào. Là cây ưa nắng nhẹ, nắng buổi sáng, chỗ mát mẻ. Chỗ trồng cây này không nhất thiết có nhiều nắng. Cây có thể luộc ăn, nấu với canh ngao, thịt băm ăn đều ngon.

Đông y cho rằng, kim thất có vị cay ngọt thơm, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái. Được sử dụng trị viêm họng, viêm khí quản mạn, phong tê thấp khớp xương đau nhức, chấn thương sưng đau…

Lưu ý: Theo nhiều tài liệu, để có tác dụng trong điều trị tiểu đường phải tìm đúng giống cây kim thất có đặc điểm sau: Phiến lá hình răng cưa, có màu xanh; Cuống tím; Hoa vàng

Cách sử dụng:
Sáng chiều, nhai nuốt mỗi lần 7-9 lá. Điều hòa lượng đường trong máu rất rõ rệt. Không gây phản ứng phụ. Không độc. Có thể kết hợp với các vị thuốc trị tiểu đường khác. 

Người không bệnh gì cả:
Thường xuyên ăn tươi các ngọn kim thất, hoặc xào, nấu canh sẽ có tác dụng tốt làm cho máu huyết được lưu thông, điều hòa, tăng cường sức khỏe, chống bệnh... Điều hòa huyết áp, điều hòa và tăng cường các chức năng nội tiết.


Bị bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Trái cây nói chung là tốt nhưng không phải loại nào cũng phù hợp với người bệnh tiểu đường. Dưới đây là 12 loại trái cây mà bệnh nhân bị tiểu đường có thể ăn được.
Kiwi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trái kiwi giúp hạ lượng đường trong máu.
kiwi-giup-ha-luong-duong-trong-mau
Kiwi giúp hạ lượng đường trong máu
Khế tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu.
trai-cay-tot-cho-benh-tieu-duong
Khế kiểm soát cải thiện lượng đường trong máu
Quả cherry là món ăn vặt rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, và có thể ăn bất kỳ lúc nào trong ngày.
trai-cay-tot-cho-benh-tieu-duong
Ảnh minh họa
Đào là quả có chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Các loại quả mọng. Các loại quả này rất giàu chất chống oxy hóa. Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn 1 phần nhiều loại quả mọng để cân bằng đường huyết. Dâu tây, việt quất, nam việt quất, quả mâm xôi tốt cho các đối tượng này.
Các loại quả mọng tốt cho bệnh nhân tiểu đường 
Táo: Táo chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.

Dứa: Trái dứa giàu chất chống khuẩn, chống viêm sưng tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Quả sung: giàu chất xơ giúp cho chức năng insulin ở bệnh nhân tiểu đường.

Cam: Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn trái cam mỗi ngày vì nó rất giàu vitamin C.

Dưa hấu: Mặc dù dưa hấu chứa hàm lượng đường cao nhưng chỉ số glycemic lại thấp nên là loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với loại quả này chỉ nên ăn ít.
Ảnh minh họa
Nho: là sự lựa chọn khôn ngoan của bệnh nhân tiểu đường, vì nó giúp hạ lượng đường huyết đang cao trào.

Quả lựu. Những hạt lựu đỏ tuy bé nhỏ nhưng lại giúp cải thiện chỉ số đường huyết của bệnh nhân tiểu đường.

Mít: chứa vitamin A, C, thiamin, riboflavin, niacin, canxi, sắt, ma-giê, mangan – các loại chất dinh dưỡng giúp cải thiện kháng insulin trong cơ thể.

