Thursday, December 31, 2015


Đái tháo đường, một căn bệnh đáng sợ của xã hội hiện đại bởi như một loại vi trùng, bệnh nhanh chóng “lây lan” ra khắp cộng đồng. Có một số loại thực phẩm trị tiểu đường rất tốt bạn nên biết vì dinh dưỡng đóng 1 vai trò hết sức quan trọng trong quá trình điều trị bệnh này.

Thực phẩm trị tiểu đường


Đái tháo đường là bệnh mạn tính gây tổn hại sức khỏe, chi phí tốn kém do nhiều biến chứng nặng nề. Hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi hẳn bệnh đái tháo đường nhưng 80% trường hợp ở tuýp 2 có thể phòng tránh được bằng tăng cường hoạt động thể lực và chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh đái tháo đường nên dùng hàng ngày:
1. Táo trị tiểu đường

các loại thực phẩm có công dụng trị tiểu đường

Nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan cho thấy nam giới bj bệnh tiểu đường nhưng thường xuyên ăn táo và những thực phẩm chứa nhiều quercetin có tỷ lệ tử vong vì bệnh này và bệnh tim mạch thấp hơn 20% so với những người mắc bệnh nhưng ít hoặc không thường xuyên ăn táo.

Quercetin còn chứa nhiều trong những thực phẩm như hành tây, cà chua, các loại rau xanh…

2. Nhục quế (vị thuốc Đông y)


Trung tâm nghiên cứu Dinh dưỡng Mỹ phát hiện ăn nhục quế thường xuyên và liên tục sẽ kích thích lượng đường trong máu nhanh chóng chuyển hóa thành năng lượng.

Họ đã tiến hành thực nghiệm trong suốt 40 ngày trên một nhóm tình nguyện viên. Kết quả cho thấy việc dùng nhục quế hàng ngày sẽ giúp đường huyết của người bệnh ổn định, đặc biệt là sau bữa ăn, lượng đường không tăng quá nhanh. Tình trạng tim mạch cũng được cải thiện rõ rệt.

3. Cam, quýt


các loại thực phẩm có công dụng trị tiểu đường

Cơ thể những người mắc tiểu đường thường thiếu vitamin C, do đó cần thường xuyên bổ sung loại vitamin này. Tuy nhiên, nên hạn chế việc dùng những viên nén vitamin C để bồi bổ cơ thể mà nên tận dụng nguồn vitamin C có sẵn trong những thực phẩm tự nhiên như cam, quýt…

4. Cá, tôm, thịt nạc


Thịt nạc không chỉ chứa ít chất béo bão hòa mà còn có một lượng chất đạm dồi dào, có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, bệnh nhân đái tháo đường nên ăn thịt nạc hàng ngày. Cá bơn, cá trích, cá hồi, cá rô phi, cá mòi, cá ngừ, sò điệp, tôm, sò, thịt gia cầm (bỏ da) và thịt thăn chính là những nguồn protein lý tưởng cho những người bệnh đái tháo đường.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com



Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường đang ngày một gia tăng trong cuộc sống hiện đại, và nó để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Cần phải có những biện pháp phòng bệnh tiểu đường từ sớm để tránh gặp bị bệnh và các biến chứng nguy hiểm khi không điều trị kịp thời.

Tiểu đường là một bệnh mạn tính, có tác động của yếu tố di truyền, do hậu quả của sự thiếu hụt insulin (một loại hóc môn do tụy hay còn gọi là lá mía của người tiết ra). Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường ở trong máu và các rối loạn chuyển hóa khác

Phòng bệnh tiểu đường


Ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều loại thức ăn hài hòa cân đối mỗi ngày Nên ăn hoa quả, rau xanh trước bữa ăn hằng ngày sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Chia sẻ phương pháp phòng bệnh tiểu đường

  • Hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, uống nước ngọt, thịt đỏ (ví dụ thịt bò) và các loại thức ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích…
  • Ăn nhiều ngũ cốc. Ngũ cốc nguyên hạt không chỉ có thân hình đẹp mà còn làm giảm nguy cơ ung thư vú, tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao và đột quỵ.
  • Vận động: Tập thể dục 1 giờ một ngày. Đi bộ đến mức có thể. Các nhà khoa học Phần Lan nhận định, luyện tập khoảng 4 tiếng mỗi tuần, tức 35 phút mỗi ngày, kết quả là giảm được 80% nguy cơ tiểu đường.
  • Hạn chế đi xe: Chúng tôi không muốn nói là bạn không được đi xe nữa nhưng hãy hạn chế việc phụ thuộc vào xe quá nhiều mà không vận động bằng cách đi bộ hoặc đạp xe mỗi ngày.
  • Hãy tận dụng mọi lúc mọi nơi để đi bộ như tránh đi thang máy mà thay vào đó hãy đi thang bộ hoặc để xe ở một nơi xa chỗ làm và đi bộ đến đó… Bên cạnh việc cắt giảm calo thì tập luyện cũng có thể giúp bạn giảm cân và sử dụng insulin trong cơ thể hiệu quả hơn.
  • Tạo ra một cuộc sống tình cảm lành mạnh: Theo các nhà khoa học Đức, những người có hôn nhân hạnh phúc có nồng độ đường huyết khỏe mạnh hơn rất nhiều so với những người độc thân hay những gia đình không hạnh phúc. Điều này có ý nghĩa rất lớn, giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường và các bệnh liên quan khác
  • Ngủ đủ 8 tiếng một ngày: Những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm thì có nguy cơ tiểu đường cao gấp đôi, còn người ngủ quá 8 tiếng thì lại tăng nguy cơ gấp 3. Để có giấc ngủ ngon buổi tối, không mang công việc ở cơ quan về nhà, không xem tivi quá khuya.
  • Giảm cân : Giảm trọng lượng cơ thể là cách đơn giản nhất để đưa bạn ra khỏi vòng nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường. Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao nhất mắc căn bệnh này.
Theo các bác sĩ, ngay cả đối với bệnh tiểu đường type 2, chúng ta cũng có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh bằng cách giảm cân. Điều quan trọng là bạn kiểm soát được lượng calo bổ sung vào cơ thể mỗi ngày và chăm chỉ tập luyện thể thao đều đặn.

Làm bạn với cà phê: Bạn có thể không tin nhưng cà phê lại thực sự giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường rất tốt. Một số nghiên cứu cho thấy, cà phê hoặc đúng hơn là caffeine có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường một cách an toàn. Chúng ta nên uống đều đặn 1 ly cà phê mỗi sáng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Khám bệnh thường xuyên: Cách phòng và chữa trị bệnh tiểu đường dễ dàng nhất là khám bệnh thường xuyên để phát hiện bệnh sớm. Bạn cần phải biết lượng đường trong máu bạn như thế nào, đặc biệt là trong gia đình bạn đã có người bị tiểu đường. Hãy xét nghiệm máu định kỳ và làm theo những lời khuyên của bác sĩ để phòng bệnh tốt nhất.

