Thursday, June 25, 2015

Tiêm insulin gây đau đớn cho bệnh nhân tiểu đường giờ đã trở thành quá khứ vì hiện nay y học có thể sử dụng một miếng vá thông minh có khả năng tự động giải phóng insulin khi cần thiết.
Các nhà nghiên cứu đã công bố một miếng vá thông minh có thể giám sát lượng máu và khi nó phát hiện thấy lượng đường trong máu tăng nồng độ, nó sẽ giải phóng insulin.
Miếng vá thông minh này là một hình vuông mỏng nhỏ hơn đồng xu, được bao phủ bởi hơn một trăm chiếc kim tiêm nhỏ xíu, có kích thước chỉ bằng lông mi.
Những miếng dán này được đóng gói với các đơn vị lưu trữ insulin và enzyme glucose. Nó sẽ nhanh chóng giải phóng chúng khi lượng đường trong máu tăng quá cao.
Nghiên cứu này đã được tìm thấy nhờ vào việc thử nghiệm miếng vá thông minh có thể làm giảm lượng đường trong máu với một con chuột mắc bệnh tiểu đường loại I trong vòng chín giờ.
Ngoài ra, trước khi có thể áp dụng phương pháp này với bệnh nhân, nó đã được thực hiện các xét nghiệm tiền lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng ở người tiếp theo và cho thấy có nhiều hứa hẹn.

giai-phap-moi-cho-benh-nhan-tieu-duong
Giải pháp mới cho bệnh nhân tiểu đường
Miếng dán thông minh này đang gợi mở khả năng chữa trị hiệu quả cho bệnh tiểu đường.
Zhen Gu đồng tác giả phương pháp này cho biết: “Chúng tôi đã thiết kế một miếng vá cho bệnh nhân tiểu đường hoạt động nhanh, dễ sử dụng và làm từ vật liệu sinh học, không độc hại”. Ông ấy còn cho biết thêm: “Toàn bộ hệ thống có thể được cá nhân hóa để phù hợp với trọng lượng và mức độ nhạy cảm của insulin trong bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy chúng tôi có thể làm ra các miếng vá thông minh hơn”.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến hơn 387 triệu người trên toàn thế giới và con số này dự kiến sẽ tăng lên 592 triệu vào năm 2035. Bệnh nhân bị tiểu đường loại I và loại II cố gắng giữ lượng đường trong máu dưới mức độ kiểm soát bằng việc chích vào đầu ngón tay và tiêm insulin lặp đi lặp lại, một quá trình đau đớn và không chính xác. Theo các chuyên gia, nếu chích sai thuốc có thể dẫn đến biến chứng như mù, chân tay bị cắt cụt và thậm chí tai hại hơn có thể bị hôn mê và tử vong.

Bởi vì chuột ít nhạy cảm với insulin hơn con người, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng lượng đường trong máu sẽ được ổn định từ các miếng vá thông minh và có thể kéo dài lâu hơn khi dùng cho bệnh nhân thực tế. Mục tiêu cuối cùng của cuộc nghiên cứu là phát triển một miếng vá insulin thông minh mà bệnh nhân chỉ phải thay đổi trong ít ngày.
Xem thêm:
Bí quyết điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư:luongynguyenthiphu@gmail.com
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

Lương Y: Nguyễn Thị Phú

Điện thoại: 0906.240.900

Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình


Với hơn 30 loại thuốc quý có lịch sử 1000 năm trước, kết hợp các loại thảo dược là “bí quyết riêng” của gia đình, bài thuốc của bà lang Nguyễn Thị Phú - trú tại số nhà 33A1- Tổ 1-Tiểu khu 9- Thị trấn Lương Sơn- Huyện Lương Sơn- Tỉnh Hòa Bình đã trở thành “ khắc tinh” của căn bệnh tiểu đường, giúp hàng nghìn bệnh nhân tiểu đường ổn định lại đường huyết và trở lại cuộc sống khỏe mạnh trong thời gian

Rất đông bệnh nhân đang chờ đến lượt lấy thuốc

Nhiều năm gắn bó với nghề thuốc, ám ảnh lớn với hình ảnh đau đớn, kiệt quệ về sức khỏe của những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bà Nguyễn Thị Phú đã dày công tìm tòi, nghiên cứu để có được bài thuốc trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Nguyên liệu bài thuốc đều lấy từ kho dược liệu được ghi chép từ thời Hải thượng Lãn Ông, kết hợp với một số vị thuốc quý của người Mường, Tày,…đã giúp nhiều người thoát khỏi chứng bệnh khiến họ mờ mắt, buồn nôn, thường xuyên đi tiểu vặt, gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy thận, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, lao phổi,…

Bài thuốc trị tiểu đường được nhiều người nhắc tới

Tìm về thị trấn Lương Sơn, bám theo quốc lộ 6 đi từ Hà Nội theo hướng Tây Bắc, chúng tôi tìm về căn nhà nhỏ của bà lang Nguyễn Thị Phú. Ngôi nhà nằm lọt giữa một vườn cây cối um tùm và tươi tốt, dù mới sáng đầu năm mới nhưng chúng tôi đã thấy không ít bệnh nhân lặn lội từ Lai Châu, Thái Nguyên, Tuyên Quang,…tới nhờ bà Phú cắt thuốc tiểu đường.

Được biết, bà lang Nguyễn Thị Phú sinh ra trong một gia đình có nhiều đời làm nghề thu mua cây thuốc nam. Ngay từ khi còn rất nhỏ, bà Phú đã cùng cha rong ruổi khắp các miền đất rừng thuộc tỉnh Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La,…Tiếp xúc lâu năm với cây thuốc, đến giờ bà Phú có thể nhận mặt, biết tên hàng trăm loại dược liệu quí.

Đồng hồ điểm 12h30, nhưng rất đông bệnh nhân vẫn chưa tới lượt được lấy thuốc

Năm 1996, bà Phú đã điều trị cho bệnh nhân đầu tiên là bác Trần Thị Ngọc - em dâu thứ hai của bà Phú bị bệnh tiểu đường gần 5 năm, một lần đang làm vườn bác Ngọc chợt thấy hoa mắt, nhìn mọi vật mờ dần, bác có cảm giác như bị đè, bị ép ở ngực, khó thở, toát mồ hôi, buồn nôn rồi ngất đi, khi tỉnh dậy đã thấy con cháu đưa tới bệnh viện cấp cứu, các bác sĩ xét nghiệm thấy lượng đường huyết của bác Ngọc tăng cao trên 200mg/dl, từ đó bác Ngọc phải thường xuyên đến bệnh viện làm các xét nghiệm theo định kì và mua thuốc tây giúp ổn định đường huyết, để chữa bệnh của nả của gia đình bác Ngọc lần lượt đội nón ra đi. Biết được thông tin người em dâu bị tiểu đường, bà Phú liều mình mang theo mười thang thuốc tự tay bốc lấy tới thăm bác Ngọc, dặn bác uống đều đặn trong vòng một tháng rồi theo dõi tình trạng sức khỏe. Không ngờ, 30 ngày sau, chính bác Ngọc lên tận nhà bà Phú và vui mừng thông báo tình trạng sức khỏe đã tiến triển rất tốt, không còn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Uống thêm hai tháng thuốc nữa bác Ngọc đi xét nghiệm lại thì nhận được kết quả lượng đường huyết đã trở về ổn định như người bình thường, đến nay, sức khỏe bác Ngọc rất tốt. Một đồn mười, từ đó bệnh nhân tiểu đường từ khắp mọi nơi liên tục tìm về nhờ bà Phú.