Friday, July 17, 2015

Bệnh tiểu đường type 2 sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng cương cứng của dương vật bệnh nhân do nhiều nguyên nhân. Trong đó quan trọng nhất là tình trạng tổn thương của dây thần kinh lưng dương vật, tình trạng rối loạn của hệ thần kinh thực vật, tổn thương của các mạch máu lớn và các mạch máu nhỏ trong cơ thể người bệnh.
benh-tieu-duong-type-2-dan-den-tinh-trang-roi-loan-cuong-duong
Ảnh minh họa
Tình trạng tiểu đường còn làm giảm đáp ứng của các mạch máu trong thể hang và sự co giãn của các bè cơ trơn của dương vật với nitric oxide. Ngoài ra, các rối loạn về tâm thần kinh thường gặp ở những bệnh nhân tiểu đường như: tình trạng kích động, lo lắng quá mức, trầm cảm... cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng cương của dương vật.
Những người bị tiểu đường thường bị rối loạn cương gấp 3 lần và tình trạng rối loạn này lại nặng hơn so với những người không bị bệnh tiểu đường. Có tới 56% bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn cương dương ngay trong 5 năm đầu tiên của bệnh và có rất nhiều trường hợp rối loạn cương dương là triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường. Người bệnh khi đi khám bệnh tại một phòng khám nam khoa được xét nghiệm về đường máu và đường niệu mới biết mình bị tiểu đường.
Bệnh nhân càng lớn tuổi tình trạng bệnh càng nặng. Ở những bệnh nhân tiểu đường trẻ hơn có thể bị rối loạn cương dương khi sử dụng một số loại thuốc trị bệnh như: thuốc chống tăng huyết áp, thuốc tâm thần, thuốc chống co giật, thuốc nội tiết... Ngoài ra còn có những yếu tố nguy cơ khác thường thấy là thời gian bị bệnh tiểu đường, càng bị lâu càng dễ bị rối loạn cương dương, việc kiểm soát đường huyết không tốt do bệnh nhân không điều trị hoặc điều trị không đúng quy cách, bệnh nhân hút thuốc lá, nghiện rượu, trầm cảm hay bị các bệnh khác đi kèm.

Những khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh

Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn không dễ, vì khi bệnh nhân đến khám tại các phòng khám và bệnh viện, do môi trường tiếp xúc quá đông đúc nên người bệnh cũng rất ngại nói ra điều mà họ coi là sức mạnh và niềm tự hào của người đàn ông. Trong khi những nhân viên y tế cũng chưa thật sự quan tâm đến điều này, thậm chí có người còn cho đó là điều nhảm nhí không đáng quan tâm.
Khi nghi ngờ bệnh nhân bị bệnh rối loạn cương dương thì người thầy thuốc và người bệnh phải có một cuộc trao đổi thẳng thắn, trong đó có vai trò rất quan trọng của người vợ. Những khám nghiệm chuyên biệt cần phải được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên khoa như: siêu âm Doppler để khảo sát tình trạng mạch máu của dương vật, trong một số trường hợp khó khăn trong chẩn đoán, bệnh nhân phải được chụp động mạch vùng chậu và dương vật với thuốc cản quang, đo kích thước dương vật lúc ngủ... tuy nhiên các xét nghiệm này khá đắt tiền và phức tạp.

Cách chữa trị

Trong một thời gian khá dài, tình trạng rối loạn cương dương ở bệnh nhân tiểu đường được coi là không có khả năng chữa trị. Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt cho việc cải thiện tình trạng, bệnh nhân cần phải được điều trị tiểu đường bổ sung nhằm loại bỏ các yếu tố khác gây nên tình trạng này như: bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, điều trị chứng trầm cảm, kiểm soát tốt nội tiết tố testosterone.
Viagra và các loại thuốc chống rối loạn cương dương có thể cải thiện tốt tình trạng cương cứng ở 56% bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên với người già bị tiểu đường nặng thì liều dùng chỉ khoảng 25 mg. Thuốc được dùng một liều duy nhất khoảng một giờ trước khi hành sự và không được dùng liều thứ hai trong cùng ngày. Không được dùng thuốc khi bệnh nhân đang điều trị các thuốc làm giãn mạch vành có chất nitrate, bệnh nhân có huyết áp dưới 90 mm Hg, bệnh nhân viêm võng mạc, suy gan nặng, mới bị nhồi máu cơ tim, bị tai biến mạch máu não...
Ngoài ra còn một số thuốc khác như Apomorphine ngậm dưới lưỡi, có tác dụng nhanh trong vòng 20 phút đối với một số bệnh nhân bị rối loạn cương dương do tiểu đường. Thuốc Yohimbine, tiêm Papaverine hay thuốc có Prostaglandin E1 vào thể hang... cũng là cách lựa chọn khác nhưng hiệu quả có thể không cao.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư:luongynguyenthiphu@gmail.com
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Phú
Điện thoại: 0906.240.900
Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình
Trong các biến chứng của bệnh đái tháo đường thì tai biến mạch máu não là một biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Giúp người bệnh kiểm soát bệnh và đề phòng những tai biến có thể xảy ra, chúng tôi xin mời bạn đọc tham khảo bài viết về vấn đề này của GS.TS. Trần Đức Thọ, Chủ tịch Hội Nội tiết – đái tháo đường Việt Nam.

Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ tai biến mạch máu não.