Người có các biểu hiện như: thường xuyên khát, uống nước liên tục, đi tiểu thường xuyên, nhanh đói dù ăn nhiều, sụt cân, người mệt mỏi, thị lực giảm, đau bụng… thì cần nghĩ đến bệnh tiểu đường, nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com

Wednesday, December 30, 2015


Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là căn bệnh phổ biến của xã hội hiện nay. Đường huyết nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy thận, đục thủy tinh thể, cụt chi…

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là căn bệnh phổ biến của xã hội hiện nay. Đường huyết nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy thận, đục thủy tinh thể, cụt chi… Một chế độ dinh dưỡng hợp lý được coi là biện pháp hữu hiệu phòng ngừa và kiểm soát đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện để có được những lời khuyên từ những chuyên gia cho tình trạng bệnh của mình. Hãy tham khảo bài viết sau để có thể chủ động lên cho mình một thực đơn giúp “ăn no, đủ chất, nhưng đường huyết không tăng”.

 Hướng dẫn xây dựng thực đơn cho người tiểu đường
Người bệnh tiểu đường nên ăn tăng cường các loại rau củ quả ít ngọt.
Cách tính nhu cầu năng lượng hàng ngày

Nhu cầu năng lượng của người bệnh tiểu đường được các chuyên gia tính toán dựa trên chỉ số cân nặng lý tưởng (CNLT), giới tính và cường độ vận động, lao động. Người có cường độ lao động mạnh sẽ cần nhiều năng lượng hơn, nam cần nhiều năng lượng hơn nữ…

Trong đó, cân nặng lý tưởng (kg) được tính = (Chiều cao (cm) – 100) x 0,9

Từ việc xác định được CNLT, cường độ lao động… có thể tính ra nhu cầu năng lượng người bệnh cần trong ngày theo bảng sau:

 Hướng dẫn xây dựng thực đơn cho người tiểu đường

Ví dụ: Bạn là nam cao 1,7 m và có cường độ lao động trung bình thì CNLT = (170-100) × 0.9 = 63 kg.

Và, nhu cầu năng lượng hàng ngày là 63 x 35 Kcal/kg/ngày = 2,205 Kcal/ngày.
Hướng dẫn xây dựng thực đơn cho người bệnh

Từ việc tính toán lượng calo cần thiết cho cơ thể, việc xây dựng thực đơn cho bệnh tiểu đường phải luôn đảm bảo các yêu cầu giúp ổn định lượng đường huyết, bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường…

Bữa sáng: Nên bao gồm các thực phẩm cân bằng các chất dinh dưỡng bao gồm tinh bột, hoa quả và protein. Hoặc cũng có thể ăn sáng nhẹ nhàng bằng một tô phở hoặc miến, mì.

Bữa trưa: Cần bổ sung nhiều rau xanh như bí đao, cà chua, ớt đỏ, cải xanh và dưa chuột. Để bổ sung protein, tốt nhất nên dùng thịt nạc thăn, thịt gà thì nên bỏ da.

Bữa tối: Bữa tối có thể bổ sung protein bằng các loại cá và đậu phụ. Rau xanh có thể sử dụng măng tây, súp lơ xanh, đậu Hà Lan, cà chua vì đây là những thực phẩm chứa nhiều các chất có lợi cho người tiểu đường như: chất chống oxy hóa, magie tốt cho tim mạch, giúp đào thải cholesterol ra ngoài.
Bảng thành phần dinh dưỡng của một số thực phẩm trong 100g

 Hướng dẫn xây dựng thực đơn cho người tiểu đường

Ngoài việc áp dụng thực đơn ăn kiêng, trong chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày người bệnh cũng cần lưu ý một số điểm sau:

- Nên chia thành nhiều bữa nhỏ, không bao giờ bỏ bữa ăn.

- Kiêng ăn uống các loại thực phẩm ngọt có chứa đường hấp thu nhanh như bánh kẹo, mứt, nước có gas, trái cây khô… và hạn chế ăn các loại thức ăn giàu tinh bột như cơm, mì, hủ tiếu, cháo…

- Tăng cường ăn rau, củ và các loại quả ít ngọt như thanh long, bưởi, cam , mận, sơri…

- Không ăn các loại da, phủ tạng động vật. Nên ăn cá nhiều hơn thịt, chú ý ăn các loại cá ít mỡ.

- Sử dụng thêm một số sản phẩm thực phẩm chức năng từ thảo dược giúp ổn định và kiểm soát đường huyết, giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com

Tuesday, December 29, 2015

Có gần 21 triệu người Mỹ mắc bệnh đái tháo đường, nhiều người có thể rất ngạc nhiên khi biết về các biến chứng phức tạp gắn liền với bệnh này. Nghiên cứu chỉ ra rằng có sự gia tăng đáng kể bệnh về nướu/lợi ở những người bị bệnh đái tháo đường, thêm vào đó bệnh nha chu nặng được đưa vào danh sách những biến chứng đi kèm với bệnh đái tháo đường như đau tim, đột quỵ và bệnh về thận.


benh-tieu-duong
Hình minh họa. internet
Có sự tác động qua lại hai chiều?

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh nha chu nặng và đái tháo đường là mối liên hệ 2 chiều. Không chỉ những người bị đái tháo đường dễ bị mắc bệnh nha chu nặng, mà những người bị bệnh nha chu nặng cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến kiểm soát đường huyết và làm bệnh đái tháo đường tiến triển nặng hơn . Nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị đái tháo đường thì có nguy cơ có các vấn đề sức khỏe răng miệng cao hơn, như viêm nướu/lợi (giai đoạn đầu của bệnh nha chu) và viêm nha chu (bệnh viêm nướu/lợi nặng). Những người bị đái tháo đường có nguy cơ cao về bệnh viêm nướu/lợi nặng bởi họ dễ bị nhiễm khuẩn và giảm khả năng đề kháng vi khuẩn tấn công vào nướu.

Báo cáo của Khoa Phẫu Thuật Sức Khỏe Răng Miệng nhận định rằng sức khỏe răng miệng tốt cần thiết cho sức khỏe toàn thân. Vì vậy hãy chải răng và dùng chỉ tơ nha khoa đúng cách và đến nha sĩ khám răng định kỳ.

Nếu tôi mắc bệnh đái tháo đường, tôi có nguy cơ bi các vấn đề răng miệng?

Nếu đường huyết của bạn không được kiểm soát tốt, bạn càng có nguy cơ phát triển bệnh viêm nướu/lợi nặng và nguy cơ mất răng cao hơn những người không bị đái tháo đường. Tương tự như các trường hợp nhiễm khuẩn, bệnh viêm nướu/lợi nặng có thể là yếu tố nguyên nhân làm tăng đường huyết và làm cho bệnh đái tháo đường trở nên khó kiểm soát hơn.

Những vấn đề răng miệng khác đi kèm với đái tháo đường bao gồm: nấm miệng, là sự nhiễm và phát triển của nấm trong miệng, và khô miệng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau, loét, nhiễm trùng và sâu răng.

Cách nào giúp tránh những vấn đề răng miệng liên quan đến đái tháo đường?