Thời gian trôi qua, ngày càng nhiều những người từ xa đến hỏi thăm bà Phú. Hỏi ra mới biết, nhiều người bị tiểu đường sau một thời gian uống thuốc lượng đường huyết đã trở lại bình thường, lại giới thiệu cho những người thân, họ hàng, bạn bè khác đang loay hoay tìm thuốc trị bệnh tiểu đường. Mỗi năm, có hàng nghìn lượt bệnh nhân đến nhờ bà Phú xin được cắt thuốc. Nhiều bệnh nhân sau khi ổn định đường huyết đã gọi điện, viết thư cảm ơn bà Phú , xem bà như ân nhân của cả gia đình.

Bệnh nhân lấy thuốc ra về
Bà Phú cho biết, theo y học cổ truyền, bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, thuộc chứng “tiêu khát”. Bệnh thường có 3 biểu hiện chính là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều. Nước tiểu của người bệnh có chứa nhiều đường nên thường thấy nhiều ruồi và kiến bâu.

Những vị thuốc quý làm nên danh tiếng của bài thuốc trị tiểu đường

Theo bà lang Nguyễn Thị Phú, tiểu đường là một căn bệnh nghiêm trọng, nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ chuyển sang mãn tính, gây nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường do ngũ tạng không điều hòa, ăn uống không điều độ, nhiều chất béo, ít lao động,…dẫn tới thận suy, phế vị táo nhiệt. Bởi vậy, bài thuốc của bà Phú chú trọng “giải quyết vấn đề” tại tuyến tụy. Theo bà, tuyến tụy hoạt động trở lại bình thường là chiếc chìa khóa vàng kéo lại sức khỏe cho người bệnh.

Bài thuốc của bà Phú gồm hơn 30 vị thuốc, gồm những dược liệu chính như đảng sâm, thục địa, táo nhân, xuyến khung, bạch thược, trần bì, cỏ ngọt, giảo cổ lam, mướp đắng, chuối hột,…Bà lang xứ mường cho biết, nguyên liệu của bài thuốc trị tiểu đường đều là những cây thuốc được sử dụng cách đây hàng nghìn năm, nhiều dược liệu đã được ghi vào tài liệu y học từ thời Hải Thượng Lãn Ông.

Trong đó, mướp đắng có tính hàn, vị đắng, không độc có tác dụng tiêu độc. Mướp đắng được y học hiện đại dùng để diệt khuẩn, diệt virut, chống lão hóa, ngăn ngừa tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh,…Mướp đắng còn giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường tuyp 2.


Chuối hột là vị thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng sưng chân. Chuối hột còn có tác dụng giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu độc, điều hòa huyết áp,…

Giảo cổ lam là một vị thuốc Đông y đã được các nhà khoa học chứng minh giúp kích thích tiết insulin trên cơ thể chuột. Ngoài ra, dược liệu quí này làm giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi, chống lão hóa,…

Tuy nhiên, theo bà Phú, để bài thuốc có hiệu quả còn phụ thuộc vào yếu tố liều lượng, cách phân phối các loại thuốc, lấy thuốc vào thời kỳ nào,…rất quan trọng, không phải ai cầm được thang thuốc trên tay, có chút hiểu biết về y học cổ truyền là có thể bốc được gói thuốc có tác dụng y hệt.

“Tôi trị bệnh theo qui trình làm đào thải độc tố trong tuyến tụy, sau đó giúp tuyến này được phục hồi chức năng bằng cách bổ sung những dưỡng chất cần thiết. Khi đã “khỏe lại”, hoạt động của tuyến tụy sẽ trở lại bình thường, khiến cơ thể mau chóng lấy lại được thể trạng bình thường”, bà Phú cho biết.

Bà Phú cũng chia sẻ thêm về bệnh tiểu đường,căn bệnh này nếu điều trị kịp thời, với phương pháp trị bệnh hợp lí, thay đổi thói quen ăn uống và thường xuyên tập thể dục thể thao, ….thì có thể kiểm soát được bệnh một cách dễ dàng.

Hơn hai mươi năm trong nghề, bà Phú đã trị công cho hàng nghìn ca tiểu đường, chỉ sau khoảng 3-6 tháng dùng thuốc, bệnh nhân không còn dấu hiệu đường huyết cao, tỉ lệ tái mắc bệnh trở lại rất thấp.


Chị Phạm Thị Thủy(35 tuổi, Bắc Giang) bị tiểu đường tuýp 2 từ năm 2010, chị luôn trong tình trạng mệt mỏi, mắt mờ, đi tiểu nhiều, tăng huyết áp, sức khỏe sa sút trầm trọng,…khoảng hai năm trở lại đây, chị Thủy phải lui tới bệnh viện thường xuyên để tiêm insulin theo định kỳ. Ước muốn được làm mẹ của chị cũng vì căn bệnh tiểu đường mà bị cản trở. Trị bằng thuốc Tây không khỏi, chị Thủy chuyển sang tìm hiểu các bài thuốc Đông y. Được một người đồng nghiệp giới thiệu bà lang Phú đã trị thành công cho nhiều bệnh nhân tiểu đường, chị Thủy gấp rút đến gặp bà Phú. Sau khi nghe tình trạng bệnh của chị Thủy, bà Phú cắt cho chị 2 tháng thuốc, dặn mỗi thang uống trong 3 ngày, chia làm 3 lượt. Mỗi lần để xâm xấp nước, sắc lấy một bát nước dùng khi khát. “Uống được một nửa số thuốc của bà Phú cắt cho, tôi đã cảm thấy sức khỏe tốt hơn hẳn. Tôi không bị chóng mặt hay mẩn ngứa như trước, đi khám thì lượng đường trong máu đã giảm hẳn, cứ thế, tôi uống thuốc trong nửa năm thì lượng đường huyết đã ổn định ở mức bình thường”, chị Thủy hồ hởi chia sẻ khi chúng tôi gọi điện xác minh câu chuyện về bài thuốc trị tiểu đường của bà lang Nguyễn Thị Phú.