Biến chứng của bệnh tiểu đường là tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não là sự rối loạn tuần hoàn não dưới dạng cấp tính, bệnh xuất hiện đột ngột trong vài giây hoặc có thể xuất hiện nhanh trong vài giờ với các triệu chứng như: đau đầu dữ dội, nôn, buồn nôn, liệt chi, mất ngôn ngữ, mất phản xạ, xuất huyết não… Người bệnh có thể bị tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời,
nếu qua khỏi thì cũng giảm tuổi thọ nghiêm trọng và suy giảm nhiều chức năng của cơ thể, thậm chí tàn phế. Đối với bệnh nhân tiểu đường, nhiều trường hợp tử vong do nhồi máu não, đặc biệt là nhồi máu ổ khuyết.

Tăng huyết áp 

Tăng huyết áp biến chứng của bệnh tiểu đường
Là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. THA kinh diễn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến TBMMN. Tỷ lệ THA ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 1,5 – 3 lần so với nhóm không bị ĐTĐ. Đối với Tiểu đường type 1, THA xảy ra sau nhiều năm. Đối với bệnh nhân tiểu đường type 2, THA là vấn đề thường gặp, sẽ nghiêm trọng hơn về huyết áp nếu người bệnh có biến chứng ở thận.

Tiểu đường làm cho quá trình xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn ở người bình thường, do vậy hiện tượng những cục huyết khối hình thành trong lòng động mạch hay các mảng xơ vữa làm bít tắc lòng động mạch là nguyên nhân làm cho máu, ôxy không đến nuôi dưỡng được vùng mạch máu đó cung cấp. Đây không chỉ là lý do dẫn đến tắc mạch máu não, phình vỡ mạch máu não mà còn gây ra đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim…

Hầu hết các bệnh nhân đái tháo đường thường bị nhiễm mỡ máu, có lượng cholesterol trong máu vượt quá khả năng cho phép, nhất là cholesterol có hại làm cho quá trình xơ vữa động mạch càng trở nên trầm trọng hơn, nguy cơ TBMMN càng cao. Điều quan trọng là các yếu tố này thường xuất hiện đồng thời ở bệnh nhân ĐTĐ, do vậy nguy cơ tai biến là rất có thể nếu không được kiểm soát và điều trị bệnh đúng đắn.

Tắc mạch gây nhồi máu não

Dựa trên các yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì, có cuộc sống tĩnh tại, ít vận động, hút thuốc lá, gia đình có người bị ĐTĐ, phụ nữ sinh con lớn hơn 4kg… cần phải có kiểm tra đường huyết để xác định sớm bệnh. Khi đã có những biểu hiện bệnh như sút cân nhanh chóng, khát nước nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt, mất ngủ… cần phải đi khám bệnh ngay. Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành đo nồng độ glucose huyết tương ngẫu nhiên hoặc nồng độ glucose huyết tương lúc đói. Kết quả này được khẳng định lại bằng xét nghiệm lần thứ 2.

Xác định TBMMN dựa trên những biểu hiện lâm sàng của bệnh và trên hình ảnh chụp CT não có tổn thương hoặc nhồi máu ổ khuyết. Cũng cần phần biệt bệnh nhân TBMMN não do các nguyên nhân khác như u não, bệnh van tim, bệnh máu, do dùng thuốc chống đông, phẫu thuật tạo hình, dị dạng mạch máu não…

Kiểm soát ĐTĐ và phòng ngừa TBMMN

Tất cả các bệnh nhân ĐTĐ đều phải được theo dõi chặt chẽ đường huyết, chỉ số đông máu, chỉ số cholesterol, triglycerid, huyết áp. Cụ thể: glucose lúc đói nhỏ hơn hoặc bằng 7mmol/lit (<126mg/dl); glucose huyết sau ăn nhỏ hơn hoặc bằng 10,0mmol/l; HbA1C <6,2%; Cholesterol toàn phần nhỏ hơn hoặc bằng 4,5mmol/l; triglycerid <1,5mmol/l; LDL- C < 2,5mmol/l.

Để không những chỉ số này không bị tăng vọt hay giảm quá mức, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc điều trị của bác sĩ. Nhất thiết các bệnh nhân này cần ăn nhạt, hạn chế ăn đồ ngọt, ăn ít mỡ, không dùng phủ tạng động vật, không hút thuốc lá, hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích khác như rượu bia, cà phê… Nên có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và chất xơ, đặc biệt là ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Bên cạnh đó cần thường xuyên tập luyện thể thao như đi bộ, kiểm soát cân nặng.