Đầu tiên là kiểm soát mức đường huyết. Sau đó, thực hiện chăm sóc răng và nướu/lợi, cùng với kiểm ra răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng. Để kiểm soát viêm nhiễm nấm miệng hãy duy trì tốt sự kiểm soát đái tháo đường, tránh hút thuốc và tháo rửa răng giả (nếu có) mỗi ngày. Kiểm soát đường huyết tốt còn giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt khô miệng gây bởi đái tháo đường.

Tôi được gì khi đi khám răng? Tôi có nên báo cho nha sĩ là tôi bi đái tháo đường không?

Những người bị đái tháo đường có những nhu cầu đặc biệt và nha sĩ được trang bị để đáp ứng nhu cầu của họ – với sự hợp tác từ phía họ. Hãy thông báo cho nha sĩ của bạn biết bất cứ sự thay đổi nào trong tình trạng bệnh và bất cứ loại thuốc nào bạn đang uống. Bất cứ điều trị nha khoa nào không khẩn cấp phải hoãn lại nếu đường huyết của bạn không được kiểm soát tốt.
 Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com

Monday, December 28, 2015


Tập thể thao có thể giúp người đái tháo đường hạn chế nguy cơ biến chứng tim mạch. Tuy nhiên, người bệnh cũng gặp phải nguy hiểm nếu tập luyện quá mức.

chế độ sinh hoạt tập luyện với bệnh nhân tiểu đường



Lợi ích của việc tập thể dục:


Tập luyện thường xuyên làm gia tăng nồng độ HDL (loại cholesterol tốt), gia tăng sự tiêu hao năng lượng, giúp giảm trọng lượng cơ thể ở bệnh nhân béo phì.
Quá trình tập luyện còn giúp tăng hưng phấn, giảm được áp lực bệnh tật và công việc, hạn chế tình trạng stress.

chế độ sinh hoạt tập luyện với bệnh nhân tiểu đường
Tập thể dục đều đặn giúp giảm nồng độ đường trong máu

Tập thể dục đều đặn còn có tác dụng cao hơn đối với người có chế độ ăn với lượng calo vừa phải, nhưng sẽ ít hoặc không có tác dụng nếu bệnh nhân áp dụng chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường với lượng calo thấp (khoảng 600- 800kcal/ngày).

Hoạt động thể lực đều đặn ở người bệnh đái tháo đường có thể giảm nồng độ đường máu cả trong và sau khi tập luyện.

Tập luyện còn giúp cơ thể tăng độ nhạy với insulin máu, do vậy nhu cầu insulin bổ sung hằng ngày có thể được giảm đi. Đây là tác dụng rất quan trọng với bệnh nhân đái tháo đường týp 2, vì tình trạng giảm độ nhạy với insulin là nguyên nhân chính gây tăng đường huyết ở người bệnh.

Mặt hại của tập luyện với bệnh tiểu đường cần lưu ý

Nếu tập luyện quá mức, không phù hợp với sức khỏe sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm đối với bệnh nhân đái tháo đường. Đó là cơn hạ đường huyết có thể xuất hiện ngay trong lúc tập hoặc sau khi kết thúc bài tập.

Thậm chí ở một số bệnh nhân đái tháo đường týp 1, nguy cơ này có thể xảy ra muộn, sau thời điểm tập là 6 - 14 giờ, thậm chí là 24 giờ nếu cường độ tập nặng và lâu.

Ngược lại, một số bệnh nhân lại bị tăng đường huyết sau khi tập vài giờ, bệnh nhân đái tháo đường týp 1 có hiện tượng này sẽ bị rơi vào tình trạng nhiễm toan ceton. Triệu chứng thường gặp nhất là hạ đường huyết xảy ra ở bệnh nhân đang điều trị insulin hoặc đang dùng thuốc hạ đường huyết.

Một số bệnh nhân lại do ăn kiêng quá mức làm cho cơ thể không đủ năng lượng hoạt động hoặc do tự ý tăng liều insulin mà không theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Lúc này người bệnh sẽ có các biểu hiện như đói, run tay chân, vã mồ hôi, thậm chí hôn mê...

Các cơn đau thắt ngực, loạn nhịp tim thậm chí là nhồi máu cơ tim cũng có thể xuất hiện. Bên cạnh đó, các biến chứng khác cũng có thể trầm trọng thêm như gây xuất huyết đáy mắt hoặc làm bong võng mạc ở những người đã có biến chứng đáy mắt giai đoạn 3.

Sự tiêu hao năng lượng trong luyện tập làm mất thêm chất đạm qua nước tiểu và làm trầm trọng bệnh lý thận do đái tháo đường gây ra. Đối với những người bị thoái hóa khớp, việc tập luyện quá mức có thể làm tổn thương khớp.
Lời khuyên:

Những nguy cơ xảy ra là do người bệnh tập luyện quá mức sức khỏe của mình, trong số đó có người còn dùng quá liều thuốc hạ đường huyết hay ăn uống kiêng khem quá mức, dẫn đến cơ thể bị mất sức khi tập luyện. Một số người lại vận dụng một cách quá máy móc các bài tập, không kể lúc khỏe, lúc mệt.

Bài tập phù hợp nhất cho người đái tháo đường là đi bộ hằng ngày, vào buổi sáng và chiều mát, mỗi lần đi khoảng 30 phút. Người bệnh phải chọn giày vải mềm. Trong khi tập luyện nếu thấy dấu hiệu hoa mắt chóng mặt cần ngừng tập ngay lập tức.

thể thao đối với bệnh nhân đái tháo đường
Hằng ngày nên đo đường huyết để có sự điều trị và tập luyện phù hợp.

Những người mới mắc bệnh hay bệnh được kiểm soát tốt cũng không nên tham gia những môn thể thao đòi hỏi nhiều sức như đá bóng, chạy việt dã, tập tạ...

Bên cạnh tập luyện, người bệnh phải có một chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường phù hợp với bệnh của mình

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com



Em bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, vậy bác sĩ cho em hỏi em nên ăn rau gì và kiêng ăn rau gì ạ? (Nguyễn Thủy Tiên, 30 tuổi, Bắc Ninh)

dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường


Trả lời:

Phân loại rau củ quả


Rau củ quả được chia làm 2 nhóm: giàu tinh bột và không có tinh bột. Rau củ quả giàu tinh bột như khoai tây, ngô chứa nhiều carbohydrate và làm tăng nồng độ đường trong máu dễ dàng hơn. Rau củ quả không có tinh bột ngược lại có rất ít carbohydrate là sự lựa chọn tốt cho bữa ăn của người bệnh tiểu đường vì nó giúp ổn định đường huyết trong máu.

dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường
Những loại rau củ quả an toàn với người bệnh tiểu đường