Câu chuyện về bà lang xứ mường và những bệnh nhân tiểu đường còn dài mãi, chúng tôi xin phép được kể tiếp ở dịp sau. Chia tay người phụ nữ với đôi mắt ánh lên sự hiền từ, chúng tôi còn nhớ mãi câu nói của bà, “Nghề thuốc là nghề rất vất vả, đòi hỏi sự tỉ mỉ và tính trách nhiệm. Tôi luôn tâm niệm, có phúc sẽ có phần, nên chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện làm giàu bằng những gói thuốc nhỏ. Cứu được người bệnh mới có ý nghĩa nhất trong cuốc sống. Đến giờ, chúng tôi mới chợt hiểu vì sao bà lang mường với bài thuốc trị tiểu đường lại được nhiều người tín nhiệm đến vậy.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư: luongynguyenthiphu@gmail.com
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

Lương Y: Nguyễn Thị Phú

Điện thoại: 0906.240.900

Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình



Theo số liệu thống kê  người bị bệnh tiểu đường từ 3 năm trở lên, tỷ lệ biến chứng là trên 46%; Người bị tiểu đường từ 5 năm trở lên, tỷ lệ biến chứng là trên 61%; Người bị từ 10 năm trở lên, tỷ lệ xuất hiện biến chứng là trên 98%
bien-chung-benh-tieu-duong
Biến chứng bệnh tiểu đường
Biến chứng của bệnh tiểu đường là biến chứng mãn tính thường gặp, là do bệnh tiểu đường chuyển thành, mang lại hậu quả nghiêm trọng tương đương. Các bệnh như bệnh về chân (mụn nhọt chân, đoạn chi), bệnh thận (suy thận, chứng độc niệu), bệnh về mắt (nhìn mờ, mù), bệnh về não (bệnh huyết quản não), bệnh tim, bệnh da liễu, bệnh tình dục…là những biến chứng thường gặp do bệnh tiểu đường gây ra, đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong ở bệnh nhân tiểu đường.
Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết những biến chứng thường gặp nhất của bệnh tiểu đường:

1.Biến chứng bàn chân do tiểu đường

Do xơ cứng động mạch ở bệnh nhân tiểu đường, đã hình thành những mảng bám, gây tổn thương đến thần kinh các chi, huyết quản dễ bị tắc, mà “chân” xa tim nhất, do đó hiện tượng tắc càng nghiêm trọng, từ đó gây nên phù nề, đen, loét, hoại tử. Hiện nay, thường sử dụng phương pháp cắt bỏ chân, phẫu thuật bắc cầu đối với những bệnh nhân có bệnh về chân do tiểu đường. Do bệnh nhân biến chứng bàn chân do tiểu đường thường có tuổi tác cao, vùng làm phẫu thuật rộng, vết thương sẽ khó lành, rất dễ bị viêm nhiễm và tái phát. Bệnh nhân sau khi cắt cụt chi, tỷ lệ tử vong trong vòng 2 năm là 51%, tỷ lệ cắt cụt chi cả hai bên hơn 50%. Do đó, điều trị biến chứng bàn chân do tiểu đường bằng phương pháp truyền thống vô cùng nguy hiểm, nhiều bệnh nhân sau khi bị căn bệnh này, rất dễ mất đi lòng tin đối với cuộc sống. Nếu sử dụng phương pháp cấy ghép tế bào gốc tiến tiến nhất hiện nay thì không cần phải phẫu thuật, giảm đau đớn, không có tác dụng phụ, tính an toàn cao, hiệu quả tốt.

2.Biến chứng bệnh thận do tiểu đường

Bệnh thận do tiểu đường là một trong những biến chứng chủ yếu của bệnh tiểu đường, là một bệnh nguy hại vô cùng nghiêm trọng của bệnh nhân tiểu đường. Bệnh biến có thể liên quan đến huyết quản thận, tiểu quản thận và trung mô. Những tổn thương về thận thường gặp là chứng xơ hóa cầu thận do tiểu đường, chứng xơ cứng động mạch nhỏ, viêm thận, viêm bể thận, hoại tử nhú thận, protein niệu…Trong đó chứng xơ hóa cầu thận do tiểu đường là biến chứng bệnh thận đặc trưng của bệnh tiểu đường, trên lâm sàng thường gọi là bệnh thận đái tháo đường. Bệnh thận đái tháo đường là một nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường. Có người thống kê, trong những bệnh nhân tiểu đường trung niên, tỷ lệ phát bệnh ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường là 20%, ở bệnh nhân lớn tuổi là 65%.

3.Biến chứng về mắt ở bệnh nhân đái tháo đường

Những biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường có 7 loại thường gặp: bệnh lý võng mạc do tiểu đường, bệnh lý biểu mô sắc tố võng mạc do tiểu đường, đục thủy tinh thể do tiểu đường, thay đổi thần kinh thị giác do tiểu đường, tăng nhãn áp do tiểu đường, thay đổi tật khúc xạ do tiểu đường. Trong đó bệnh lý võng mạc do tiểu đường là thường gặp nhất, nó là nguyên nhân quan trọng dẫn đến mù do bệnh tiểu đường, cũng là nguy hại lớn nhất của bệnh tiểu đường, tiếp theo là đục thủy tinh thể do tiểu đường, đây cũng là biến chứng thường gặp nhất ảnh hưởng đến thị lực của bệnh tiểu đường.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư:luongynguyenthiphu@gmail.com
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

Lương Y: Nguyễn Thị Phú

Điện thoại: 0906.240.900

Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình

Thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Vì tính chất nguy hiểm của căn bệnh này mang lại là vấn đề người bệnh tiểu đường nên ăn gì đã trở thành câu hỏi của nhiều người... 
Như chúng ta đã biết bệnh tiểu đường rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Bệnh tiểu đường kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm khác như ảnh hưởng tim mạch, thận, thần kinh, loãng xương, mắt mờ ….Nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong.

Người bệnh tiểu đường nguyên nhân là do thiếu hoặc không có insulin dẫn đến mất cân bằng lượng đường trong máu.Để ngăn ngừa các biến chứng này thì mục tiêu của chúng ta là hạ đường huyết. Điều này vốn không mấy khó khăn khi có sự trợ giúp của các loại thuốc đặc trị. Thế nhưng ít ai biết rằng, vấn đề ổn định đường huyết mới là điều quan trong nhất. Vì sao ?

Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với người bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì để duy trì đường huyết ở mức sau : Trước ăn: 90-130 mg/dl ( 5,0- 7,2 mmol/l ); sau ăn 1- 2h: < 180 mg/dl ( 10mmol/l )

thap-dinh-duong-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Tháp dinh dưỡng để người bệnh tiểu đường biết mình nên ăn gì

1. Tinh bột – Gạo: Người bệnh tiểu đường nên ăn gạo gì cho thích hợp 

Tại sao người bệnh tiểu đường nên ăn gạo mầm ? Nếu dùng gạo trắng thông thường sẽ làm tăng lượng trong máu người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn nửa chén mỗi ngày, chia làm nhiều bữa. Do hạn chế số lượng nên khiến cho người bệnh có cảm giác thèm cơm.
Trong gạo mầm có chất GABA thúc đẩy sự gia tăng hàm lượng hormone tăng trưởng trong huyết tương, làm tăng tác dụng của insulin giúp hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường, ức chế sự thèm ăn. Ngoài ra hàm lượng gaba chứa trong gạo mầm cao gấp 6 lần so với gạo lức. Chính vì thế nên gạo mầm Vibigaba là sự lựa chọn tốt nhất cho người bệnh tiểu đường nên ăn để giúp ổn định đường huyết trước và sau khi ăn. 
Gạo mầm Vibigaba – Thực dưỡng cho người bệnh tiểu đường nên ăn

2. Đạm – Thịt bò:

Có nhiều thực phẩm cấu thành nên nhóm đạm như thịt, cá, gà, trứng, sữa… Theo khuyến cáo của một số nghiên cứu thì thịt bò (đặc biệt là thịt nạc) chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA). Chúng giúp tăng khả năng chuyển đổi đường huyết, ngoài ra nó còn có tác dụng chống ung thư. Chính vì vậy mà chúng rất tốt cho bữa ăn của người bệnh tiểu đường
nguoi-benh-tieu-duong-nen-an-thit-bo-tuoi
Người bệnh tiểu đường nên ăn thịt bò tươi

3. Loại trái cây gì nên được chọn trong thực đơn của người bệnh tiểu đường để tốt cho sức khỏe

Người mắc bệnh tiểu đường luôn lo ngại không biết nên ăn loại trái cây gì để không làm tăng đường huyết. Cửa hàng gaomam.com sẽ mách bạn một số loại trái cây mà người bệnh tiểu đường có thể thưởng thức mà không làm ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu. Thậm chí còn giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết. Các loại quả giàu chất xơ như : táo, lê, lựu, ki wi, mơ, dâu tây hay bơ. Nhiều người biết rằng bơ không chỉ giàu chất xơ, tốt cho cơ thể. Bơ còn là chất béo không bão hòa đơn. Ngoài ra bơ còn được hiệp hội tiểu đường của Mỹ (ADA) khuyến cáo sử dụng trong chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa đơn cho người mắc bệnh tim mạch (một biến chứng của bệnh tiểu đường). 

bo-tot-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Người bệnh tiểu đường nên ăn bơ

4. Rau xanh

Giúp cung cấp vitamin tốt cho mắt, chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa cũng như không làm tăng lượng đường trong máu. Chúng tôi khuyến khích người bệnh tiểu đường nên thường xuyên ăn các loại rau xanh an toàn cho sức khỏe. Đồng thời nên hạn chế những thực phẩm có nhiều chất đường, béo

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư:luongynguyenthiphu@gmail.com
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

Lương Y: Nguyễn Thị Phú

Điện thoại: 0906.240.900

Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình


Tuesday, June 23, 2015

Bệnh tiểu đường nếu không được chăm sóc tốt thường có rất nhiều biến chứng xảy ra. Các biến chứng mãn tính thường xuất hiện từ 15 đến 20 năm sau khi đường huyết cao rõ rệt.

Những biến chứng của bệnh tiểu đường

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường
  • Hôn mê do tăng đường máu.
  • Hôn mê do nhiễm toan ceton.
  • Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.
  • Hạ đường máu và hôn mê do hạ đường máu.
Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường
  • Tăng huyết áp.
  • Cơn đau thắt ngực.
  • Nhồi máu cơ tim.
dau-that-nguc-bien-chung-của-benh-tieu-duong
  • Bệnh lí võng mạc.
  • Nhiễm khuẩn da, niêm mạc.
  • Bệnh lí thần kinh.
  • Bệnh lí về thận: do hàm lượng đường trong máu luôn cao khiến suy giảm các chức năng quan trọng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn nữa có thể dẫn đến suy thận không hồi phục.
  • Bệnh lí bàn chân.

Ngăn ngừa biến chứng cho người bệnh tiểu đường

  • Nhắc nhở người bệnh luôn tuân thủ đúng những lời khuyên của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ, đúng giờ.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, giảm muối, giảm đường bột, tăng thực phẩm giàu đạm và chất béo, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi, nhưng hạn chế hoa quả nhiều đường.
  • Theo dõi đường máu mỗi ngày.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, kiểm tra thân thể tránh các vết trầy xước, kiểm tra chân hàng ngày để phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra, không nên đi chân trần, đi giầy chặt quá hoặc giày cao gót, giày mũi nhọn, tránh làm tổn thương da. Nếu có vết thương ở chân ở da, có sự phồng rộp, đỏ ở da, sưng nề… thì cần đi khám ngay để phát hiện sớm các biến chứng.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư:luongynguyenthiphu@gmail.com
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

Lương Y: Nguyễn Thị Phú

Điện thoại: 0906.240.900

Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm và để lại các biến chứng đáng sợ. Dưới đây là một số lời khuyên giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá ở những người mắc bệnh tiểu đường tăng tỷ lệ chết sớm gấp đôi so với những người không hút thuốc. Bỏ hút thuốc giúp huyết áp ổn định và giảm nguy cơ đột quỵ, đau thần kinh và các biến chứng khác của tiểu đường.
Chủ động tập thể dục: Chọn môn thể thao mà bạn yêu thích như đi bộ, khiêu vũ hay đi xe đạp...và tập mỗi ngày nửa giờ có thể giúp bạn giảm nguy cơ biến chứng tim mạch và cao huyết áp.
Chọn siêu thực phẩm như dâu tây, khoai lang, cá hồi, rau có lá xanh cho bữa ăn hàng ngày. Tránh thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, chọn chất béo không bão hòa như dầu ô liu.