Kiểm soát THA chống phù não có thể bằng glycerol (không được sử dụng manital, uống aspegic 50mg mỗi ngày). Tuy nhiên sử dụng các thuốc này phải do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định. Các trường hợp có biểu hiện TBMMN cần phải đi cấp cứu kịp thời, hạn chế tử vong và tàn phế cho người bệnh.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư:luongynguyenthiphu@gmail.com
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Phú
Điện thoại: 0906.240.900
Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình

Thursday, July 16, 2015

Trong dân gian có các bài thuốc hay chữa bệnh tiểu đường hiệu quả. Trong đó có nguyên liệu từ tự nhiên như hạt vải, quả khế, thân cây chuối chữa bệnh tiểu đường mà không phải ai cũng biết và sử dụng.

Mẹo chữa bệnh tiểu đường bằng quả khế

chua-benh-tieu-duong-tu-khe
chữa bệnh tiểu đường từ khế
Quả khế không chỉ được dùng để nấu canh chua, ăn kèm rau sống,… mà còn có tác dụng chữa bệnh tiểu đường hiệu quả mà không phải ai cũng biết nhé.

Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình mắc phải căn bệnh này có thể dùng trái khế để chữa trị bằng cách sau: lấy quả khế phơi khô trong bóng râm đem thái thành lát mỏng. Mỗi ngày, các bạn lấy khoảng một vốc cho vào nồi rồi đổ nước vào nấu cho tới khi còn lại một nửa thì dùng để uống. Nên áp dụng thường xuyên sau 3 tháng sẽ có tác dụng làm giảm lượng đường huyết trong máu xuống mức ổn định. Sau đó, việc kiêng ăn đồ ngọt cũng không cần quá khắt khe.

Ngoài ra, quả khế còn có tác dụng chữa bí tiểu, tóc bạc sớm và chữa táo bón,… hiệu quả.

Mẹo chữa bệnh tiểu đường bằng thân cây chuối tiêu

Các thầy thuốc đông y dùng bài thuốc từ thân cây chuối tiêu điều trị tiểu đường cho bệnh nhân rất đơn giản mà hiệu quả cao và an toàn. Đó là vào mỗi buổi sáng, bạn lấy dao chặt một cây chuối tiêu, khoét bỏ một khúc lõi bên trong thân dài khoảng 10cm. Sau đó, dùng bao ni lông sạch bịt kín chỗ bị cắt cho khỏi bụi và đợi sau khoảng 30 phút cho nước trong cây chuối chảy ra rồi dùng để uống. Mỗi ngày, người bệnh uống khoảng 2 phần chén nước cây chuối và chi cần uống liên tiếp trong 3 ngày sẽ có hiệu quả. Khi đó nếu đo lượng đường huyết sẽ thấy có dấu hiệu giảm xuống. Tiếp tục uống trong vòng 1 tuần thì lượng đường trong máu sẽ được ổn định.

Bệnh nhân có thể chữa khỏi được bệnh tiểu đường nếu uống nước từ thân cây chuối tiêu liên tiếp trong vòng 1 tháng. Cách này khi áp dụng cho người bệnh không thấy có tác dụng phụ nên có thể yên tâm sử dụng.

Mẹo chữa bệnh tiểu đường bằng hạt quả vải


hat-vai-bai-thuoc-chua-benh-tieu-duong

Dùng hạt quả vải cũng là một trong những bài thuốc đông y chữa bệnh tiểu đường rất đơn giản mà hiệu quả cao được áp dụng phổ biến trong dân gian. Theo Đông y, hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, chữa tiêu chảy, đau răng, đau tinh hoàn và tiểu đường tuýp 2…

Để phòng và điều trị bệnh tiểu đường type 2 bằng hạt vải, người bệnh có thể áp dụng theo bài thuốc như sau: hạt vải đem sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 10g pha với nước để uống sẽ cho hiệu quả làm giảm lượng đường trong máu xuống mức ổn định. Bài thuốc dùng tốt nhất cho các trường hợp người bệnh tiểu đường type 2 trên 40 tuổi.

Trên đây là một số mẹo chữa bệnh tiểu đường bằng các bài thuốc đơn giản trong tự nhiên đã được áp dụng cho thấy hiệu quả làm giảm lượng đường huyết trong máu một cách tự nhiên mà không gây tác dụng phụ. Người bệnh có thể tham khảo áp dụng dựa trên sự tham tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả cao nhất