Lựa chọn tốt nhất cho người bệnh tiểu đường khi ăn rau quả là gì


Nhìn chung, bạn có thể thưởng thức hầu hết các loại rau xanh thông thường, hầu như tất cả các loại rau xanh chứa rất ít carbohydrate và có giá trị GI – Glycaemic (chỉ số đường huyết của thức ăn – phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết) rất thấp. Sau đây là danh sách các loại rau quả không tinh bột thông thường:
– Các loại củ, quả: cà rốt, su su, dưa chuột, cà tím, cà chua,…
– Rau xanh: rau dền, rau muống, một số rau họ cải như cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải,…
– Một số loại rau ăn sống: rau xà lách, rau diếp,…
– Một số loại rau khác như: cần tây, hành tây, tỏi tây, bông atiso, giá đỗ, măng tây, nấm,…
Những loại rau quả cần tránh đối với người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cần tránh hoặc hạn chế sử dụng một số rau quả có hàm lượng carbohydrate cao có thể gây tăng đường máu như: khoai tây, khoai lang, khoai từ, khoai mỡ,…hay một số cây họ đậu tuy không có vị ngọt nhưng có chứa khá nhiều tinh bột cũng là những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên hạn chế.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com

Saturday, December 26, 2015


Tôi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 gần 3 năm nay, đã trị nhiều nơi và nhiều loại thuốc tây nhưng không bớt, xin hỏi có thể điều trị bệnh này bằng những bài thuốc y học cổ truyền được không? Rất mong được chỉ giúp.

phương pháp điều trị tiểu đường


Trả lời

Bệnh tiểu đường là căn bệnh đứng hàng thứ năm về nguyên nhân gây tử vong và hàng thứ ba về mặt biến chứng. Chế độ ăn đúng là cách điều trị hiệu quả đối với căn bệnh này.
Thực đơn bài thuốc đơn giản

- Bài 1: Táo đỏ 7 quả, kén tằm 7 cái, cho nước vào sắc đặc, uống làm vài lần.
- Bài 2: Cọng rau muống 60g, râu ngô 30g rửa sạch, cho cả vào nước sắc lấy nước uống.
- Bài 3: Thịt dê 250g, phổi dê 1 bộ, rửa sạch, cho nước vào nấu, uống canh. 
- Bài 4: Rau cần 500g, rửa sạch, giã nát, lấy vải màn sạch vắt lấy nước, nấu sôi, uống ngày 2 lần.

phương pháp điều trị tiểu đường
Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ rau cần

- Bài 5: Tuỵ lợn 1 cái, 3 quả trứng gà , rau chân vịt 60g. Tuỵ lợn rửa sạch, thái miếng mỏng, nấu chín (không cho muối). Sau đó cho trứng gà, rau chân vịt vào ăn, ăn cả nước lẫn cái, ngày ăn 1 lần. 
- Bài 6: Cà chua 20g, vỏ dưa hấu 15g, vỏ bí xanh 15g, bột qua lâu (phấn hoa) 15g, cho vào nấu nước uống.
- Bài 7: Sinh tố tổng hợp: ớt ngọt xanh 1 quả, mướp đắng 1/2 quả, dưa chuột 1 quả, rau cần vài cọng. Rửa sạch các loại rau trên, xắt đoạn. Cho rau vào máy xay, xay thành nước sinh tố. Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều sẽ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.
- Bài 8: Lá khoai lang 50g, bí đao 200g, hành, bột gừng mỗi thứ một ít, muối, mì chính vừa đủ. Lá khoai lang rửa sạch, ngắt bỏ cuống, thái nhỏ. Bí đao rửa sạch, gọt vỏ thái miếng nhỏ. Cho bí đao vào đảo qua dầu, thêm ít nước, tra hành, gừng, đun nhỏ lửa trong 30 phút. Cho lá khoai vào nấu chín, nêm muối, mì chính. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết.
- Bài 9: Mướp đắng hầm đậu phụ:

phương pháp điều trị tiểu đường
Canh mướp đắng rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Mướp đắng 200g, đậu phụ 180g, hành, muối, xì dầu mỗi thứ một ít. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột, thái lát. Cho dầu xào chín, tra muối, xì dầu, hành. Đổ nước vừa đủ, cho đậu phụ vào cùng nấu chín. Mướp đắng chứa hợp chất có tác dụng tương tự như insulin, giúp hạ đường huyết rõ rệt.

Ngoài ra bạn có thể dùng trà cỏ ngọt để uống hàng ngày sẽ giúp bạn cân bằng đường huyết. Tuy nhiên chúng ta nên lưu ý rằng tại sao lượng đường huyết trong cơ thể chúng ta không được cân bằng ? Tất cả là do chức năng của một cơ quan tiêu hóa quan trọng đó là tụy. Dùng thuốc hay thực phẩm để cân bằng đường huyết chỉ giải quyết được triệu chứng ,nếu không chữa tụy thì cả đời chúng ta phải uống thuốc duy trì và kiêng cữ nghiêm ngặt về ăn uống.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com


Gần đây em thấy cơ thể có sự khác thường như hay khát nước và hay đi tiểu nhiều , em lo là mình bị mắc bệnh đái tháo đường, bác sĩ có thể cho em biết khi nào thì biết mình mắc bệnh đái tháo đường không ạ?

nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Trả lời:

Bạn Qúy thân mến! Có 3 tiêu chí để chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường như sau:

- Đường huyết tương lúc đói (tối thiểu là 8 giờ sau ăn): >7 mmol/L (>126 mg/dl).

- Đường huyết tương giờ thứ hai sau nghiệm pháp tăng đường máu: > 11,1 mmol/L (>200 mg/dl).

- Đường huyết tương ở thời điểm bất kỳ: >11,1 mmol/L (> 200 mg/dl), kèm theo các triệu chứng uống nhiều, đái nhiều và gầy sút.

Như vậy, việc chẩn đoán bệnh đái tháo đường phải được thực hiện ở các cơ sở y tế và được bác sĩ chuyên khoa kết luận. Bệnh nhân có thể mắc một trong 2 thể:
- Đái tháo đường type 1:

Là bệnh tự miễn dịch mãn tính. Quá trình gây bệnh là quá trình huỷ hoại các tế bào bêta tiết ra insulin. Hậu quả là cơ thể thiếu hoặc không còn insulin trong máu. Đối với loại này, khi điều trị buộc phải dùng insulin.
- Đái tháo đường type 2:

Là tình trạng cơ thể yêu cầu phải có một lượng insulin ngoại lai đưa vào để duy trì sự chuyển hóa bình thường. Người bệnh không thể tránh khỏi biến chứng cấp tính hoặc mãn tính. Trong đó:

+ Biến chứng cấp tính xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh, triệu chứng lâm sàng đa dạng như hạ đường máu, hôn mê… Loại biến chứng này đe doạ tính mạng người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.

+ Biến chứng mạn tính xảy ra liên tục và không dễ nhận thấy. Nó phá huỷ cơ thể người bệnh và khi phát hiện lâm sàng thì biến chứng đã ở giai đoạn muộn. Một số triệu chứng thường gặp là mạch máu lớn, tổn thương mạch, bất lực hoặc rối loạn tình dục… Ngày nay, đái tháo đường type 2 có thể phòng ngừa được.