bien-chung-benh-tieu-duong
Ảnh minh họa
Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn ổn định huyết áp và bảo vệ thận.
Theo dõi đường huyết hàng ngày: Kiểm tra lượng đường trong máu có thể giúp bạn tránh được các biến chứng của bệnh tiểu đường như đau thần kinh hoặc kiểm soát các biến chứng không bị xấu đi. Kiểm tra lượng đường máu hàng ngày cũng giúp bạn chọn thực phẩm và kế hoạch thể dục tốt hơn trong thời gian điều trị.
Bệnh tim là một biến chứng nguy hiểm của tiểu đường: Cần phát hiện sớm bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tốt. Khi có bệnh đái tháo đường, cần kiểm tra thường xuyên các nguy cơ tim mạch.
Giảm cân: Chỉ cần giảm một vài kg thừa cũng có thể cải thiện khả năng hấp thụ insulin của cơ thể. Giảm cân giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện huyết áp và mỡ trong máu.
Chọn thực phẩm chứa carbohydrate (carbs) cẩn thận: Bị bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn phải cắt giảm carbs hoàn toàn. Hãy chọn thực phẩm chứa carbohydrate tiêu hóa chậm, cung cấp năng lượng ổn định như ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ 2-4 lần/ năm: Nếu dùng insulin hoặc cần giúp đỡ cân bằng lượng đường trong máu, bạn có thể phải tham khảo ý kiến bác sĩ thường xuyên hơn.
Ngủ đủ giấc: Mất ngủ quá nhiều có thể làm tăng cảm giác thèm ăn những thực phẩm chứa carbs cao. Điều này có thể dẫn đến tăng cân, tăng các nguy cơ biến chứng như bệnh tim.
Thận trọng với vết thương nhẹ và bầm tím: Tiểu đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và chậm lành các vết thương, do đó việc điều trị các vết thương phải thật dùng kháng sinh và băng vô trùng cẩn thận.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư:luongynguyenthiphu@gmail.com
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

Lương Y: Nguyễn Thị Phú

Điện thoại: 0906.240.900

Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình


Monday, June 22, 2015

Chế độ dinh dưỡng ít calo không chỉ cải thiện bệnh béo phì đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 mà còn giúp bệnh nhân hạn chế việc sử dụng insulin.

Theo một nghiên cứu mới đây tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội X-quang Bắc Mỹ, một chế độ hạn chế calo trong vòng bốn tháng cho phép những bệnh nhân tiểu đường, béo phì có thể chấm dứt việc sử dụng insulin. Tiêu thụ ít calo còn cải thiện đáng kể chức năng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
thuc-pham-it-calo-cai-thien-tinh-trang-benh-tieu-duong

Trên thực tế thì có đến 75% số bệnh nhân mắc tiểu đường có thể duy trì việc không sử dụng insulin cho hơn một năm, dù quay trở lại chế độ ăn thông thường của họ.

Trong một bài báo nghiên cứu của TS. Sebastiaan Hammer thuộc TT Y tế ĐH Leiden, Hà Lan cho biết: “Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng sau 16 tuần hạn chế calo đã cải thiện chức năng tim ở những bệnh nhân này”. Họ đã đo chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) của 15 bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 và béo phì, sau đó chụp cộng hưởng từ (MRI) để đánh giá chức năng tim và mỡ màng ngoài tim của mỗi người. (Các nghiên cứu trước chỉ ra rằng có mối liên quan giữa mỡ màng ngoài tim và chức năng tim, đặc biệt ở những người có bệnh về trao đổi chất).

Những bệnh nhân tham gia nghiên cứu bao gồm 7 người đàn ông và 8 phụ nữ, chế độ dinh dưỡng khoảng 500 calo/ngày và kéo dài trong khoảng 4 tháng. Khi bắt đầu chế độ ăn uống, mức độ đường trong máu của bệnh nhân cải thiện đáng kể.

TS Hammer lưu ý rằng những bệnh nhân có thể ngừng sử dụng insulin trong ngày đầu tiên của chế độ ăn kiêng do đã giảm tải được cacbon hydrate. Đối với những ngày đầu tiên, việc cắt giảm insulin có ảnh hưởng đến chế độ ăn nhưng sau đó nó có tác dụng giảm cân.

Sau 4 tháng, những bệnh nhân này được đo lại chỉ BMI và MRI. Kết quả cho thấy, trung bình lượng mỡ ở ngoài tim giảm từ 39ml đến 31ml và BMI giảm từ 35,3 xuống còn 27,5. (Mức độ béo phì là khi chỉ số cơ thể BMI từ 30 trở lên). Ngoài ra chức năng tim tâm trương cũng giảm về mức tiêu chuẩn hơn. Nếu chức năng tâm trương kém, trong đó có đo cả nhịp đập của tim khi tâm thất đang bơm máu có thể dẫn đến suy tim sung huyết.

Những lợi ích sức khỏe về tim mạch được tiếp tục duy trì sau 14 tháng theo dõi. Những bệnh nhân tham gia nghiên cứu này cũng đã quay lại chế độ ăn uống bình thường thì chỉ số BMI cũng chỉ tăng lên 31,7 và mỡ ở màng ngoài tim cũng chỉ tăng lên 32ml. Chỉ có 4 người trong số các bệnh nhân phải sử dụng insulin vào cuối giai đoạn nghiên cứu 18 tháng.

TS Hammer cũng cho biết thêm rằng mặc dù kết quả nghiên cứu chỉ ra một chế độ ăn uống cực kỳ hạn chế calo trong thời gian ngắn có thể mang lại lợi ích sức khỏe tim mạch đối với bệnh nhân tiểu đường hơn so với thuốc nhưng những người béo phì không được khuyên nên cố gắng thay đổi chế độ ăn như vậy mà không có giám sát của bác sĩ. Ông cũng cảnh báo rằng, chế độ ăn hạn chế calo không nên áp dụng cho những người mắc bệnh về thận, bệnh tim mạch hoặc các rối loạn khác.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư:luongynguyenthiphu@gmail.com
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

Lương Y: Nguyễn Thị Phú

Điện thoại: 0906.240.900

Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình

Rau cần có tác dụng chữa bệnh tiểu đường. Theo Đông y học: Rau cần có vị ngọt, cay; tính mát; vào các kinh Phế và Vị. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, khư phong, lợi thấp, tỉnh não kiện thần, nhuận phế chỉ khái.

1. Chữa đái tháo đường

Rau cần tươi 60 g, gạo tẻ 70 ~ 100 g. 
Cách dùng: Rau cần rửa sạch, thái nhỏ, cùng gạo cho vào nồi, đổ khoảng 600 ml nước nấu thành cháo; ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Ăn khi cháo còn nóng, không nên để lâu. 
Cháo này công dụng bổ thận, thanh nhiệt, lợi tiểu, bình can nhưng tác dụng chậm – phải dùng lâu mới kiến hiệu (Thực dưỡng bổ ích bí dược lương phương).