Với trường hợp của bạn Qúy, chúng tôi chẩn đoán bạn bắt đầu có các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, tuy nhiên, để chính xác hơn bạn nên đến bệnh viện cơ sở gần nhất để kiểm tra nồng độ đường huyết trong máu của mình và để có những biện pháp thích hợp để điều trị nếu như bạn đã mắc bệnh.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com

Friday, December 25, 2015

Tiểu đường là một tình trạng bệnh lý do sự rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hooc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể khiến lượng đường trong máu luôn cao. Tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa và có thể gặp ở trẻ em. Gọi là bệnh tiểu đường ở trẻ em.


Tinh bột trong thực phẩm được chuyển hóa thành glucose, biến đổi thành năng lượng chính mà cơ thể chúng ta sử dụng. Quá trình chuyển hóa này xảy ra trong ruột và trong gan của chúng ta.

Insulin và nhiều enzym khác nữa, xúc tác cho quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể. Các ennzym  này do các cơ quan khác nhau trong cơ thể sản xuất ra. Insulin chủ yếu do tuyến tụy tiết ra mà cụ thể là do các tế bào của đảo tụy. Khi đủ insulin, Glucose có trong máu mới được chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Vai trò chính của insulin là giúp di chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể, đặc biệt là đường vào các tế bào của các mô trong cơ thể. Khi lượng đường trong máu tăng lên, các tuyến tụy để tăng tiết insulin nhiều hơn.

Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào beta, đặc biệt các tế bào sản xuất insulin. Trong thời gian dài liên tục từ vài tháng tới một năm, các tế bào beta ngừng hoạt động, chỉ còn một lượng ít tế bào beta, tuyến tụy không thể sản xuất tất cả các insulin mà cơ thể cần dẫn tới bệnh tiểu đường.
kiến thức bệnh tiểu đường trẻ nhỏ
Ảnh minh họa.
Tiểu đường ở trẻ em thường xảy ra ở độ tuổi nào?

Có hai loại chính là bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Trẻ em và thanh thiếu niên thường mắc tiểu đường tuýp 1, hay còn được gọi là “bệnh tiểu đường vị thành niên”. Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi các tế bào tiểu đảo trong tuyến tụy bị không hoạt động tốt, sản xuất không đủ insulin cung cấp cho cơ thể.

Tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở độ tuổi 5 -12, nhưng có một số trẻ mắc bệnh tiểu đường từ rất sớm.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gây ra bởi tình trạng thừa cân. Trước kia, hầu như tất cả các bệnh nhân tiểu đường loại II đều là người lớn. Ngày nay, không chỉ có người lớn mà nhiều trẻ đang mắc căn bệnh này. Hoạt động quá ít và ăn quá nhiều thức ăn giàu calo hoặc ăn đồ ăn nhanh dễ dàng cho trẻ em để tăng cân.

Trẻ em thừa cân, béo phì, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại II, có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường loại II. Giữ cân nặng phù hợp, chế độ ăn đủ dinh dưỡng, hợp lý, cân đối các thành phần và hoạt động hàng ngày có thể giúp kiềm chế hoặc thậm chí ngăn ngừa căn bệnh này.

Nguyên nhân gây tiểu đường ở trẻ em

- Một phần đó là do các gen đứa trẻ nhận được từ cha mẹ.
- Có trẻ bị mắc bệnh do nhiễm trùng gây ra do virut.
- Một số trường hợp, khi bị nhiễm khuẩn, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ chống lại vi khuẩn. Thay vì chỉ chống lại vi khuẩn, hệ thống miễn dịch đồng thời chống lại cả các tế bào sản xuất insulin trong đảo tụy. Khiến cho chức năng sản xuất insulin của tụy không còn đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.

Biện pháp phòng ngừa tiểu đường ở trẻ em

Để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho trẻ, các mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Ăn nhiều loại trái cây tươi và rau quả, các loại hạt, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và các loại ngũ cốc và thực phẩm từ sữa ít chất béo. Uống nước thường xuyên.
- Cung cấp nhiều chất xơ, nó có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.
- Tránh ăn thức ăn nhanh và thức ăn làm sẵn hoặc đóng hộp.
- Hạn chế thức ăn có đường và đồ uống để tránh thêm calo gây tăng cân.
- Luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày từ 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày.

Tiểu đường là một bệnh điều trị không phải là đơn giản, dù là tiểu đường tuýp 1 hay là tuýp 2. Điều quan trọng là bản thân người mắc bệnh, hiểu về bệnh, ý thức được những điều cần làm. Nhưng là trẻ nhỏ, thì việc tuân thủ chế độ điều trị càng khó khăn. Các cha mẹ cần tìm hiểu đầy đủ các thông tin về bệnh, để có kế hoạch chăm sóc cho trẻ chu đáo. Trẻ nhỏ, cha mẹ phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn của trẻ. 

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com

Tiểu đường (đái tháo đường) là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.


Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v. 
thiết bị hỗ trợ điều trị tiểu đường
Kiểm tra đường huyết là một việc làm thường xuyên của bệnh nhân tiểu đường

Tiểu đường là bệnh mãn tính và cần điều trị suốt đời. Để đạt được kết quả tốt người bệnh không những cần có chế độ ăn uống, tập thể thao hợp lý mà còn cần sự hỗ trợ của một số thiết bị y tế. Theo các chuyên gia y tế, có 4 loại thiết bị y tế giúp kiểm soát, theo dõi bệnh tiểu đường tốt nhất.

Thiết bị quan trọng nhất cần phải có: máy đo đường huyết: 
thiết bị hỗ trợ điều trị tiểu đường
Máy đo đường huyết HEA-221
Chẩn đoán bệnh tiểu đường bằng định lượng đường máu huyết tương:
Tiểu đường: Đường máu lúc đói ≥ 126 mg/dl (≥ 7 mmol/l) thử ít nhất 2 lần liên tiếp. Đường máu sau ăn hoặc bất kỳ ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l).
- Mục tiêu đường huyết của người bệnh ĐTĐ trước bữa ăn là từ 3,9-7,2 mmol/l và sau bữa ăn (2 giờ) là dưới 10 mmol/l. Đây được coi là vùng đường huyết an toàn để tránh bị các biến chứng của ĐTĐ. Tuy nhiên, khi đường huyết nằm ngoài khoảng trên (ví dụ 8,0 – 15,0mmol/l) thì nhiều BN cũng không thấy có biểu hiện gì đặc biệt. Vì thế, nếu không đo đường huyết định kỳ thì họ sẽ không thể biết mình đã rơi vào vùng đường huyết nguy hiểm, đặc biệt là khi đường huyết bị hạ quá thấp < 3,0mmol/l.

- Những BN ĐTĐ mới được chẩn đoán, đường huyết còn cao hoặc mới thay đổi chế độ điều trị thì cần đo đường huyết 2-4 lần/ngày. Còn khi đường huyết đã được kiểm soát tốt thì cũng cần đo ít nhất 2 lần/tuần. Lưu ý là khi bị ốm, sốt hay tiêu chảy… thì người bệnh ĐTĐ cần đo đường huyết nhiều lần hơn. Đặc biệt, khi có cảm giác đói nhiều thì cần thử ngay xem có đúng bị hạ đường huyết không và hạ đến mức nào.

- Lưu ý khi chọn máy đo đường huyết cá nhân:
Trên thị trường có nhiều loại máy đo đường huyết cá nhân khác nhau. Để có được loại máy tốt và độ chính xác cao thì người bệnh ĐTĐ phải lưu ý chọn máy đo của các công ty có uy tín (đạt tiêu chuẩn ISO), có văn phòng đại diện tại Việt Nam và máy phải được bảo hành. Tốt nhất là họ nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị xem loại máy nào là phù hợp. Không nên mua các loại máy đo đường huyết kiểu hàng “xách tay” vì chất lượng không đảm bảo và khó mua que thử về sau.

Một số loại máy đo đường huyết cá nhân mà bạn có thể tham khảo:
- Máy đo đường huyết On-Call Platinum
- Máy đo đường huyết HEA-220
- Máy đo đường huyết OneTouch Ultra 2
- Máy đo đường huyết, Gout, mỡ máu Kernel Multicheck ET-301
- Máy đo đường huyết, acid uric Kernel Multicheck MC 201
- Máy đo đường huyết On-Call Now G2

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 cần có que thử xêtôn máu hoặc trong nước tiểu:

- Ở những người có đường huyết quá cao sẽ sinh ra các thể xê tôn, nồng độ xê tôn trong máu cao có khả năng gây nhiễm toan nặng và hôn mê. Vì vậy, nếu đường huyết trên 15,0 mmol/l thì cần đo xê tôn máu, nếu xê tôn máu cao thì cần điều trị tích cực hơn hoặc xin tư vấn bác sĩ ngay. Hiện nay có máy đo đường huyết cá nhân có thể đo luôn cả xê tôn máu (nhưng bằng que thử riêng).

- Một cách khác, đơn giản nhưng kém chính xác hơn là định tính xê tôn trong nước tiểu bằng cách dùng que thử nhúng vào trong nước tiểu và ước tính xê tôn niệu nhiều hay ít dựa trên mức độ đổi màu que thử.

Máy đo huyết áp: 
thiết bị hỗ trợ điều trị tiểu đường
Máy đo huyết áp tự động bắp tay HEM-7203
- Có nhiều lý do để người bệnh ĐTĐ cần có máy đo huyết áp tại nhà. Đầu tiên, theo các nghiên cứu, vì trên 60% các BN ĐTĐ có tăng huyết áp và chính tăng huyết áp là nguyên nhân quan trọng gây tử vong cũng như thúc đẩy suy thận và mù lòa ở BN ĐTĐ... Lý do khác là vì tăng huyết áp ở BN ĐTĐ rất khó kiểm soát, ngay cả khi đã dùng đến 2-3 loại thuốc hạ huyết áp. Cuối cùng là do tăng huyết áp, ngay cả tăng rất cao, cũng thường ít có biểu hiện nên nếu không đo thì rất dễ bỏ sót.

- Có nhiều loại máy đo huyết áp để người bệnh ĐTĐ lựa chọn. Ngoài loại máy đo huyết áp đồng hồ như của các thầy thuốc thì còn có loại máy đo huyết áp cổ tay (đo huyết áp động mạch tại cổ tay, loại này rất đơn giản và tiện dụng). Một loại khác là máy bán tự động cũng đo huyết áp động mạch cánh tay nhưng có bảng hiển thị số đo còn được gọi là máy đo huyết áp cánh tay. Các loại máy đo tự động và bán tự động còn cho biết nhịp tim và có khả năng lưu giữ kết quả vài chục lần đo.

- Những người bệnh có tăng huyết áp nên đo huyết áp ít nhất 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi chiều. Ngoài ra, họ cũng nên đo thêm khi bị đau đầu, chóng mặt… hay khi nghi huyết áp cao.

Một số loại máy đo huyết áp cá nhân để bạn dễ dàng chọn lựa:
- Máy đo huyết áp bắp tay điện tử tự động KP-7670
- Máy đo huyết áp bắp tay điện tử tự động Polygreen KP-7770
- Máy đo huyết áp bắp tay điện tử tự động Polygreen KP-7520
- Máy đo huyết áp cổ tay HEM-6111
- Máy đo huyết áp tự động bắp tay HEM-7221
- Máy đo huyết áp bắp tay điện tử bán tự động KP-7920
Nhiệt kế (cặp nhiệt độ) 
thiết bị hỗ trợ điều trị tiểu đường
Nhiệt kế điện tử đầu mềm không thấm nước KD-2050
- Đường huyết cao sẽ ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Cộng với các biến chứng tim mạch, thần kinh, mắt… khiến người bệnh ĐTĐ rất dễ bị nhiễm khuẩn, kể cả các nhiễm khuẩn nặng như lao phổi, viêm phổi, loét chân, nhiễm khuẩn huyết. Những BN lớn tuổi hoặc có nhiều biến chứng sẽ có phản ứng rất kém và thầm lặng với nhiễm khuẩn. Vì vậy, nếu thấy ho kéo dài, đái buốt, đái dắt hoặc có vết loét nhỏ ở chân hay đơn giản là khi thấy đường huyết cao kéo dài bất thường thì phải kiểm tra ngay xem có phải mình đang bị viêm nhiễm ở đâu không. Cách đơn giản nhất là cặp nhiệt độ xem mình có bị sốt không.

- Hiện có rất nhiều loại nhiệt kế như: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử hiện số, nhiệt kế đo tai tia hồng ngoại…Chúng tôi khuyên bạn nên hạn chế sử dụng nhiệt kế thủy ngân vì dễ bị vỡ và độc hại nếu không xử lý kịp thời.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0934 692 705 – 0962 872 195
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com


Wednesday, December 23, 2015


Tôi năm nay 40 tuổi, tôi bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, tôi muốn hỏi bác sĩ là với người bị bệnh tiểu đường như tôi thì có nên và được phép ăn quả chín ngọt không ạ?

dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường


Trả lời:

Chào bạn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về hòm thư luongynguyenthiphu@gmail.com, tôi xin được giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Các loại hoa quả đều có nhiều vitamin, chất xơ và cho ta vị ngọt rất có ích cho sức khỏe, tuy nhiên với người tiểu đường thì lại luôn thắc mắc là liệu người tiểu đường có nên hay được phép ăn quả chín ngọt hay không?

Quả chín không những cần thiết đối với người bình thường mà cần thiết đối với cả người bệnh đái tháo đường. Vì hoa quả cung cấp rất nhiều chất xơ, vitamin, chất khoáng, điều này cũng góp phần giảm chỉ số đường huyết sau ăn. Nhưng ăn hoa quả như thế nào là vấn đề cần bàn.