2. Chữa suyễn thở do viêm khí quản mạn tính

Rễ rau cần 15g, kinh giới tuệ (hoa kinh giới) 6g, hoa tiêu 10 hạt, phục linh 9g, đường phèn 12g. 
Cách dùng: Rễ rau cần, hoa tiêu và phục linh sắc trước, đun sôi trong 10 phút, cho thêm kinh giới tuệ vào đun sôi thêm trong 5 phút, chắt lấy nước, hòa 6g đường phèn vào uống.
Nước thứ hai đun sôi trong 10 phút, chắt nước pha nốt 6g đường phèn vào uống. Liệu trình 10 ngày (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

3. Chữa ho gà (bách nhật khái)

Dùng toàn cây rau cần 500g, rửa sạch, vắt lấy nước cốt, thêm vài hạt muối vào, hấp cách thủy, chia 2 phần uống vào sáng sớm và buổi tối; liên tục trong nhiều ngày (Thực vật dược dụng chỉ nam).

4. Chữa ho do lao phổi

Rễ rau cần 30, rửa sạch, thái nhỏ, trộn với mật hoặc đường đỏ, xào chín, ăn, ngày 2-3 lần (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

5. Chữa cao huyết áp, tinh thần hưng phấn, đầu trướng đau, mặt đỏ bừng

Rau cần tươi 250 g, rửa sạch, chần nước sôi khoảng 2 phút, thái nhỏ, giã nát vắt lấy nước, mỗi lần uống 1 chén con, ngày 2 lần. 
Có tác dụng làm hạ huyết áp và giải trừ trạng thái căng thẳng, khó chịu. Nếu không có rau cần tươi, có thể dùng 30-60g rau cần khô (có thể thêm 12g khổ qua – mướp đắng) sắc uống. 
Cách chế rau cần khô: Rau cầu tươi chần qua nước sôi, phơi trong bóng mát cho khô, cất đi dùng dần (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

Bài thuốc dân gian từ cây rau cần ta 

6. Chữa phản vị ẩu thổ – ăn vào nôn ngược trở ra

Rễ rau cần tươi 30g, cam thảo 15g, thêm nước vào đun sôi khoảng 10 phút, chắt lấy nước, đập 1 quả trứng gà vào, ăn trứng và uống nước (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

7. Chữa viêm gan mạn tính

Rau cần tươi 200g, rửa sạch, giã, vắt lấy nước cốt, thêm 50g mật ong vào trộn đều, uống ngày 2 lần; liên tục trong nhiều ngày (Thực vật dược dụng chỉ nam).

8. Chữa viêm phế quản

Dùng gốc rau cần – liền cả rễ 100g, vỏ quít 9g, kẹo mạch nha (di đường) 30g. 
Cách dùng: Trước hết cho kẹo mạch nha vào nồi đun sôi, tiếp đó cho gốc rau cần và vỏ quít vào sao cháy, đổ thêm nước vào sắc lấy nước uống trong ngày (Thực vật dược dụng chỉ nam).

9. Chữa đi tiểu ra máu (niệu huyết)

Dùng rau cần tươi giã vắt lấy nước cốt uống, ngày 3 lần, mỗi lần một chén con (Thánh huệ phương).

10. Chữa tiểu tiện nhỏ giọt, đau nhức

Rau cần tươi bỏ lá, giã vắt lấy nước cốt, hòa với đun sôi để nguội uống (Thánh huệ phương). Hoặc dùng: Rau cần tươi 50-100g, sắc nước uống nhiều lần trong ngày, tiểu tiện sẽ thông suốt (Hồ Nam dược vật chí).

11. Chữa mất ngủ

Gốc rau cần liền cả rễ 90g, toan táo nhân 9g (sao cháy đen), sắc nước uống trong ngày (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

12. Chữa nhức đầu

Gốc rau cần liền cả rễ một nắm to, rửa sạch, giã nát, sào với trứng gà ăn ngày 2 lần (Thực vật dược dụng chỉ nam).

13. Chữa phong thấp, khớp xương chân tay viêm tấy, đau nhức

Dùng rau cầu tươi giã vắt lấy nước, thêm đường trắng vào đun sôi lên, uống thay trà trong ngày (Thực vật dược dụng chỉ nam).

14. Chữa phụ nữ kinh nguyệt trước kỳ

Dùng rau cần khô 100g, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống thường xuyên sẽ kiến hiệu (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

15. Chữa sản hậu xuất huyết

Rễ rau cần 60g, trứng gà 2 quả, cùng luộc chín, ăn trứng gà và uống nước luộc (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

16. Chữa sản hậu đau bụng

Rau khô 60g, sắc lấy nước, thêm chút đường đỏ hoặc rượu trắng vào uống lúc đói bụng (Thực vật dược dụng chỉ nam)

17. Chữa quai bị

Rau cần tươi giã nát, trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc đắp vào chỗ có bệnh (Hồ Nam dược vật chí).


Bài thuốc dân gian từ cây rau cần ta 
tìm hiểu thêm:
Ăn 4 quả trứng 1 tuần giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư:luongynguyenthiphu@gmail.com
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

Lương Y: Nguyễn Thị Phú

Điện thoại: 0906.240.900

Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình

Bệnh tiểu đường ngày càng có tỷ lệ mắc bệnh tăng mạnh. Do vậy, điều quan trọng là phải tạo ra nhận thức trong mỗi người dân về các tình trạng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
Tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa, trong đó cơ thể không sản xuất hoặc sử dụng được insulin, một loại hormone cần thiết để chuyển hóa đường, tinh bột và các thực phẩm khác thành năng lượng. Cơ thể con người phải duy trì nồng độ độ đường trong máu ở một phạm vi rất hẹp, được thực hiện bằng insulin và glucagon.

Có ba loại bệnh tiểu đường:

Bệnh tiểu đường type 1: Loại bệnh tiểu đường này thường ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Tiểu đường type 1, cơ thể không thể sản xuất insulin. Khi không có Insulin, tế bào sẽ không sử dụng được Glucose, do đó Glucose trong máu sẽ tăng rất cao. Bệnh nhân cần được tiêm insulin để sống.

Bệnh tiểu đường type 2: Đây là loại tiểu đường thường gặp nhất. Tiểu đường type 2, trong cơ thể vẫn còn sản xuất insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng nó. Điều này được gọi là đề kháng insulin. Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2.

Bệnh tiểu đường thai kỳ: Đây là dạng tiểu đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm dứt sau khi sinh. Có thể gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh tiểu đường type 2 sau này.

Tiểu đường là kết quả của lượng đường (glucose) trong máu cao do cơ thể không hấp thụ hết. Mức độ cao của đường trong máu khi lưu thông khắp cơ thể gây thiệt hại cho tất cả các cơ quan lớn, bao gồm cả mắt, tim, thận, hệ thống lưu thông máu (động mạch) và các cơ quan sinh dục của bạn.

benh-tieu-duong-chua-duoc-khong
      Ảnh minh họa

Bệnh tiểu đường có thể chữa được?