Hoa quả thường được phân thành hai loại, một loại làm tăng đường huyết rất nhiều, một loại ít gây tăng đường huyết hơn. Nếu người bệnh đang kiểm soát được đường huyết tốt thì người bệnh có thể ăn những loại quả gây tăng đường huyết cao như: nhãn, vải, nho, mít, dưa hấu. Những loại quả này người bệnh có thể ăn được nhưng phải trong mức độ giới hạn.

bệnh nhân đái tháo đường nên kiêng hoa quả chín ngọt?
Người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn quả chín ngọt

Còn những người không kiểm soát đường huyết không tốt (bao gồm đường huyết lúc đói cao và đường huyết sau ăn cao) thì không nên, hoặc nên hạn chế những thực phẩm làm tăng đường huyết cao này. Vì tăng đường huyết sau ăn là một trong những nguyên nhân gây nên những biến chứng của bệnh đái tháo đường. Những người kiểm soát đường huyết kém nên ăn những loại quả như: bưởi, táo, xoài… Song, cũng cần nhớ tuy những loại quả này tuy làm tăng đường huyết ít nhưng nếu ăn quá nhiều thì lượng đường fuctose tích lũy trong cơ thể cũng dẫn đến không tốt cho người bệnh.

Hoa quả cũng là loại cung cấp năng lượng nên cần phải tính đến năng lượng này trong tổng thể năng lượng ăn hàng ngày, để làm sao giữ được sự cân bằng dinh dưỡng cho người đái tháo đường. Và khi dùng hoả quả tuyệt đối không ép dưới dạng nước và nên để nguyên để tận dụng chất xơ.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0906 240 900
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com

Tuesday, December 22, 2015

Tiểu đường và gout là hai bệnh phổ biến hiện nay trên thế giới, chúng gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút.

1. Acid uric cao tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu của Vidula Bhole và các đồng nghiệp được đăng trên tạp chí Y học 123 năm 2010 của Mỹ đã chỉ ra rằng: nồng độ acid uric trong máu cao tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Acid uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình thoái biến purin trong cơ thể. Purin có rất nhiều trong các loại thực phẩm như: gan, cá, hải sản, thịt…Nồng độ acid uric trong máu tăng cao gây lắng đọng các tinh thể urat ở khớp dẫn đến bệnh gout. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan chặt chẽ giữa nồng độ acid uric máu và hội chứng kháng insulin, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường ở bệnh nhân gout. 
bệnh gout làm tăng nguy cơ tiểu đường type 2
Bệnh gout làm tăng nguy cơ tiểu đường type 2

Nghiên cứu được thực hiện trên 4.883 người tham gia ban đầu trong cuộc khảo sát sức khỏe cộng đồng- Framingham. Các nhà khoa học đã xem xét, thu thập thông tin y tế của những bệnh nhân có nồng độ acid uric trong máu tăng cao và có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường có tính đến nhiều yếu tố khác như tuổi tác, giới tính, hoạt động thể chất, uống rượu, hút thuốc lá, huyết áp, béo phì và lượng đường huyết và mỡ máu. Từ cuộc khảo sát họ đã thấy rằng ở những người acid uric trong máu tăng cao hơn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2. Với mỗi 1mg acid uric/ dL máu tăng hơn mức bình thường thì tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 là 20% và 15% đối với con cái họ. Điều này vẫn đúng khi bệnh nhân mắc nhiều yếu tố nguy cơ gây tiểu đường. Thông tin này giúp các cán bộ y tế xác định được những người cần được chăm sóc phòng ngừa để tránh mắc bệnh tiểu đường và các bệnh liên quan.

2. Tiểu đường tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa carbonhydrat do hormon insulin của tuyến Tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, do đó gây tăng đường huyết, nếu vượt quá gây đường niệu (nước tiểu có đường). Đường huyết tăng cao làm máu lưu thông kém khiến thận không nhận đủ chất dinh dưỡng, oxy cần thiết để hoạt động. Thận hoạt động yếu sẽ ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể khiến acid uric trong máu tăng cao gây lắng đọng các tinh thể urat xung quanh khớp dẫn đến mắc bệnh gout thứ phát do tiểu đường gây ra. Một nghiên cứu được xuất bản trong “ Khoa học lâm sàng” đã chỉ ra rằng bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh gout có nguy cơ tử vong cao gấp 2 lần so với người bình thường.
người bị tiểu đường dễ bị gout hơn
Những người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh gout hơn.

Như vậy, tiểu đường và gout là hai bệnh phổ biến hiện nay trên thế giới, chúng gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Chúng ta cần kiểm soát chế độ ăn, ăn ít đạm, ít đường, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, tập thể dục thể thao, có lối sống lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0906 240 900
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com



Monday, December 21, 2015

Ăn việt quất giúp cải thiện độ nhạy của insulin và làm tăng khả năng chuyển hóa glucose thành năng lượng.

Dưới đây là 5 lý do mà người bệnh đái tháo đường nên ăn quả việt quất:

1. Duy trì mức đường huyết lành mạnh

Việt quất là thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, vì thế, đường có trong loại quả này được giải phóng từ từ và đều đặn vào trong máu. Nửa chén quả việt quất trong bữa ăn sáng giúp ổn định đường huyết nhưng lại không cung cấp quá nhiều năng lượng.

2. Ít calorie

Với lượng carbohydrate thấp nhưng lại giàu chất flavonoid và chất chống oxy hóa, việt quất là sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn nhẹ ít calorie. Loại đường trong việt quất là fructose, không cần insulin để chuyển hóa.
người tiểu đường nên ăn việt quất
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn việt quất

3. Cải thiện độ nhạy insulin

Giảm độ nhạy insulin là vấn đề đáng quan tâm ở người bệnh đái tháo đường type 2, khiến cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nutrition, việt quất cung cấp anthocyanin flavonoid cải thiện độ nhạy insulin. Ăn quả việt quất giúp insulin chuyển hóa hiệu quả glucose và giúp kiểm soát đường huyết.

4. "Tuyên chiến" với mỡ bụng

Quả việt quất cũng rất giàu chất xơ giúp tiêu hóa carbohydrate tốt hơn, từ đó giảm mỡ bụng. Mỡ tích tụ nhiều trong bụng khiến cho đường huyết khó kiểm soát hơn.

5. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Quả việt quất giúp kiểm soát huyết áp, các chất chống oxy hóa giữ mức cholesterol ổn định. Vì thế, bạn sẽ nhận được lợi ích kép từ loại quả này: Kiểm soát đường huyết và phòng bệnh tim mạch.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0906 240 900
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com


Wednesday, December 16, 2015

Mục đích chính trong điều trị bệnh tiểu đường là kiểm soát tốt đường huyết và ngăn ngừa biến chứng. Vậy trong chế độ ăn uống thì người tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì để luôn đảm bảo yếu tố dinh dưỡng và đạt được mục đích điều trị?



Hôm nay lương y Nguyễn Thị Phú sẽ tư vấn cho các bạn một số loại thực phẩm mà người tiểu đường nên ăn và không nên ăn như sau:

Tiểu đường nên ăn gì ?


Hãy tham khảo những gợi ý sau đây để biết người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì ? Người bệnh tiểu đường nên ăn một số nguồn thực phẩm sau:

Cỏ cà ri. 


Loại cỏ này rất hữu dụng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Cỏ có vị đắng nhẹ giúp làm giảm mức glucose trong máu.

Cỏ cà ri rất tốt cho việc kiểm soát tiểu đường

Đậu bắp. 


Chất dịch trơn chảy ra khi bạn cắt đậu bắp giúp điều hòa đường huyết. Vì thế, hãy ngâm đậu bắp đã được cắt nhỏ trong một ly nước và uống nó vào lúc sáng sớm.

Bầu nậm. Một ly nước bầu nậm vào buổi sáng có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn sử dụng liệu pháp bổ sung insulin.

Rau diếp. 


Loại rau này có nhiều chất xơ và rất ít đường.

Súp lơ. 


Như nhiều loại rau khác, súp lơ không ngọt. Nó cũng cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ.

Bí ngô.


Chúng ta thường xem bí ngô là một loại rau ngọt. Nhưng bí ngô cũng có chỉ số glycemic cao, đó là lý do tại sao bí ngô an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

Bí ngô rất tốt cho người tiểu đường

Bông cải xanh.


Chứa nhiều chất xơ và chất chống ô xy hóa. Nó cũng là một nguồn cung cấp chromium, chất đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết.

Đậu tây. 


Những chất dinh dưỡng có trong đậu tây kích thích việc sản xuất insulin trong cơ thể. Vì thế, nó tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Hạt lanh. 


Rất giàu protein, chất xơ và chất béo tốt. Nó cũng là nguồn magnesium, vốn là chìa khóa để kiểm soát đường huyết vì nó giúp các tế bào sử dụng insulin.

Cà rốt.


Trong khi các loại đường có trong những loại thực phẩm khác nhanh chóng chuyển thành đường trong máu, đường trong cà rốt lại chuyển hóa ở mức độ chậm. Cà rốt được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường do chứa nhiều beta-carotene, một công cụ kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Lúa mạch. 


Chứa cả chất xơ hòa tan lẫn không hòa tan. Loại thực phẩm này rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường do nó giúp làm giảm đáng kể sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Táo.


Chứa ít calorie và nhiều chất xơ. Đây là loại quả bệnh nhân tiểu đường được khuyến khích sử dụng.

Sữa. 


Là sự kết hợp của carbohydrate và protein giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường cần đảm bảo rằng sữa đang dùng thuộc loại ít chất béo.

Bệnh nhân tiểu đường nên kiêng các thực phẩm sau:


Người tiểu đường không nên ăn đồ chiên xào
- Thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn.

- Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.

- Đồ ngọt như: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.

Lưu ý:


Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên hạn chế các loại sữa chế biến còn sữa tươi nguyên chất không đường thì lại rất tốt vì sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các acid amin cần thiết, nên rất tốt cho bệnh nhân.

- Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng.

- Không ăn mặn

- Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0906 240 900
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com

Tuesday, December 15, 2015

Tiểu đường type 2 là dạng tiểu đường mãn tính, cơ thể kháng với chính insulin trong cơ thể. Triệu chứng của tiểu đường type 2 rất phức tạp và thể hiện rõ ràng.
Tiểu đường type 2 là dạng bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin, thường xảy ra ở người lớn tuổi. Là tình trạng cơ thể kháng insulin hoặc tuyến tụy không sản xuất đủ insulin đáp ứng nhu cầu chuyển hóa lượng glucose trong máu. 
Nguyên nhân của tiểu đường type 2 chủ yếu là do thừa cân và ít vận động

Triệu chứng của tiểu đường type 2 như sau:

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi: Người bị tiểu đường type 2 sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, vì insulin trong cơ thể không đủ để chuyển hóa glucose trong máu thành năng lượng, để các cơ quan hoạt động. Do đó cơ thể phải chuyển sang dùng mỡ để tạo ra năng lượng. Quá trình này đòi hỏi cơ thể phải sử dụng năng lượng nhiều hơn, nên người bệnh cảm thấy mệt mỏi.
  • Giảm cân nhanh trong thời gian ngắn không rõ nguyên nhân: đây là một triệu chứng của tiểu đường type 2. Cơ thể không thể xử lý được calo trong thức ăn dẫn đến giảm cân ngay khi ăn đủ hay ăn nhiều. Cùng với đó tiểu nhiều mất nước cũng là một tác nhân góp phần làm giảm cân.

Giảm cân đột ngột là triệu chứng của tiểu đường type 2
  • Luôn có cảm giác đói: là triệu chứng rõ ràng của tiểu đường type 2. Trong cơ thể nồng độ insulin cao sẽ kích thích cảm giác đói và muốn ăn. Dù ăn liên tục những cơ thể lúc nào cũng sẽ thèm ăn
Luôn cảm thấy đói là triệu chứng của bệnh tiểu đường

  • Vết thương lâu lành: do nồng độ đường trong máu cao, ngăn chặn bạch cầu hoạt động bình thường (bạch cầu là tế bào bảo vệ cơ thể chống khỏi vi khuẩn, loại tế bào chết) . Bạch cầu không hoạt động bình thường các vết thương sẽ trở nên lâu lành và dễ bị nhiễm trùng hơn
  • Nhiễm trùng: Lượng đường trong máu cao, ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, gây ra một số hội chứng nhiễm trùng: nhiễm nấm sinh dục, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường niệu do đường máu.
  • Rối loạn tình dục: triệu chứng tiểu đường type 2 khiến nhiều bệnh nhân nam bị chứng rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, bệnh nhân nữ giảm ham muốn, khô âm đạo…
trieu-chung-cua-benh-tieu-duong-type-2-giam-ham-muon-tinh-duc
Giảm ham muốn tình dục
  • Nhìn mờ: đây là biểu hiện thường xuyên xuất hiện khi mức đường huyết lên cao
Nhận biết được những triệu chứng tiểu đường type 2, để phát hiện những thay đổi của cơ thể và đến cơ sở y tế thăm khám và kiểm tra phát hiện bệnh sớm để có phương pháp điều trị. Mặc dù hiện nay việc chữa trị tiểu đường type 2 là gần như không có khả năng, những có thể quản lý được sự phát triển và những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường type 2
Các biến chứng của tiểu đường type 2 thường phát triển chậm hơn các dạng tiểu đường khác, trong thời gian đầu cơ thể sẽ vẫn cảm thấy bình thường không có dấu hiệu mệt mỏi, bị tác động gì. Tuy nhiên, tiểu đường type 2 nếu không điều trị kịp thời, trong dài đoạn dài sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến các cơ quan lớn như tim, mạch máu, thần kinh, thận và mắt.

Những triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 thường phát triển rất chậm, có những người trong nhiều năm mà không phát hiện ra mình đã mắc tiểu đường.



Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ: 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ PHÚ
HOTLINE: 0906 240 900
ĐC: Thị trấn Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình
Website: 
www.luongynguyenthiphu.com
Email: 
luongynguyenthiphu@gmail.com