Việc kiểm soát bệnh tiểu đường phụ thuộc rất nhiều vào bệnh nhân, trách nhiệm của bệnh nhân là phải quan tâm đến chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc men. Những tiến bộ trong nghiên cứu khoa học về tiểu đường đã cung cấp những phương pháp tốt hơn để kiểm soát căn bệnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy, trách nhiệm của chúng ta là phải không được bị ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường.

Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, khoảng 85% số người mắc bệnh tiểu đường có thể được chữa trị bằng những bài tập thể dục và cải thiện chế độ ăn uống. Phần lớn bệnh nhân thường mắc bệnh tiểu đường type 2 do béo phì, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng và lối sống ít vận động.

Những người có nguy cơ mắc tiểu đường type gồm: những người béo phì, những người có vòng eo lớn, những người có người thân bị tiểu đường và những người trên 40 tuổi.

Theo các chuyên gia, bạn hãy hiểu rằng tập luyện chỉ có thể giúp bạn kiểm soát được căn bệnh. Tuy nhiên, việc kiểm soát căn bệnh này có thể dẫn tới loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng của tiểu đường. Điều này cũng gần giống như việc chữa khỏi triệt để được căn bệnh mà bất kỳ ai cũng có thể làm. Nếu như bạn đang bị bệnh tiểu đường, bạn nên bắt đầu tạo một thói quen tập luyện vào trong cuộc sống của mình càng sớm càng tốt. Hãy bắt đầu bằng cách xác định bài tập nào là hợp nhất với bạn cũng như thỏa mãn được mục đích của bạn một cách an toàn nhất có thể. Đảm bảo rằng tham khảo ý kiến chuyên gia bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào. Đồng thời, việc kiểm tra nồng độ đường huyết trước và sau khi tập luyện là một điều bắt buộc. Bạn cần phải tự tìm cách làm thế nào để xác định thời điểm an toàn nhất cho bạn để tập luyện và thời điểm nào là không nên để tránh gặp nguy hiểm.

Bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường có hiệu quả với một chế độ ăn uống tốt. Nên ăn thực phẩm có chứa tinh bột (như bánh mì, ngũ cốc, và các loại rau củ quả có chứa nhiều tinh bột như khoai tây, hạt đậu). Các chất xơ tự hòa tan được cũng đem lại hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm đáng kể hàm lượng đường trong cơ thể. Chất xơ có chủ yếu trong trái cây và rau xanh hoặc các loại hạt…Bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt và thực phẩm có đường.

Đồng thời, bạn phải thay đổi thói quen ăn uống với việc ăn thường xuyên các bữa nhỏ. Điều này có nghĩa rằng lượng đường trong máu sẽ gia tăng rất ít sau khi ăn bữa ăn nhỏ thay vì tăng lên thực sự lớn trong máu nếu bạn chỉ tập trung ăn một hoặc hai bữa ăn một ngày. Vì vậy, nên ăn nhiều các loại rau tươi và hoa quả và giảm các loại thực phẩm nhiều chất béo giảm.

Tránh ăn quá nhiều dầu và hãy thử sử dụng dầu ô liu. Những người đã bị tiểu đường nên thực hiện theo chế độ ăn uống lành mạnh còn có thể ngăn chặn sự khởi đầu của bệnh tiểu đường.

Chữa khỏi bệnh tiểu đường là mong đợi của nhiều người mắc bệnh. Các bệnh nhân khi bị tiểu đường luôn luôn có những lo lắng, thậm chí suy nghĩ tiêu cực càng làm cho bệnh lý trở nên trầm trọng hơn.

Triệu chứng bệnh tiểu đường

- Khát nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi uống nước.
khat-nuoc-trieu-chung-cua-tieu-duong

- Thường xuyên đi tiểu và thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 15-20 phút. Tuy nhiên cũng không nên vội kết luận rằng một người bị bệnh tiểu đường dựa trên triệu chứng ít này vì cũng có những nguyên nhân khác cũng gây ra đi tiểu nhiều như ăn quá nhiều đồ hải sản…
- Giảm cân hoặc tăng cân bất thường và kèm theo mệt mỏi. Điều này có thể là do các vấn đề khác như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra y tế và xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân.
- Mờ mắt. Đây là một vấn đề cần được quan tâm cẩn thận do nhiều người được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường ngay sau khi họ gặp vấn đề với tầm nhìn. Tiểu đường có thể gây ra mù tạm thời, đôi khi là mù vĩnh viễn.
- Buồn nôn, khi đó có thể người bệnh có những biểu hiện nôn đi kèm hoặc không nôn.
- Chậm hồi phục từ các vết thương. Một số người sẽ thấy rằng họ dễ dàng bị thâm tím, loét hoặc tổn thương da khi va chạm nhẹ và thường thì các vết thương này lâu lành.
- Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư:luongynguyenthiphu@gmail.com

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

Lương Y: Nguyễn Thị Phú

Điện thoại: 0906.240.900

Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình




Theo các nhà khoa học, tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường của trứng là do giàu dưỡng chất có lợi, tác động tới quá trình chuyển hóa glucose và hiệu ứng giảm viêm cao.

Đó là kết luận rút ra từ nghiên cứu dài kỳ ở nhóm đàn ông độ tuổi từ 42 đến 60 của các chuyên gia ở Đại học Eastern Finland, Phần Lan vừa công bố đầu tháng Tư vừa qua. Nghiên cứu phát hiện thấy những người ăn trứng thường xuyên thì hàm lượng đường trong máu thấp, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2 thấp hơn so với nhóm ăn ít hoặc không ăn trứng bao giờ.

Theo nghiên cứu, ăn khoảng 4 quả trứng mỗi tuần giảm được nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 tới 37% ở nam giới so với những người chỉ ăn một quả trứng mỗi tuần. Hiệu ứng này đã tính đến một số yếu tố gây nhiễu như hoạt động thể chất, trọng lượng cơ thể, thói quen hút thuốc lá và tiêu thụ trái cây, rau quả.


ăn-trung-chong-lai-benh-tieu-duong
Ăn trứng có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường
Xem thêm:
Các triệu chứng của tiểu đường type 1
Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường - Đái tháo đường

Theo các nhà khoa học, tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường của trứng là do giàu dưỡng chất có lợi, tác động tới quá trình chuyển hóa glucose và hiệu ứng giảm viêm cao.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh báo, nếu lạm dụng, ăn trên 4 quả trứng 1 tuần sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho nhóm mắc bệnh đái tháo đường týp 2.

Tiểu đường hay đái tháo đường, hoặc bệnh dư đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc-môn insulin tuyến tụy bị thiếu hụt hay suy giảm, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Khi mới mắc bệnh thường có dấu hiệu tiểu nhiều, tiểu ban đêm, nên gây khát nước. Bệnh đái tháo đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư. Đái tháo đường cũng là căn bệnh có liên quan nhiều đến lối sống, nhất là trong bối cảnh cuộc sống vật chất đang được cải thiện như hiện nay. Tỉ lệ mắc bệnh ở Ấn Độ hiện nay đã lên tới mức báo động với trên 61 triệu người mắc bệnh. Cách tốt nhất để kiểm soát bệnh đái tháo đường được thực hiện một vài thay đổi về lối sống, bao gồm chế độ ăn uống có kiểm soát và hoạt động thể chất đều đặn. Thực đơn trọng tâm đến các loại thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ biến động về đường huyết.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư:luongynguyenthiphu@gmail.com

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

Lương Y: Nguyễn Thị Phú

Điện thoại: 0906.240.900

Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình



Bệnh tiểu đường có thể đến từ những thói quen hằng ngày rất đơn giản thôi nhưng mà vô tình bạn không để ý đến. Bạn có thể kiểm tra những sự thật dưới đây để biết chính xác nguyên nhân nhé.

thoi-quen-hang-ngay-dan-den-benh-tieu-duong
Hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường để bạn luôn chủ động trong phòng tránh

1. Phát hiện sớm bệnh tiểu đường nhờ những dấu hiệu

Ở bất cứ độ tuổi nào, khi thấy các triệu chứng bất thường như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và kèm theo đó là hiện tượng sụt cân thì nên nghĩ đến bệnh tiểu đường.Các dấu hiệu trên, với mỗi người khác nhau lại có biểu hiện khác nhau. Có người có thể biểu hiện rõ cả bốn triệu chứng, nhưng cũng có người chỉ biểu hiện một, hai triệu chứng.
Do đó, khi thấy có bất kỳ một dấu hiệu nào trong bốn đấu hiện trên, bạn nên đi khám để được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết. Những dấu hiệu đáng chú ý khác như vết thương lâu lành, cảm giác kiến bò, kim châm ở đầu chi… cũng là lý do bạn nên đi khám ngay.

2. Không phải thừa cân mới có nguy cơ tiểu đường type 2

Bạn nghĩ rằng những người thừa cân, người già ít hoạt động mới mắc tiểu đường type 2, nếu không nằm trong hai trường hợp này nghĩa là bạn không có gì phải lo. Không đúng đâu nha bạn, những người trẻ và gầy cũng có nguy cơ tương tự. Khoảng 15% những người bị bệnh tiểu đường type 2 không thừa cân, nhưng cũng không có nghĩa là họ đang khỏe mạnh. Nghĩa là một người nào đó nhìn dáng vẻ bên ngoài khá khỏe mạnh, tuy nhiên lại có thể ẩn chứa những mối nguy tiềm ẩn ở bên trong nếu như người đó có thói quen sinh hoạt giống người béo phì. Điều này sẽ đặt bạn vào nguy cơ bệnh tiểu đường sẽ nặng thêm.

3. Soda “diet” có thể là một kích hoạt

soda-nguyen-nhan-gay-nen-benh-tieu-duong
Soda diet cũng có thể là một nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường
Bạn biết rằng soda là không tốt, nhưng bạn có biết rằng sở thích này cũng có thể dẫn đến nguy cơ bệnh tiểu đường phát triển. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature, tiêu thụ các chất làm ngọt nhân tạo dẫn đến hiện tượng không dung nạp glucose, thường là tiền thân của những loại bệnh nguy hiểm hơn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường type 2. Do đó, bạn nên từ bỏ sở thích độc hại này càng nhanh càng tốt nhé.

4. Thói quen uống cà phê có thể giúp ích cho bạn?

ca-phe-giam-nguy-co-mac-benh-tieu-duong

Uống cà phê đúng lượng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Trong một nghiên cứu từ Harvard School of Public Health, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những người tiêu thụ 4-6 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm 29-54% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2.
Thế nhưng, trước khi bạn bắt đầu nâng mức tiêu thụ caffeine của mình, hãy nhớ rằng đơn vị tính bằng tách và không phải bất cứ loại cà phê nào cũng mang đến lợi ích này. Cà phê tan có tác dụng giảm nguy cơ tiểu đường, trong khi đó cà phê phin lại không có tác dụng nhiều lắm trong việc ngăn ngừa bệnh. Bệnh nhân tiểu đường cũng nên lựa chọn loại cà phê đen, không có kem và đường. Nếu bạn không thích uống cà phê đen, có thể thêm sữa tách kem và loại đường dành cho bệnh nhân tiểu đường.

5. Nguy cơ tăng nếu bạn không ăn sáng

Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có thời gian làm việc 8 tiếng một ngày đôi khi bỏ bữa sáng sẽ có nguy cơ cao hơn 54% được chẩn đoán với bệnh tiểu đường type 2 so với những người duy trì bữa ăn này hằng ngày.

Nhiều người quan niệm rằng bớt đi bữa sáng sẽ giúp cho quá trình giảm cân mau chóng có kết quả. Nhưng sự thật là khi bạn ngủ, mức insulin duy trì ở trạng thái ổn định, và khi bạn không ăn vào buổi sáng, mức insulin của bạn giảm xuống và sau đó mức insulin sẽ tăng đột ngột khi bạn ăn bữa trưa. Điều này nếu được duy trì liên tục sẽ gây ra hiện tượng kháng insulin – nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ tiểu đường type 2.

6. Giấc ngủ và những căng thẳng cũng có nguy cơ mắc bệnh

Giấc ngủ và căng thẳng cũng chính là những yếu tố nguy cơ. Căng thẳng mãn tính có thể làm cho lượng đường trong máu tăng vọt. Nếu thường xuyên ngủ ít hơn sáu giờ có thể tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tiểu đường. Do đó, cùng với việc ăn uống tốt và tập thể dục lành mạnh, một nguồn thư giãn lý thú và ngủ đủ giấc cũng sẽ giữ mức đường của bạn luôn ở trạng thái cân bằng.

7. Bạn có thể tự đánh giá nguy cơ của bản thân

Xét nghiệm máu là cách chắc chắn duy nhất để dự đoán nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn. Bạn có thể trang bị một chiếc máy đo đường huyết để thực hiện những lúc cơ thể mệt mỏi và bạn nghi ngờ nguyên nhân là do đường huyết không ổn định.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư:luongynguyenthiphu@gmail.com

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

Lương Y: Nguyễn Thị Phú

Điện thoại: 0906.240.900

Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình